Dịch vụ “chơi gốm” tại gia
(Sóng Trẻ) - Khi những chiếc xe du lịch dừng hẳn, một tốp 4,5 người phụ nữ chạy đến bên cửa với những câu mời gọi đã rất đỗi trở nên quen thuộc: “Vào chơi gốm đi, chơi gốm đi nào!” Nhanh hơn, có người còn “xuất trình” cả card visit ngay trước mặt khách.
Khi dịch vụ trở thành “sân chơi”
Trở lại làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) vào một ngày cuối tuần, hình ảnh đẩu tiên đập vào mắt tôi khi xe dừng trước cổng chợ gốm là hình ảnh những người phụ nữ đang mời gọi khách. Nó chợt làm tôi liên tưởng đến những người xe ôm ở các bến xe khách. Chỉ khác một chỗ, công việc của họ không phải là lôi kéo khách lên xe mà là mời gọi khách vào “chơi gốm” tại gia.
Dịch vụ “chơi gốm” tại gia đã xuất hiện ở làng gốm Bát Tràng vài năm nay. Đến với dịch vụ này, du khách có thể được tự mình “vuốt, nặn vẽ” gốm theo ý thích cũng như được trực tiếp tham quan xưởng gốm, tìm hiểu quy trình sản xuất gốm. Từ chỗ xuất hiện lẻ tẻ ở một vài xưởng, đến nay dịch vụ này đã trở nên hết sức phổ biến tại làng gốm Bát Tràng. Những lời mời gọi như: “Vào chơi gốm đi, chơi gốm đi nào!”…“Chỉ 10 ngàn đồng thôi có thể chơi cả ngày. Rẻ nhé!...” hay “Mấy em ơi! vào xưởng nhà chị chơi. Các em thích nghịch gì thì nghịch, thỏa thích, từ sáng đến tối cũng được”… khá hấp dẫn và kích thích sự tò mò của khách du lịch.
Giá dịch vụ “mềm” kèm theo đó là sự hướng dẫn tận tình của thợ gốm trở thành nhân tố quan trọng thu hút sự tham gia của đông đảo khách du lịch khi đến Bát Tràng. Chị Vân Anh - chủ một xưởng gốm ở Bát Tràng tâm sự: “Tôi bắt đầu làm dịch vụ này được gần 2 năm rồi. Lúc ấy, chỉ có một số xưởng tiến hành làm thôi, chủ yếu là quảng bá sản phẩm của mình và tạo không khí vui tươi chứ không nghĩ nó lại phát triển như bây giờ”.
Trao đổi thêm về công việc này, cô cho biết: Thật ra làm dịch vụ này cũng khá đơn giản. Chỉ cần có không gian rộng rộng một chút, một ít đất sét, bột màu và bàn xoay là đã có thể làm được rồi. Cũng theo chủ xưởng này, phí dịch vụ là 10.000đ/sản phẩm vuốt, nặn, vẽ. Để gốm được nung, bạn mất thêm 10.000đ – 15.000đ tùy theo kích thước sản phẩm. Nếu muốn nhận hàng tại nhà thì bạn trả thêm 10.000đ. Với giá cả đó, bất kỳ ai cũng có thể tham gia được.
Bỏ vốn ít mà lại đông khách, nhiều chủ xưởng gốm Bát Tràng nhanh chóng kiêm thêm dịch vụ tại gia này. Nhiều tấm biển quảng cáo được dựng lên với những nội dung như “sân chơi gốm, tự tay vuốt - nặn - vẽ” hay “sân chơi cho khách du lịch, tham quan sản xuất miễn phí”…
Những tấm biển quảng cáo bắt mắt
Gần đây, các chủ xưởng thường “chạy sô” ra điểm dừng xe với hy vọng có thể mời gọi được nhiều khách hơn nữa. Chị Vân Anh cho biết thêm: “Những ngày lễ tết không nói làm gì nhưng bình thường thì ít khách lắm. Chủ yếu những ngày cuối tuần khách đông nên tranh thủ thôi”.
Khi “sân chơi” trở nên phổ biến
Đến với Bát Tràng hôm nay, khách tham quan không chỉ nhìn ngắm, mua sắm các sản phẩm gốm sứ mà còn được tự tay làm ra những sản phẩm mang đúng “phong cách” của mình. Sân chơi “gốm, nặn, vẽ” đón bắt được thị hiếu và sở thích của khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ. Ngày càng nhiều bạn trẻ ghé thăm Bát Tràng, ghé thăm sân chơi đầy tính nghệ thuật này. Họ tìm đến sân chơi với niềm đam mê, sự tò mò và ưa khám phá. Có những người lần đầu tiên đến, cũng có những người đến nhiều lần và xem đây như một điểm dừng chân cho kì nghỉ cuối tuần của mình.
Bạn Nguyễn Hoàng Phương - sinh viên năm thứ 2 Trường ĐH Công Đoàn, vừa hý hoáy với tác phẩm gốm dang dở, vừa tâm sự: “Đây là lần đâu tiên mình đến làng gốm Bát Tràng và cũng mới biết đến dịch vụ này. Nghe bạn bè đi về kể hay lắm nên hôm nay mình mới rủ mấy đứa bạn đến”. Cùng tâm trạng với Phương, đôi bạn trẻ Hùng và Hương đến từ Hưng Yên tâm sự: “Hôm nay cuối tuần nên bọn mình rủ nhau qua đây chơi từ sớm. Chơi mấy tiếng rồi, mỏi hết cả tay mà vẫn chưa chán”.
Giờ đây, sân chơi gốm đã trở nên phổ biến, thu hút không chỉ các bạn trẻ, các em thiếu nhi, mà cả khách tham quan trong và nài nước mỗi khi có dịp đến Bát Tràng. Những sân chơi và dịch vụ này góp phần làm thay đổi diện mạo của một làng cổ vốn có truyền thống làm gốm từ lâu đời.
Bé tập làm nghệ sĩ
Khi dịch vụ trở thành “sân chơi”
Trở lại làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) vào một ngày cuối tuần, hình ảnh đẩu tiên đập vào mắt tôi khi xe dừng trước cổng chợ gốm là hình ảnh những người phụ nữ đang mời gọi khách. Nó chợt làm tôi liên tưởng đến những người xe ôm ở các bến xe khách. Chỉ khác một chỗ, công việc của họ không phải là lôi kéo khách lên xe mà là mời gọi khách vào “chơi gốm” tại gia.
Dịch vụ “chơi gốm” tại gia đã xuất hiện ở làng gốm Bát Tràng vài năm nay. Đến với dịch vụ này, du khách có thể được tự mình “vuốt, nặn vẽ” gốm theo ý thích cũng như được trực tiếp tham quan xưởng gốm, tìm hiểu quy trình sản xuất gốm. Từ chỗ xuất hiện lẻ tẻ ở một vài xưởng, đến nay dịch vụ này đã trở nên hết sức phổ biến tại làng gốm Bát Tràng. Những lời mời gọi như: “Vào chơi gốm đi, chơi gốm đi nào!”…“Chỉ 10 ngàn đồng thôi có thể chơi cả ngày. Rẻ nhé!...” hay “Mấy em ơi! vào xưởng nhà chị chơi. Các em thích nghịch gì thì nghịch, thỏa thích, từ sáng đến tối cũng được”… khá hấp dẫn và kích thích sự tò mò của khách du lịch.
Giá dịch vụ “mềm” kèm theo đó là sự hướng dẫn tận tình của thợ gốm trở thành nhân tố quan trọng thu hút sự tham gia của đông đảo khách du lịch khi đến Bát Tràng. Chị Vân Anh - chủ một xưởng gốm ở Bát Tràng tâm sự: “Tôi bắt đầu làm dịch vụ này được gần 2 năm rồi. Lúc ấy, chỉ có một số xưởng tiến hành làm thôi, chủ yếu là quảng bá sản phẩm của mình và tạo không khí vui tươi chứ không nghĩ nó lại phát triển như bây giờ”.
Trao đổi thêm về công việc này, cô cho biết: Thật ra làm dịch vụ này cũng khá đơn giản. Chỉ cần có không gian rộng rộng một chút, một ít đất sét, bột màu và bàn xoay là đã có thể làm được rồi. Cũng theo chủ xưởng này, phí dịch vụ là 10.000đ/sản phẩm vuốt, nặn, vẽ. Để gốm được nung, bạn mất thêm 10.000đ – 15.000đ tùy theo kích thước sản phẩm. Nếu muốn nhận hàng tại nhà thì bạn trả thêm 10.000đ. Với giá cả đó, bất kỳ ai cũng có thể tham gia được.
Bỏ vốn ít mà lại đông khách, nhiều chủ xưởng gốm Bát Tràng nhanh chóng kiêm thêm dịch vụ tại gia này. Nhiều tấm biển quảng cáo được dựng lên với những nội dung như “sân chơi gốm, tự tay vuốt - nặn - vẽ” hay “sân chơi cho khách du lịch, tham quan sản xuất miễn phí”…
Những tấm biển quảng cáo bắt mắt
Gần đây, các chủ xưởng thường “chạy sô” ra điểm dừng xe với hy vọng có thể mời gọi được nhiều khách hơn nữa. Chị Vân Anh cho biết thêm: “Những ngày lễ tết không nói làm gì nhưng bình thường thì ít khách lắm. Chủ yếu những ngày cuối tuần khách đông nên tranh thủ thôi”.
Khi “sân chơi” trở nên phổ biến
Đến với Bát Tràng hôm nay, khách tham quan không chỉ nhìn ngắm, mua sắm các sản phẩm gốm sứ mà còn được tự tay làm ra những sản phẩm mang đúng “phong cách” của mình. Sân chơi “gốm, nặn, vẽ” đón bắt được thị hiếu và sở thích của khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ. Ngày càng nhiều bạn trẻ ghé thăm Bát Tràng, ghé thăm sân chơi đầy tính nghệ thuật này. Họ tìm đến sân chơi với niềm đam mê, sự tò mò và ưa khám phá. Có những người lần đầu tiên đến, cũng có những người đến nhiều lần và xem đây như một điểm dừng chân cho kì nghỉ cuối tuần của mình.
Bạn Nguyễn Hoàng Phương - sinh viên năm thứ 2 Trường ĐH Công Đoàn, vừa hý hoáy với tác phẩm gốm dang dở, vừa tâm sự: “Đây là lần đâu tiên mình đến làng gốm Bát Tràng và cũng mới biết đến dịch vụ này. Nghe bạn bè đi về kể hay lắm nên hôm nay mình mới rủ mấy đứa bạn đến”. Cùng tâm trạng với Phương, đôi bạn trẻ Hùng và Hương đến từ Hưng Yên tâm sự: “Hôm nay cuối tuần nên bọn mình rủ nhau qua đây chơi từ sớm. Chơi mấy tiếng rồi, mỏi hết cả tay mà vẫn chưa chán”.
Giờ đây, sân chơi gốm đã trở nên phổ biến, thu hút không chỉ các bạn trẻ, các em thiếu nhi, mà cả khách tham quan trong và nài nước mỗi khi có dịp đến Bát Tràng. Những sân chơi và dịch vụ này góp phần làm thay đổi diện mạo của một làng cổ vốn có truyền thống làm gốm từ lâu đời.
Bé tập làm nghệ sĩ
Phạm Ngọc Hải
Lớp BV22
Cùng chuyên mục
Bình luận