Du hành về Hà Nội xưa trên toa tàu bao cấp “Bếp - Chạn - Mâm”

(Sóng trẻ) - Dự án “Tuyến tàu điện số 6” mang tên “Toa bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm” trưng bày đồ dùng thời bao cấp và mâm cơm Hà Nội xưa là điểm đến gợi ký ức đối với người Hà thành trong mùa Trung thu năm nay.

“Tuyến tàu điện số 6” lấy tên gọi “Toa bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm” nằm trên ngã tư Trúc Bạch - Ngũ Xã, cạnh khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) là một dự án do UBND phường Trúc Bạch chỉ đạo triển khai. Dự án được đặt tên dựa trên ý tưởng về một tuyến tàu điện sẽ tiếp nối sứ mệnh của hệ thống 5 tuyến tàu điện lừng danh một thời: Bạch Mai, Bưởi, Hà Đông, Cầu Giấy, Yên Phụ trên đất Thủ đô đã dừng hoạt động từ năm 1991. 

thiet-ke-chua-co-ten-2024-09-07t161246-037.png
Giữa thế kỷ XXI, “Tuyến tàu điện số 6” khắc họa lại một không gian hoài cổ, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa qua từng hiện vật, ẩm thực hay cách bài trí,... Cấu trúc toa tàu được chia thành hai tầng. Tầng 1 là khu trưng bày các hiện vật thời bao cấp. Tầng hai là nơi khách tham quan có thể check - in, thưởng thức ẩm thực và ngắm phố phường Hà Nội. (Ảnh: Ngọc Diệp)
thiet-ke-chua-co-ten-2024-09-07t161334-172.png
Trong không gian nhỏ, hẹp được xây dựng bằng gỗ, tầng một tái hiện chân thực căn bếp của người Hà Nội những năm 80, 90 với những vật dụng như: tủ gỗ, nồi chảo gang, phích, chày, cối, bộ ấm chén hoa hồng, đĩa CD... (Ảnh: Khánh Linh)
thiet-ke-chua-co-ten-2024-09-07t161413-835.png
Những chiếc cặp lồng, chảo, nồi gang, phích nước hay mẹt tre,... là những dụng cụ thân thuộc, luôn xuất hiện trong căn bếp của mỗi gia đình Hà Nội xưa. Những vật dụng tuy giản dị, đơn sơ nhưng chúng luôn là người bạn tri kỉ của người dân qua nhiều thập kỷ, góp phần làm nên những bữa cơm gia đình sum vầy, ấm cúng. (Ảnh: Ngọc Diệp)
thiet-ke-chua-co-ten-2024-09-07t161444-381.png
Bữa ăn của người Hà Nội xưa giản dị, đạm bạc với những món ăn như: bát cơm độn "huyền thoại", rau muống xào, tép rang khế, đậu phụ rán, cà muối, lạc rang được bày biện ra, làm sống dậy ký ức của nhiều gia đình sinh sống lâu năm tại nơi đây.(Ảnh: Khánh Linh)
thiet-ke-chua-co-ten-2024-09-07t161505-295.png
Bên ngoài khuôn viên của toa tàu là không gian của một quán nước xưa. Tại đây, người dân có thể vừa uống nước, vừa đọc báo, vừa chơi cờ tướng vừa đàm đạo những câu chuyện cuộc sống. (Ảnh: Khánh Linh)
thiet-ke-chua-co-ten-2024-09-07t161557-296.png
Bàn uống nước xuất hiện với lá cờ Tổ quốc nhỏ xinh cùng những vật dụng hay món ăn vặt quen thuộc thời bấy giờ như: ấm tích, mâm nhôm, đèn dầu, bánh quẩy, bánh tai heo, kẹo lạc, kẹo dồi,... đã gợi lại nhiều ký ức tuổi trẻ, tuổi thơ của người Hà thành. (Ảnh: Ngọc Diệp)
thiet-ke-chua-co-ten-2024-09-07t161659-732.png
Đối diện với toa tàu là những chiếc xe Phượng Hoàng 2 gióng cùng những cây cột điện sắt nguyên bản đã bám màu của thời gian và khu vực bảng tin ghi chú những thông báo quan trọng, những mẩu tin chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc. Ở trên cùng là khẩu hiệu "Không có gì quý hơn độc lập - tự do". (Ảnh: Khánh Linh)
thiet-ke-chua-co-ten-5-1.png
Những ngày cận kề Tết Trung thu, nhiều bạn trẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội dành thời gian tới “Tuyến tàu điện số 6” chụp hình, trải nghiệm cuộc sống của thời ông bà, bố mẹ mình. Nhiều bạn trẻ bộc lộ rõ sự tò mò, thích thú trước những hiện vật, hoạt động trải nghiệm mà các bạn từng được nghe qua lời kể của người thân hay xem qua phim ảnh. (Ảnh: Khánh Linh)
thiet-ke-chua-co-ten-2024-09-07t161613-327.png
Bạn Khánh Ly (19 tuổi, sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) chia sẻ: “Mình là một người yêu văn hóa và những giá trị truyền thống lâu đời của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Khi biết dự án ‘Tuyến tàu điện số 6’ đi vào hoạt động, mình vô cùng hào hứng muốn được tới đây tham quan, tìm hiểu và chụp những bức ảnh mang phong cách hoài cổ để làm kỷ niệm”. (Ảnh: Ngọc Diệp)
img_1561.jpeg
Bản thân là một người yêu thích giá trị văn hóa xưa cũ của dân tộc, Bạn Trần Thùy Dương (22 tuổi) mong rằng những địa điểm như này cần được lan tỏa và xuất hiện rộng rãi hơn. “Khi tất cả những hiện vật, tư liệu được mang ra đời thực chính là một cách bảo tồn văn hóa và kể lại câu chuyện lịch sử vô cùng độc đáo và thu hút”, Thùy Dương bày tỏ. (Ảnh: NVCC)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN