Duyên nợ với gốm

(Sóng trẻ) - Trải qua nhiều thăng trầm, nghề gốm Phù Lãng (Quế Võ) vẫn được lưu truyền và phát triển. Điều đáng tự hào là những nghệ nhân nơi đây luôn giữ được “tâm nghề”, bước đầu thành công trong việc khôi phục làng gốm cổ truyền, lưu giữ tinh hoa dân tộc, đồng thời sáng tạo ra những cái mới mới nâng tầm sản phẩm. Và nghệ nhân Nguyễn Đức Thịnh là người như thế.

“Đổi gió” cho gốm quê hương

Đến với làng gốm Phù Lãng trong một buổi chiều cuối thu, không khí mát lạnh cùng với vẻ đẹp cổ kính của ngôi làng cũng khiến lòng người trở nên dễ chịu, yên bình. Phía xa, dòng sông Cầu như dải lụa mềm hiện lên mờ ảo, uốn quanh ngôi làng có tuổi đời hơn 800 tuổi. 

Ngược lại với khung cảnh yên ả ấy, bên trong xưởng của nghệ nhân Nguyễn Đức Thịnh (SN 1983, ở thôn Phấn Trung), từng tốp thợ tất bật hoàn thiện những sản phẩm cuối cùng để kịp giao cho khách. Chỉ tay về phía lò nung bằng gas hiện đại, anh Thịnh giới thiệu: “bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi những cái mới, kết hợp với những giá trị truyền thống, từ đó phát triển, nâng tầm nghệ thuật làm gốm. Từ khi chuyển sang công nghệ lò nung này, tôi đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc biệt hạn chế ô nhiễm môi trường”.

Sinh ra trong một gia đình có “gen” nghệ thuật, từ nhỏ anh Thịnh đã đặc biệt yêu thích hội họa và điêu khắc. Đôi tay đã quen nhào đất, trót mê hơi đất tỏa lên từ các lò bao. Sau khi theo học khoa Hội họa trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật, năm 2003, anh trở về mang theo khát vọng “đổi gió” cho gốm quê hương. Ban đầu, anh chỉ tập trung vào sản xuất đồ gốm cổ truyền và tranh gốm, khắc họa đời sống sinh hoạt của con người. Đối với dòng gốm cổ, nước men giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Anh mày mò tự tìm cách pha các màu men truyền thống như màu da ếch, da lươn, màu đỏ đặc trưng của gốm…

229aa62ad_1.jpg
 
Nghê nhân Nguyễn Đức Thịnh bên cạnh tác phẩm của mình

“Tạo màu men cổ đòi hỏi kỹ thuật rất khó. Đối với màu men da ếch, tôi sử dụng tro của một số loại cây trên rừng, sàng lọc, pha lẫn bùn sông rồi đem nung. Đến một thời điểm, nhiệt độ nhất định, hợp chất chảy ra và tạo thành loại men này” – anh Thinh chia sẻ. Mỗi tác phẩm, anh Thịnh luôn sáng tạo để tìm ra cái mới, không theo bất kỳ khuôn mẫu nào nên làm đến đâu tiêu thụ đến đó. Anh cho rằng: “Chính sự lặp lại sẽ cướp mất cái hồn của tác phẩm. Tôi luôn ấp ủ mong muốn sáng tạo ra dòng sản phẩm đặc sắc, ́p phần quảng bá rộng rãi tinh hoa làng nghề đến với nhiều người hơn nữa, đặc biệt là giữ hồn cho đất, giữ hồn cho truyền thống, văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam”.

229aa62ad_2.jpg
 
Với bàn tay tài hoa, anh được một số đơn vị tài trợ tổ chức triển lãm cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tác phẩm khi ấy được anh đem đấu giá để làm từ thiện, ủng hộ trẻ em chất độc màu da cam.

229aa62ad_3.jpg
 
Một tác phẩm trong buổi triển lãm của nghệ nhân Nguyễn Đức Thịnh (Nguồn: Đức Thịnh)

Hồn gốm trong tranh

Năm 2005, anh Nguyễn Đức Thịnh là nghệ nhân tiên phong của làng nghề sản xuất tranh gốm khổ lớn. “Nếu tranh gốm sứ Bát Tràng giống như một vũ điệu sắc màu rực rỡ thì dòng tranh gốm Phù Lãng lại thu hút bởi nghệ thuật tạo khối, gam màu mộc mạc, đằm thắm. Nét độc đáo của tranh gốm Phù Lãng còn nằm ở những đường nét tinh xảo, giàu tính tạo hình” – anh chia sẻ.
 
Để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn cầu kì, tỉ mỉ. Bắt đầu từ việc chọn đất, phải là đất sét đẹp, mịn, cho vào máy lọc tạp chất khoảng 5 lần mới bắt đầu sử dụng để làm tranh. Đất được giàn ra mặt phẳng với kích thước tùy theo yêu cầu của khách hàng, độ dày 1,5cm. Nghệ nhân vẽ phác thảo ý tưởng lên đất và tiến hành đắp nổi. Đây là công đoạn khó và mất nhiều thời gian nhất, đòi hỏi sự tinh tế và tập trung cao độ. Tiếp đó, tranh được cắt ra thành từng miếng kích thước khoảng 20x20cm và đánh dấu từng miếng nhỏ theo thứ tự, phơi khô và tô men màu, cho vào lò nung. Sauk hi nung xong mài lại, trau chuốt sự sắc sảo cho từng chi tiết. Toàn bộ quá trình đó thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. Trung bình mỗi tháng xưởng sản xuất của anh cung ứng ra thị trường từ 15 đến 20 bức tranh gốm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động.

Theo anh Thịnh, một tác phẩm đẹp phải có bố cục đẹp và nội dung hay. Sắc đỏ của đất kết hợp với men màu da lươn, các thể hiện trong tranh phải mang tính đột phá và nhiều sáng tạo, có thể cùng một nội dung nhưng khác nhau về bố cục, cách chấm phá men mầu tự nhiên để tạp ra những bức tranh mang vẻ đẹp và thông điệp khác nhau. “Đến nay, không ít người xây biệt thự, nhà vườn nên nhu cầu sử dụng tranh gốm ngày càng lớn. Mỗi mét vuông tranh có giá trung bình 2 – 3 triệu đồng”.

229aa62ad_5.jpg

Tác phẩm “Vinh quy bái tổ”.

Nhiều tác phẩm tranh gốm đặc sắc của anh Thịnh được công chúng biết đến rộng rãi như “Vinh quy bái tổ”, “Tùng hạc thọ trường”, “Cửu ngư quần tụ”, “Bách điểu quần đào” hay các tranh theo chủ đề dân gian, cảnh sinh hoạt của người dân, tranh phong cảnh… Có nhiều bức tranh được phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ. Anh Thịnh vinh dự là một trong số ít người của làng nghề được Hiệp hội Trung ương làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân (2014).


0f1fb9dbb_7.jpg

 
Tác phẩm “Bách điểu quần đào” của nghệ nhân.

Trụ vững và phát triển trên thị trường, làng gốm Phù Lãng đang “bay xa” và trở thành điểm du lịch của nhiều du khách đến với Bắc Ninh. Phát triển sản xuất, sáng tạo các dòng sản phẩm là bước đi đúng đắn của nghệ nhân Nguyễn Đức Thịnh cũng như các nghệ nhân nơi đây, ́p phần quảng bá rộng rãi nghệ thuật dân tộc, làm sống mãi những giá trị truyền thống của cha ông.

Bá Phúc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN