"Gà lợn" làng Hồ trăn trở tìm hướng đi mới
(Sóng trẻ) Làng tranh Đông Hồ, thuộc xã Song Hồ - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh, mấy mươi năm nay bị cuốn vào vòng xoáy “vàng mã hóa” với tốc độ chóng mặt. Gia đình nghệ nhân cuối cùng của làng cũng đang trở mình tìm hướng sản xuất, kinh doanh mới.
Sản xuất thủ công “không giàu được”
Vốn là Chủ nhiệm HTX làng nghề vào những năm 60 của thế kỉ trước, nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, nay đã nài 80 tuổi, được coi là “báu vật sống” của làng tranh Đông Hồ. Trong khi cả làng chuyển nghề qua làm vàng mã thì cụ Sam vẫn kiên trì giữ hình thức kinh doanh truyền thống theo lối “tự sản, tự tiêu”.
Tranh bán tại nhà cụ Sam là thứ tranh được làm thủ công 100%, từ bản in gỗ thị cho đến giấy dó, màu pha... tất cả đều do một tay người trong nhà làm lấy, chỉ nhập thêm các phụ kiện như khung kính, mành tre để tiện cho quá trình bảo quản tranh, và cũng là để thêm vừa mắt khách mua.
Bất cứ không gian nào trong nhà cũng được tận dụng làm nơi trưng bày tranh
Người mua thường chỉ là những vị khách vãng lai do “nhà trong ngõ nhỏ nên ít khách thăm quan, khách nước nài lại càng ít. Nài số tranh được Bộ, Tỉnh, Huyện... đặt làm quà đem biếu, nhà tôi không sản xuất theo đơn đặt hàng đại trà để đổ buôn”, cô Nguyễn Thị Oanh, con dâu trưởng trong nhà, cũng là một nghệ nhân có thâm niên trên 30 năm trong nghề cho biết.
Gia đình cụ hiện nay có đến ba thế hệ cùng làm nghề. Dù rất mong muốn được tập trung theo nghề, giữ nghiệp, nhưng cháu trai sinh năm 1982 của cụ, cũng chính là thế hệ nghệ nhân thứ ba trong gia đình, bên cạnh công việc làm tranh vẫn phải làm quản lý cho một công ty thương mại để đảm bảo thu nhập, bởi theo tính toán “ngày công của cả nhà chỉ khoảng mấy chục nghìn/người.”
Người làm tại nhà cụ Sam đều là con cháu trong nhà
Một bức tranh khổ 30 cm2 dán trên mành tre mảnh tại nhà cụ Sam được bán với giá 40 nghìn/bức. Trong khi cùng là bức tranh đó bên phòng tranh nhà một nghệ nhân khác, khi được hỏi giá, người bán hàng lại niềm nở trả lời một vị khách nại quốc: “fourty dollar” (tương đương 800 nghìn/bức). Theo như cô Oanh lý giải thì điều đó là đương nhiên, vì giá bán tranh cho người Việt và giá bán cho người nước nài lệch nhau rất lớn, có khi chênh nhau đến 10 lần.
Dù lời lãi phụ thuộc nhiều vào khách hàng là thế, nhưng gia đình nghệ nhân “trong ngõ” này vẫn không đặt nặng tư tưởng mở rộng kinh doanh theo hướng thương mại hóa, bán buôn, bán đắt. Bởi theo quan điểm của gia đình: nghề làm tranh Đông Hồ là nghề văn hóa, bán tranh như vậy sẽ mất hết tính nghệ thuật của nghề.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh giới thiệu tranh cho khách
Thế hệ mới trở mình tìm hướng đi
Khó khăn nhất là đầu ra, đáng buồn nhất cũng chính là đầu ra nên người con thứ của cụ Sam, là chú Nguyễn Hữu Quả, mới đây đã quyết tâm mở một cửa hàng tranh ngay gần chợ, nhằm đưa tranh của gia đình từ trong ngõ ra mặt đường, kiếm tìm những khách hàng mới, những cơ hội mới cho dòng tranh dân gian Đông Hồ. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả quyết tâm đầu tư cho hoạt động tiêu thụ tranh
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả
Hoạt động sản xuất tranh của gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam trong tương lai duy trì thế nào, tiêu thụ ra sao... có thể nói đều được gửi gắm cả vào phòng tranh của người con trai thứ. Tín hiệu đáng mừng là từ ngày mở xưởng sản xuất tranh riêng, cơ sở kinh doanh của nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến thưởng thức và mua tranh.
Mạnh dạn đầu tư và hướng nghề làm tranh Đông Hồ theo hướng kinh doanh thương mại là một giải pháp lâu dài để tạo cơ sở, nguồn động lực nhằm duy trì nghề. “Muốn bảo tồn dòng tranh dân gian thì cũng phải có đầu ra, có lãi lời, như vậy mới sống được với về và theo nghề bền chặt được”, bác Trần Nhật Tạo, 63 tuổi, người đã buộc phải bỏ nghề tranh tại làng, ngậm ngùi nhận định.
Lê Linh
Báo in K31A2
Cùng chuyên mục
Bình luận