Nhập nhằng (sai phạm) trong việc lắp đặt đường ống nước sạch sông Đà ở thôn Trường An (Kỳ 1)

(Sóng Trẻ) - Theo thông tin phản ánh của người dân thôn Trường An, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội về những bất cập trong quá trình thông tin dự án, làm hồ sơ, thu tiền và lắp đặt đường ống dẫn nước giữa Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông (đơn vị chịu trách nhiệm triển khai lắp đặt hệ thống nước sạch) và ban lãnh đạo thôn Trường An (đại diện giám sát của dân).

Kỳ 1: Những dấu hiệu sai phạm

6b31aedc8_1.jpg
Thôn Trường An, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Nước sạch ‘tiêu chuẩn’ và ‘dịch vụ’

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, thôn Trường An gồm có 4 xóm với 500 hộ gia đình. Trong đó chỉ có xóm Trường Xuân, Trường Minh và 1 nửa xóm Trường Thịnh (dãy nài) có nước sạch; còn xóm Trường Phát và 1 nửa xóm Trường Thịnh (dãy trong) không có nước sạch, điều này được lãnh đạo thôn giải thích với lý do “hết dự án”.

Hiện nay, ở những xóm có nước sạch, các hộ dân được chia theo 2 diện: diện “tiêu chuẩn” (có sổ đỏ, sổ hộ khẩu) phải nộp 350.000đ tiền “đào, lấp, khoan, cắt bê tông”; diện dịch vụ (có 1 trong 2 giấy tờ trên) phải nộp 2.250.000đ (gồm 1.865.000đ tiền đồng hồ, đường ống và 350.000đ số tiền đào lấp).

Tất cả các khoản thu trên chỉ có ký nhận (đối với thôn) và phiếu thu (đối với công ty nước). Việc thu tiền này được lãnh đạo thôn và công ty nước sạch cùng giải thích là thực hiện “chủ trương xã hội hóa – nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Mập mờ về việc giải thích chủ trương “xã hội hóa”

Thắc mắc về khoản thu trên, ông Vương Quốc Chiến (44 tuổi), xóm Trường Minh nói: “Ban đầu, tôi phải đóng 350.000đ cho thôn, số tiền này được giải thích là để chi trả công đào lắp đường ống dẫn nước. Tuy nhiên về sau tìm hiểu, tôi mới biết ‘Đơn vị cấp nước phải đầu tư cho đến tận đồng hồ’. Vậy thì không có lý do gì để họ thu tiền của tôi cả”. 

6b31aedc8_3.jpg
 Anh H.V.Chiến bức xúc nói về khoản thu chênh lệch giữa mình và hộ bố mẹ

Lý giải điều này, Trưởng xóm Trường Minh Đỗ Văn Thùy (55 tuổi) cho biết: “Đó là chi phí mà hộ dân phải trả cho đơn vị cắt bê tông, đào lấp, chở vật liệu thải để thực hiện việc đấu nối đến điểm đặt đồng hồ.” 
Nài ra, ông Hoàng Văn Chiến (51 tuổi, xóm Trường Minh) còn thắc mắc: “Nhà tôi có 4 sổ hộ khẩu, có bốn nhà riêng nhưng đều xây trên một mảnh đất – gồm cả bố mẹ và 3 anh em tôi, để sử dụng nước sạch thì anh em tôi phải chịu giá cao hơn bố mẹ gấp nhiều lần. Vậy sao, bố mẹ tôi chỉ mất 350.000đ, còn chúng tôi mất những 2.250.000đ?”.

Để giải đáp thắc của ông Chiến, chúng tôi liên hệ với trưởng thôn. Tuy nhiên do ông này bận, nên chúng tôi được hẹn gặp Phó thôn Trương Văn Đặng (61 tuổi), ông Đặng giải thích cụ thể sự việc trên như sau: “Bây giờ xã hội hóa chứ không phải nhà nước đầu tư hết. Nghĩa là lúc này, nhà nước sẽ giao cho một công ty cấp nước để đầu tư đường ống và chỉ đứng ra bảo lãnh cho công ty ấy vay vốn của ngân hàng. Còn việc cắt, đào, lấp đường bê tông thì phải do dân đóng góp”.

Theo thông tin mà chúng tôi thu thập được từ phía công ty nước được biết rằng: “Phần đào lấp hoàn trả mặt bằng từ đường ống dịch vụ đã có tới vị trí đặt đồng hồ (với chiều dài bình quân ≤ 2m) sau khi được thống nhất. Thôn tự cử người ta thuê người đào, lấp và hoàn trả, kinh phí thu từ người dân, chính quyền thôn tự quản lý – Công ty Nước sạch Hà Đông không thu số tiền này”. Công ty nước cũng khẳng định thêm về trách nhiệm của mình: “Công ty nước sạch Hà Đông tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của khách hàng căn cứ theo Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Quyết định số 69/2013/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội”.

Tuy nhiên theo những văn bản pháp luật và chúng tôi nắm được, những việc làm trên vi phạm những điều khoản của Nghị định 117/2007/NĐ-CP, Thông tư số 01/2008/TT-BXD, Quyết định số 69/2013/QĐ-UBND. Luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư Hà Nội: Xã hội hoá là một chính sách của nhà nước, chính sách này phải được cụ thể hoá bằng pháp luật mới đi vào cuộc sống. Nếu pháp luật đã quy định cụ thể những chính sách của Đảng và Nhà nước thì phải áp dụng, không được lấy quy định chung chung để áp dụng để né tránh pháp luật là ko đúng, là trái quy định của pháp luật.

Điều này, sẽ được chúng tôi tiếp tục làm rõ ở kỳ sau.

Thôn Trường An, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội được thành lập vào ngày 31/12/2014. Có tiền thân là Nông Trường Quốc Doanh An Khánh (thành lập 1957). Hiện nay, thôn Trường An là nơi ở của gần 500 hộ gia đình – những người đã từng sống và làm việc cho Nông trường, nay đã nghỉ hưu và con cháu. Do đó mà, trên một mảnh đất của ba mẹ thường có nhiều hộ con cháu sinh sống.

Trường Hùng

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN