Giải mã những lá thư thời chiế


(Sóng Trẻ) - Mỗi lá thư là một câu chuyện, một tâm sự của người lính trong chiến trường khói lửa gửi về cho gia đình, người thân... Mặc dù tất cả đều gắn với hai từ “bình thường” và “yên tâm” nhưng ẩn phía sau đó lại là những sự thật khác. Bí mật được tác giả - GS.TS Nguyễn Thúc Tùng giải mã.

Khác hẳn với những gì đã xảy ra trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhiều lá thư mà người chiến sĩ gửi về cho gia đình, người thân ở hậu phương lại luôn thể hiện tinh thần lạc quan đến “khó tin” về cuộc sống bình yên với việc được ăn nn, mặc ấm. Đôi khi những người lính còn ví “cuộc sống trong rừng như cuộc sống của tiên”.

Những lá thư của GS.TS Nguyễn Thúc Tùng viết cho người vợ ở hậu phương là bà Tạ Thị Tuyết trong thời gian ông đi chiến trường B (12/1965-12/1967) cũng vậy.

Lá thư năm 1966 viết “Anh ở rừng quen rồi, thích hợp dần nên người cũng khỏe lên, có lúc xung quanh chỗ ở, mây mù vào cả trong nhà, tưởng tượng cuộc sống như tiên ngày xưa… cao hổ cốt, cao gạc nai cũng tha hồ... Anh chỉ thèm một bát phở nóng Hà Nội”.


f702590ad_1906.1.jpg
GS. TS Nguyễn Thúc Tùng (phải).

Trong lá thư khác viết “Anh ở trong này vẫn khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ hơn cả nài Bắc, nếu có ai vào em gửi cho anh vài cái nhíp nhổ râu, một ít ớt bột, còn thức ăn hay thứ khác ở trong này anh không thiếu đâu”.

Hầu hết các lá thư khác đều có đặc điểm chung là luôn nói về cuộc sống bình thường, ăn uống đầy đủ như: “Mấy hôm nay hội nghị, ăn luôn thịt bò, heo, nai, lợn rừng, cá, voi… và không khổ cực như lúc ở Liên Xô đâu, ở trong rừng thì mát mẻ không có ruồi muỗi”.

Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao đi chiến trường lại còn sướng hơn đi học ở Liên Xô, ở trong rừng lại không có ruồi, muỗi… trong khi đó bệnh sốt rét hoành hành, đời lính nơi chiến trường gian khổ, cận kề cái chết, ăn uống thiếu thốn mà trong thư gửi cho gia đình những người lính lại viết như vậy? Phải chăng bức thư của đã được người khác “sửa lại”? Hay có thể những điều đó được “quy định” phải viết vậy để người nhà yên tâm?

GS.TS Nguyễn Thúc Tùng cho biết trước khi lên đường, Tổng cục Chính trị đã căn dặn: “Các anh bắt đầu lên đường vào Nam và bước vào cuộc chiến rồi đấy. Mọi điều phải luôn giữ bí mật, không được viết hồi ký, nhất là viết thư về hậu phương thì không được nói về địa danh đang ở đâu, chiến đấu phục vụ như thế nào, khám chữa bệnh cho thương bệnh binh, số lượng thương binh ở trận nào … và tên những cán bộ xung quanh mình.

Nài ra về sinh hoạt cũng không viết những vấn đề để gia đình hoang mang như những khó khăn, thiếu thốn trong ăn, ở đi lại, ốm đau… Đặc biệt là tình cảm không nói quá nhiều làm gia đình tủi thân, mặc dù là rất nhớ gia đình. Mục đích viết thư là nói những gì làm cho gia đình phấn khởi, yên tâm là điều tốt nhất”.

Ngày ấy chiến tranh ác liệt, cuộc sống đói khổ, ăn rau rừng qua ngày để cứu chữa thương bệnh binh… Cái chết đến lúc nào không hay, nhưng là bí mật quân sự nên trong những lá thư của Bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng gửi về hậu phương ông đều phải “nói dối” như vậy để cho người thân yên tâm.

Nếu địch bắt được những lá thư đó, chúng không biết được tình hình sức khỏe, tình cảm của quân và dân, đặc biệt là thuốc men, lương thực. Chính vì vậy mỗi lần Bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng cầm bút viết thư cho gia đình ông điều phải suy nghĩ nên viết cái gì để không gây lo lắng hay quá xúc động cho gia đình như “Anh ở trong này vẫn khỏe mạnh, ở đây đặc biệt là đi dự hội nghị là có tiêu chuẩn bồi dưỡng mổ lợn, bò, trâu ăn uống đầy đủ hơn cả nài Bắc nhưng nói chung chừng 50% bữa cơm là có thịt, như thế là khỏe rồi”.

Thực chất, GS.TS Nguyễn Thúc Tùng cho biết một năm chỉ có một đến hai lần tổ chức hội nghị kéo dài từ hai đến bảy ngày. Bữa ăn nói chung là có thịt,

Nhưng chỉ 10% (10 ngày mới có một bữa ăn cơm là có thịt). Các bữa hàng ngày là ăn cơm với mắm cá và rau rừng do chị nuôi xuống đồng bằng mua mắm cá của đồng bào (cá đồng bào ủ muối một thời gian thành mắm cá).  

GS. TS Nguyễn Thúc Tùng cũng nhắc lại kỷ niệm năm xưa: “Có một lần tôi gửi thư về gia đình và lỡ kể bắt được con cua đá trước nhà, anh em đem nấu canh, sau bữa ăn ai cũng vui vì được một bữa ăn tươi. Một thời gian sau tôi nhận được được thư của vợ tôi viết chỉ một con cua đá, mà làm bữa ăn tươi như thế thì chắc hàng ngày ăn uống kham khổ lắm nhỉ. Đọc thư này, tôi mới nhận ra mình đã viết hớ”. Đó là câu chuyện về một bữa ăn giản dị mang nặng tình đồng chí, đồng đội nhưng cũng mang đầy sự “nguy hiểm”. Cho đến bây giờ đã được hơn 40 năm nhưng ông không bao giờ quên kỷ niệm ấy.

Trong lá thư năm 1966, ông viết: “Bây giờ là 6 giờ ngày 6 tháng 6 năm 1966, trong ngày giờ lịch sử này anh viết thư thăm em, anh ở trong này vẫn khỏe mạnh chưa bị sốt rét lần nào, người không yếu đi ... ở rừng thi mát mẻ lắm... tối ngủ rất nn và tĩnh lặng nên về tinh thần dễ chịu lắm không bị ảnh hưởng về thần kinh…chỗ anh ở còn yên ổn hơn nài Bắc”.

Nhưng thực chất lúc này ông đã nằm trên giường bệnh được một tuần để điều trị căn bệnh sốt rét mà đến năm 1967 ông phải chuyển ra Bắc để điều trị tiếp khi cơ thể chỉ còn có 30 kg. Nài ra với chi tiết ở rừng tĩnh lặng và không bị ảnh hưởng thần kinh thì ông cho biết máy bay B52 ngày nào cũng ném bom nhưng nghe rồi cũng quen đi nên ông vẫn làm việc được như thường.

GS.TS Nguyễn Thúc Tùng  tâm sự, có một bác sĩ gửi thư về gia đình có ghi tên người gửi và địa chỉ người nhận, trong quá trình đưa thư không may bị quân địch bắt được lá thư. Do có địa chỉ người gửi, người nhận nên địch thông báo lên đài phát thanh rằng bác sĩ đó đã bỏ ngũ về Sài Gòn và gửi lời hỏi thăm gia đình nhằm mục đích gây hoang mang cho người nhà chiến sĩ này khiến họ không biết là anh đã bị địch bắt hay là đã đi theo địch.Thực chất người chiến sĩ ấy vẫn đang chiến đấu phục vụ cho Tổ quốc.

Vì vậy những lá thư mà GS Thúc Tùng gửi về cho gia đình thường không có địa chỉ người nhận trong thư, một là người đưa thư nhớ thuộc lòng địa chỉ người nhận không thì ghi địa chỉ người nhận ra một mảnh giấy nhỏ riêng.

Trong lá thư năm 1967 ông viết: “E đừng gửi gì vào đây nữa, đường kính thì tiếp tế ngay cho anh khi báo tin, cà phê thì rẻ và rất nn, nên anh toàn uống sữa với cà phê cho đỡ chán và có cả đồ lọc cà phê hẳn hoi..”. Nhưng sự thật lúc đó ở trong rừng đâu có cà phê để uống.

Hay việc “Anh nghe nói ở vài trạm trong, người ta vừa bắn được con voi, hy vọng vào đó được ăn thịt voi muối…” GS.TS Nguyễn Thúc Tùng nói “Thực chất chẳng bao giờ được ăn thịt voi”.

May mắn với chúng tôi trong lúc trò chuyện với GS.TS Nguyễn Thúc Tùng về “bí mật” những lá thư thời chiến, có Bác sĩ Nguyễn Văn Ích - nguyên Chủ nhiệm Quân y Khu V trong kháng chiến chống Mỹ, người còn lưu giữ 231 lá thư thời chiến - đến thăm GS Tùng nên việc giải mã những lá thư càng được sáng tỏ hơn.

Bác sĩ Ích cho chúng tôi biết thêm những bí mật trong những lá thư thời chiến như việc địa danh thường được thay đổi địa chỉ, tên đường, nhưng thực chất đơn vị vẫn đang đóng ở vị trí cũ như: Công trường I (tên gọi của Trung đoàn bộ binh I) Công trường II (tên gọi của sư đoàn bộ binh II…) và thường thì hai năm lại đổi tên địa danh một lần.

Bà Tạ Thị Tuyết  - người trước đây không biết chồng mình đã “nói dối” kể lại với chúng tôi: “Tôi không biết một cái gì cả, chỉ khi ông bị sốt rét chuyển ra Bắc, lúc đó tôi mới biết và nhìn thấy ông mặc bộ quần áo màu đen trông gầy lắm. Tôi nhìn ông như “ma hiện hình”,  tôi không nhận ra.  Sau đó đón ông về nhà, tôi mua cho ông một bát phở, ông ngồi ăn mà có một cái răng gãy rơi ra. Sau đó mấy hôm hàm răng của ông không còn cái nào do yếu quá vì ông chỉ còn có 30kg. Từ đó đến nay ông dùng răng giả”.

Mặc dù chiến tranh đã đi qua nhưng ký ức của những người lính được viết trong những lá thư vẫn còn đó “sự thật” về sự chịu đựng gian khổ của họ trong cuộc sống và chiến đấu. Mỗi lá thư mặc dù có đề cập đến cuộc sống ở chiến trường nhưng nó đã được “rút gọn” và “giảm nhẹ” đi rất nhiều khi gửi về hậu phương.

GS.TS Nguyễn Thúc Tùng sinh 1916 tại Nam Đàn, Nghệ An.

Sau khi ông tốt nghiệp bác sĩ vào năm 1945 thì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông được phân công vào chiến trường Nam Trung Bộ (1946 – 1954). Hòa bình lập lại, ông về công tác tại Viện 108 đến năm 1960, ông được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Năm 1964 ông bảo vệ xong luận án Phó tiến sĩ và đến năm 1965, ông là một trong những Phó tiến sĩ đầu lên đường vào chiến trường B cùng các y, bác sĩ của Viện 108. PTS Nguyễn Thúc Tùng phụ trách Phòng Quân y Liên khu V ở mặt trận B1. Đến cuối năm 1967, ông bị sốt rét nặng người còn có 30 kg và được đưa ra Bắc điều trị. Sau đó ông công tác ở Viện 108 với cương vị Phó Giám đốc Bệnh viện. Từ năm 1978 – 1980 ông là Viện trưởng Quân y Viện 175. Từ 1981-1990, ông là Uỷ viên Hội đồng Y học, Bộ Quốc phòng. Năm 1991 ông về nghỉ hưu.

Trần Quang Huy
Lớp Báo in K.30B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN