Gian nan con đường tương lai của các thủ khoa
(Sóng Trẻ) - Đó một trong những vấn đề được nêu ra tại hội thảo “Để không lãng phí tài năng các thủ khoa” do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (giaoduc.net.vn) tổ chức.
Hội thảo diễn ra tại Hà Nội với mục tiêu tạo thêm nhiều cơ hội cho các thủ khoa của Việt Nam tiếp cận với các tổ chức, doanh nghiệp, tìm được đường đi đúng đắn cho mình để cống hiến tài năng và sức trẻ cho đất nước, đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục.
Tham dự hội thảo có các thủ khoa đầu vào và đầu ra năm 2011, sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội và đại diện các tổ chức, doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Tiến Bình – Tổng Biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam tặng hoa cho các khách mời
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Tuy nhiên, hiện tượng thủ khoa, sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp không có “đất dụng võ”, “chảy máu chất xám”, lãng phí trong sử dụng nhân tài… vẫn đang là vấn đề bất cập. Tại hội thảo, các thủ khoa đầu vào và đầu ra của các trường đại học đã chia sẻ những bí quyết học tập, những ước mơ, hoài bão của mình, đồng thời giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn những trăn trở, băn khoăn của họ khi ra trường.
Bạn Phan Anh Thư, thủ khoa đầu ra năm 2011 của Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: “Một khi đã phấn đấu để trở thành một sinh viên giỏi, một thủ khoa có thành tích cao thì mỗi một sinh viên đều đã mang trong mình một chí hướng, một hoài bão cho tương lai. Và vì thế, họ luôn mong muốn tìm được một công việc phù hợp với khả năng của bản thân, có một môi trường làm việc tốt nhất để họ có thể cống hiến hết sức mình và thực hiện lí tưởng của bản thân.”
Một trong những điều kiện để nhân tài phát triển, bộc lộ được những ý tưởng, tư duy, công sức của sinh viên là yếu tố môi trường sống và làm việc. Môi trường tốt sẽ tạo điều kiện cho nhân tài hay các thủ khoa phát triển và ngược lại, thậm chí có thể bị thui chột tài năng.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Oanh, nguyên Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thủ khoa Việt Nam đã nói: “Đối với việc sử dụng người tài, đặc biệt là các thủ khoa đầu ra ở các trường Cao Đẳng, Đại Học, tôi cho rằng vai trò của người sử dụng lao động là vô cùng lớn. Họ phải là những người có tâm, có tầm, có khả năng tạo ra không khí dân chủ trong môi trường làm việc. Có dân chủ thì người tài mới có cơ hội phát huy khả năng của mình”.
Xung quanh câu chuyện làm thế nào để sử dụng nhân tài đúng mục đích, đúng đối tượng và hơn hết không gây lãng phí tài năng, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”, các chuyên gia cùng đơn vị tuyển dụng tập trung nêu quan điểm của mình.
Ông Nguyễn Văn Du, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết về chính sách ưu đãi với nhân tài: “Đối với những thủ khoa, những nhân tài muốn vào làm việc tại VietinBank, ngân hàng sẽ có những chính sách tuyển dụng ưu tiên hơn so với các đối tượng bình thường như chế độ lương bổng nhằm khuyến khích công sức, ý tưởng của người tài. Bình thường lương nhân viên là 12 triệu/tháng, nhưng chúng tôi sẵn sàng trả 20 triệu hoặc hơn thế nữa nếu sau thời gian kiểm chứng đúng là nhân tài”.
Theo GS.Trần Hữu Nghị, hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng, cần phải xác định rõ thủ khoa có phải là người tài hay không. Ví như có thủ khoa chỉ biết học, không quan tâm tới những vấn đề khác, những con người đó chỉ xứng đáng với danh hiệu là người học giỏi chứ không thể gọi là nhân tài.
Với vai trò của nhà tuyển dụng, ông Trần Đình Hòa, Trưởng ban đào tạo và phát triển nguồn nhân lực – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hay: “Nhân tài có phát huy được khả năng của mình hay không phụ thuộc khá lớn vào người sử dụng lao động. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Những bạn trẻ cũng cần phải nhận thức được vị trí của mình, họ phải không ngừng phấn đấu, sẵn sàng học việc, tôn trọng lãnh đạo, thích nghi tốt với môi trường làm việc…”
Ông Nguyễn Tiến Bình – Tổng Biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam trao học bổng cho các thủ khoa
Đồng thời ông cùng cho biết, chính những hoài nghi về khả năng làm việc trong thực tiễn của sinh viên, đặc biệt là sinh viên giỏi về kiến thức nhưng chưa giỏi về kĩ năng, đã khiến cho nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay đưa ra nhiều tiêu chí tuyển chọn khắt khe và còn e ngại khi tuyển sinh viên mới ra trường.
Như vậy, để khẳng định được vị trí của mình, thực sự phát huy hết khả năng của bản thân, các thủ khoa không chỉ dừng lại ở việc đi tìm những nhà tuyển dụng đánh giá đúng về mình mà còn phải không ngừng nỗ lực để tài năng của mình không bị mai một.
Hội thảo diễn ra tại Hà Nội với mục tiêu tạo thêm nhiều cơ hội cho các thủ khoa của Việt Nam tiếp cận với các tổ chức, doanh nghiệp, tìm được đường đi đúng đắn cho mình để cống hiến tài năng và sức trẻ cho đất nước, đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục.
Tham dự hội thảo có các thủ khoa đầu vào và đầu ra năm 2011, sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội và đại diện các tổ chức, doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Tiến Bình – Tổng Biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam tặng hoa cho các khách mời
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Tuy nhiên, hiện tượng thủ khoa, sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp không có “đất dụng võ”, “chảy máu chất xám”, lãng phí trong sử dụng nhân tài… vẫn đang là vấn đề bất cập. Tại hội thảo, các thủ khoa đầu vào và đầu ra của các trường đại học đã chia sẻ những bí quyết học tập, những ước mơ, hoài bão của mình, đồng thời giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn những trăn trở, băn khoăn của họ khi ra trường.
Bạn Phan Anh Thư, thủ khoa đầu ra năm 2011 của Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: “Một khi đã phấn đấu để trở thành một sinh viên giỏi, một thủ khoa có thành tích cao thì mỗi một sinh viên đều đã mang trong mình một chí hướng, một hoài bão cho tương lai. Và vì thế, họ luôn mong muốn tìm được một công việc phù hợp với khả năng của bản thân, có một môi trường làm việc tốt nhất để họ có thể cống hiến hết sức mình và thực hiện lí tưởng của bản thân.”
Một trong những điều kiện để nhân tài phát triển, bộc lộ được những ý tưởng, tư duy, công sức của sinh viên là yếu tố môi trường sống và làm việc. Môi trường tốt sẽ tạo điều kiện cho nhân tài hay các thủ khoa phát triển và ngược lại, thậm chí có thể bị thui chột tài năng.
Các bạn trẻ lắng nghe những chia sẻ của các diễn giả
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Oanh, nguyên Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thủ khoa Việt Nam đã nói: “Đối với việc sử dụng người tài, đặc biệt là các thủ khoa đầu ra ở các trường Cao Đẳng, Đại Học, tôi cho rằng vai trò của người sử dụng lao động là vô cùng lớn. Họ phải là những người có tâm, có tầm, có khả năng tạo ra không khí dân chủ trong môi trường làm việc. Có dân chủ thì người tài mới có cơ hội phát huy khả năng của mình”.
Xung quanh câu chuyện làm thế nào để sử dụng nhân tài đúng mục đích, đúng đối tượng và hơn hết không gây lãng phí tài năng, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”, các chuyên gia cùng đơn vị tuyển dụng tập trung nêu quan điểm của mình.
Ông Nguyễn Văn Du, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết về chính sách ưu đãi với nhân tài: “Đối với những thủ khoa, những nhân tài muốn vào làm việc tại VietinBank, ngân hàng sẽ có những chính sách tuyển dụng ưu tiên hơn so với các đối tượng bình thường như chế độ lương bổng nhằm khuyến khích công sức, ý tưởng của người tài. Bình thường lương nhân viên là 12 triệu/tháng, nhưng chúng tôi sẵn sàng trả 20 triệu hoặc hơn thế nữa nếu sau thời gian kiểm chứng đúng là nhân tài”.
Ở một góc nhìn khác, hội thảo cũng đưa ra vấn đề “Thủ khoa có phải là người tài hay không?”
Theo GS.Trần Hữu Nghị, hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng, cần phải xác định rõ thủ khoa có phải là người tài hay không. Ví như có thủ khoa chỉ biết học, không quan tâm tới những vấn đề khác, những con người đó chỉ xứng đáng với danh hiệu là người học giỏi chứ không thể gọi là nhân tài.
Với vai trò của nhà tuyển dụng, ông Trần Đình Hòa, Trưởng ban đào tạo và phát triển nguồn nhân lực – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hay: “Nhân tài có phát huy được khả năng của mình hay không phụ thuộc khá lớn vào người sử dụng lao động. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Những bạn trẻ cũng cần phải nhận thức được vị trí của mình, họ phải không ngừng phấn đấu, sẵn sàng học việc, tôn trọng lãnh đạo, thích nghi tốt với môi trường làm việc…”
Ông Nguyễn Tiến Bình – Tổng Biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam trao học bổng cho các thủ khoa
Đồng thời ông cùng cho biết, chính những hoài nghi về khả năng làm việc trong thực tiễn của sinh viên, đặc biệt là sinh viên giỏi về kiến thức nhưng chưa giỏi về kĩ năng, đã khiến cho nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay đưa ra nhiều tiêu chí tuyển chọn khắt khe và còn e ngại khi tuyển sinh viên mới ra trường.
Như vậy, để khẳng định được vị trí của mình, thực sự phát huy hết khả năng của bản thân, các thủ khoa không chỉ dừng lại ở việc đi tìm những nhà tuyển dụng đánh giá đúng về mình mà còn phải không ngừng nỗ lực để tài năng của mình không bị mai một.
Trần Nguyễn Thảo Sang
Lớp Báo in K30A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo in K30A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận