Giao lưu trực tuyến: Giới trẻ và truyền thông trên mạng xã hội

(Sóng trẻ) - Giới trẻ và truyền thông mạng xã hội - chương trình giao lưu trực tuyến bắt đầu lúc 9h tại tòa nhà B8, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với những chia sẻ hữu ích từ hai vị khách mời: Nhà báo Trần Trọng - Phó tổng biên tập báo Gia Đình Mới và anh Lê Nhật Linh - Phó giám đốc trung tâm iTV của VTC Intecom, chương trình sẽ cung cấp cho các bạn trẻ những kiến thức để có thể làm chủ thông tin trên mạng xã hội.

9 giờ, chương trình giao lưu trực tuyến chính thức mắt đầu.

dabfe10be_i_9669.jpg
Đại diện trang tin điện tử Sóng trẻ tặng hoa cho khách mời

Giới trẻ đã nhận được những điều tích cực gì từ mạng xã hội (MXH)? (Bạn Trương Tùng, Hà Nội, Sđt: 01646698XXX)

Nhà báo (NB) Trần Trọng An - Phó tổng biên tập báo Gia Đình Mới: Không có khó khăn gì khi tiếp nhận thông tin vì nó quá phổ biến. Điều quan trọng là chúng ta tiếp nhận như thế nào. Thuật toán MXH sẽ phục vụ tối ưu cho thói quen của người dùng. Tôi nghĩ việc tối ưu đó tối đa hóa nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên nó cũng có rào cản và tác động tiêu cực nhất định. Vì vậy cần phải tạo ra bộ lọc để chủ động hơn trong việc tiếp nhận.

Nhiều người nói rằng “TTMXH đang tha hoá hành vi sống của chúng ta”. Nhưng em thực sự không hiểu tha hoá hành vi khi TTMXH tác động đến chúng em là gì? Anh có thể giải thích rõ hơn điều này được không ạ? (Kiều Sáng, Hải Phòng)

NB Trần Trọng An: Đổ lỗi cho MXH là hoàn toàn không đúng. MXH là nền tảng kết nối mọi người với nhau. Còn việc tha hóa hay không là do người sử dụng tiếp nhận những thông tin gì trên MXH. Một người có bản lĩnh thì tham gia MXH cũng giống như đời sống hàng ngày. Tóm lại việc tha hóa hay không là do cá nhân chứ không phải do MXH.

Hàng ngày chỉ cần lên Facebook là đã có cả nghìn thông tin trên trang cá nhân của em. Vậy thì làm sao em có thể biết được thông tin nào nên và không nên tiếp nhận khi mà nó nhiều như thế? (Hồng Thu, Bắc Giang, sđt 0975476XXX)

Anh Lê Nhật Linh - Phó giám đốc (PGĐ) trung tâm iTV của VTC Intecom: Muốn biết mình nên tiếp nhận thông tin thì phải xem mình muốn gì? Nói chính xác là muốn sống làm gì? Mục tiêu của đời mình là gì? Từ đó sẽ tìm kiếm được thông tin phù hợp.

NB Trọng An: Tôi đồng ý với Nhật Linh. Mình chỉ bổ sung thêm. Tham gia MXH mang tính chất hai chiều. Hành vi của mình đã phản ánh một phần thông tin mình tiếp nhận hàng ngày nhờ sự hiện diện thông tin gợi ý trên MXH. Chúng ta có thể vào các fanpage, group. Mình quan tâm loại nào sẽ theo dõi những lĩnh vực ấy.

Các bạn trẻ như em thường bị truyền thông trên MXH dắt mũi. Vậy thì ai là người đã giăng bẫy, tạo ra những bẫy MXH ? Đó có phải là những người làm truyền thông trên MXH như anh Nhật Linh không? (Lương Thị Hương, 21 tuổi, Hải Dương)

Anh Nhật LinhCuộc sống có nhiều cãi bẫy không chỉ ở mảng truyền thông. Các bạn cần hiểu rằng bản chất của truyền thông là mục đích của người truyền đạt thông tin ấy. Với mỗi mục đích khác nhau sẽ đem đến thông tin khác nhau để phục vụ mục đích ấy. Nếu quan sát thông tin nào nên tìm hiểu thông tin ở nhiều khía cạnh khác nhau. Như vậy chúng ta sẽ tránh sự sập bẫy.

Em đọc báo và thấy nhiều bài báo viết người trẻ đang sử dụng MXH không đúng cách. Em có tra cách sử dụng hiệu quả đúng cách hơn nhưng thấy không ổn. Anh có thể chia sẻ việc sử dụng MXH như thế nào cho đúng cách không ạ? (Hồng Nhung, Hà Tĩnh, Sđt: 01238650XXX)

NB Trọng An: Việc sử dụng MXH phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Tôi nghĩ đối với các bạn sinh viên việc sử dụng MXH nên hướng đến hai nội dung. Nên kết nối với các chuyên gia, đàn anh trong lĩnh vực mình học tập. Ví dụ với các bạn sinh viên báo chí có thể kết nối với các nhà báo, phóng viên để nghe những câu chuyện của họ. hoặc qua MXH mình có thể tìm kiếm những công việc, cơ hội để chuẩn bị cho tương lai. Nài ra có thể sử dụng MXH để trở thành người dẫn dắt dư luận. Thậm chí các bạn có thể sử dụng MXH để kiếm tiền. Nếu chịu khó tìm tòi mình có thể tìm ra nhiều điều tích cực trên MXH.

Bạn em là một nạn nhân trên MXH. Có những điều cậu ấy không làm nhưng bị bạn bè bóp méo, đả kích, châm biếm ngay trên MXH với nhiều người comment ác ý. Khiến bạn ấy suy nghĩ và hành động rất tiêu cực. Truyền thông MXH thực sự rất kinh khủng khi đã lan truyền với tốc độ chóng mặt. Người trẻ chúng em phải ứng xử thế nào khi gặp phải tình huống như thế? (Hồ Quý Bình, Quảng Trị, 19 tuổi)

PGĐ Nhật Linh: Một trong những điều tồi tệ nhất trên MXH là bôi nhọ danh dự cá nhân. Vì vậy khi chia sẻ thông tin lên MXH thì phải xem thông tin đó có ảnh hưởng gì không? Chúng ta nên sống như thế nào để an toàn nhất?

2f453e785_i_9706.jpg

Nhà báo Trọng An và anh Lê Nhật Linh phó giải đáp câu hỏi của độc giả Songtre.tv

Báo chí hay nói đến việc người trẻ cần tiếp cận và khuyên sử dụng truyền thông MXH một cách chủ động. Nhưng em thực sự không hiểu chủ động ở đây là như thế nào? (Hà Kiều My, SV K33 HVBCTT)

Nhà báo Trọng An: Sự chủ động là mình mong muốn điều gì khi tham gia MXh, mình muốn trở thành người như thế nào? Tôi nghĩ muốn làm được điều đó cần phải có mục tiêu khi tham gia MXH. Ví dụ tham gia MXH để kiếm tiền hoặc trở thành một người nổi tiếng. Cũng có thể dùng MXH để hướng nghiệp vì có những thông tin không thể tìm được trên báo nhưng lại tìm thấy trên Facebook của một số chuyên gia.

Khi làm một cái gì đó mình phải nghĩ rất nhiều về nó. Có một câu nói là “Khi mình sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện”. Nếu bạn muốn trở thành 1 phóng viên giỏi thì mình có thể tương tác với các nhà báo rất dễ dàng thông qua MXH. Cách học tốt nhất là kết nối với những người có kinh nghiệm.

Qua khảo sát có trên 90% sinh viên nghiện Facebook hơn là việc học. Theo 2 chuyên gia, làm thế nào để hạn chế việc lạm dụng thời gian vào Facebook và sử dụng nó cho hiệu quả? (Khán giả Phạm Tới)

fb10885e8_i_9700.jpg

Khán giả đặt câu hỏi cho khách mời

Phó giám đốc Nhật Linh: Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Facebook hiện tại thú vị hơn những công việc khác. Ví dụ độ hấp dẫn của việc học không thể bằng Facebook. Tôi nghĩ cuộc sống của các bạn trẻ hiện tại thiếu đi một sự định hướng. Do đó, muốn sinh viên ít dùng Facebook hơn thì các nội dung công việc khác phải ưu Việt, hấp dẫn giới trẻ hơn Facebook. Còn để sử dụng Facebook tối ưu hơn thì điều quan trọng nhất cần phải có kiến thức để phân biệt cái gì đúng, cái gì sai, điều gì tốt cho bản thân mình.

Xin hỏi nhà báo Trọng An, thời gian vừa qua bộ TT&TT đã đặt ra câu hỏi làm sao để MXH và báo điện tử Việt Nam không có sự chênh lệch vì thực tế MXH hiện tại đang tối ưu hơn Báo điện tử. (Khán giả Phạm Tới)

Nhà báo Trọng An: Tôi xin trả lời theo quan điểm cá nhân Báo chí và MXH khác nhau. Hiện nay lưu lượng người sử dụng MXh chiếm ưu thế hơn nhiều (chiếm khoảng 80%); còn lại là hệ thống các kênh thông tin điện tử khác. Mình không thể dùng cách thức hành chính để điều tiết điều này. Nhưng tôi nghĩ vấn đề ở chỗ MXH đã chiếm mất quyền đưa tin của báo chí. Trong khi đó Báo chí có ưu thế lớn là xác thực thông tin và đưa ra quan điểm. Để cạnh tranh với MXH, ví dụ VnExpress đã mở ra mục Góc nhìn. Đây cũng là một bước đi riêng. Còn đối với tờ báo của chúng tôi, chúng tôi sử dụng MXh để phân phối thông tin.


Anh có thể chia sẻ làm thể nào để có một content thật hay trên MXH? (Khán giả Ngân Phương tại chương trình giao lưu trực tuyến)

9da56e655_i_9705.jpg

Anh Lê Nhật Linh trả lời câu hỏi từ các khán giả tại buổi giao lưu trực tuyến

PGĐ Nhật Linh: Cách đây 2 năm mình vào VTC. Mình được giao cho việc phát triển fanpage để quảng bá cho các dịch vụ của công ty. Khi đó mình tìm hiểu nhu cầu thông tin của các bạn trẻ. Chúng mình lập ra các fanpage nổi tiếng như Vẽ Bậy hay… thu hút hết được cộng đồng truyện tranh ở Việt Nam. Mảng tiếp theo chúng mình thiết lập ra là “Check in Việt Nam” để các hot girl có thể chia sẻ những bức ảnh đẹp trong quá trình đi du lịch. Chúng mình lấy và đăng tải mà không cần phải đi lại. Nhờ vậy chúng mình đã tạo ra các xu hướng mới về du lịch. Nài ra có fanpage “Thấm”, “VGAG”,… cũng khá nổi tiếng và được nhiều người quan tâm. Những fanpage này đều đi từ con số 0.

Hiện nay có một số Fanpage bất chấp tai tiếng để nổi tiếng. Các anh nghĩ nên bất chấp để có được điều đó? (khán giả Mỹ Huyền tại buổi giao lưu )

PGĐ Nhật Linh: Mình nghĩ tai tiếng và nổi tiếng hay đi kèm với nhau. Nhưng mình nghĩ các fanpage lực chọn hướng đi tai tiếng nhiều hơn vì không ai biết người đứng sau nội dung đó là những ai. Tuy nhiên đó là cách không lâu bền vì dần dần cộng đồng sẽ nhìn nhận về mặt giá trị của họ không cao.

Giai đoạn 2009, Zingme rất nổi tiếng. Anh nghĩ tại sao Zingme đã thất bại? (Khán giả Mỹ Huyền tiếp tục đưa ra câu hỏi tại chương trình)

d0a08e527_i_9692.jpg

Nhà báo Trần Trọng An - Phó tổng biên tập báo Gia Đình Mới

NB Trọng An: Để phân tích một MXH không thành công ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân. Khi nó đáp ứng được xu thế của người dùng thì sẽ tồn tại. Khi không đổi mới mình thì những MXH khác nổi lên và thay thế. Thời điểm đó Facebook có ưu thế hơn. Như cá nhân mình cũng lựa chọn Facebook. Khi nhu cầu người dùng không thỏa mãn họ tìm đến những sản phẩm mới tốt hơn.

Trong quá trình anh Nhật Linh sử dụng MXH anh đã gặp phiền toái nào chưa? (Khán giả Nguyễn Thương trong buổi giao lưu )

PGĐ Nhật Linh: Mình không thấy phiền toái nào cả. Facebook là công cụ khiến mình hạnh phúc hơn vì Facebook giúp mình kết nối với những người xung quanh. Hình ảnh chúng ta có thể chia sẻ tới hàng nghìn người thông qua Facebook trong khi cuộc sống thực chỉ quanh quẩn vài chục người chúng ta quá quen thuộc. Hiện tại để tuyển dụng, mình thường xem Facebook của họ để biết cuộc sống của họ ra sao?

a961a39e0_i_9717.jpg

10h45, chương trình giao lưu trực tuyến kết thúc. BTC cùng khách mời chụp ảnh kỉ niệm

Mặc dù vẫn còn rất nhiều những câu hỏi, sự quan tâm gửi về từ khắp nơi qua những kênh thông tin của buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay nhưng do thời lượng chương trình có hạn, BBT sẽ gửi những câu hỏi chưa được giải đáp trực tiếp đến khách mời và tiếp tục cập nhật tới quý vị độc giả.

Xin chân thành cảm ơn khách  các khách mời: nhà báo Trần Trọng An và anh Lê Nhật Linh đã dành thời gian giao lưu và chia sẻ nhiều điều hữu ích và thú vị tới các độc giả của Sóng Trẻ. Cảm ơn Th.s Trần Thị Phương Lan đã luôn đồng hành, tư vấn và hướng dẫn BBT thực hiện thành công chương trình này. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi, quan tâm và ủng hộ chương trình.


BBT Sóng trẻ



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN