Giao lưu trực tuyến: Học báo chí ở nước nài
(Sóng trẻ) - 15h, ngày 25/11/2016. BBT Sóng trẻ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến: Học báo chí ở nước nài. Chương trình có sự tham gia của khách mời là 02 cựu du học sinh Úc, chuyên ngành báo chí truyền thông đồng thời là giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: TS. Vũ Tuấn Anh và TS. Phạm Bình Dương.
Khung cảnh toàn bộ buổi giao lưu trực tuyến.
Du học ngành báo chí truyền thông ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ bởi truyền thông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi hoạt động của con người, mang đến cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Có không ít bạn lựa chọn du học truyền thông như một bước đệm để tiến xa hơn.
Tuy nhiên, đứng trước ngưỡng cửa của một môi trường học tập mới với phương pháp giảng dạy tiên tiến, nhiều bạn trẻ cảm thấy vô cùng áp lực, thiếu sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi và khác biệt…
Tất cả những thắc mắc đó sẽ được 02 vị khách mời là cựu du học sinh Úc, Tiến sĩ truyền thông giải đáp trong buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay. Trong buổi giao lưu trực tuyến còn có sự tham dự của ThS. Trần Phương Lan - Trưởng BBT Trang tin Sóng trẻ cùng đông đảo các bạn sinh viên lớp Báo mạng điện tử K33 và nhiều sinh viên khác tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
15h, buổi giao lưu trực tuyến chính thức bắt đầu.
Nội dung của buổi giao lưu trực tuyến:
Thạc sỹ Trần Phương Lan tặng hoa cho 02 vị khách mời trong chương trình.
Phần I: Tổng quát du học nói chung và du học báo chí truyền thông nói riêng:
Em dự định xin học bổng báo chí của Úc nhưng vẫn chưa biết chọn trường nào. Hai thầy có thể gợi ý giúp em một số trường đào tạo báo chí truyền thông ở Úc được đánh giá cao không? (Câu hỏi từ độc giả có địa chỉ email: [email protected])
TS. Tuấn Anh: các bạn muốn tìm những trường đại học nằm trong top những trường trường đại học đào tạo báo chí tốt nhất nước Úc thì các bạn có thể tìm các ngành mà mình mong muốn, nó được phân chia theo huyên ngành đào tạo, như trường tôi biết đó là Đại học Công nghệ Sydney, Đại học Monash …. Theo tôi được biết thì Đại học Công nghệ Sydney là một trong những trường đào tạo báo chí rất nổi tiếng ở Úc và vì nó nằm ngay cạnh Đài truyền hình ABC, Đài truyền hình ABC rất lớn và cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên sẽ rất cao. Nếu các bạn có cơ hội thì tôi đề xuất các bạn nên chọn Đại học Công nghệ Sydney, đó là trường mà tôi đã từng học.
Nếu em muốn du học Úc ngành báo chí truyền thông thì em cần phải đáp ứng những yêu cầu nào? (Câu hỏi từ độc giả có địa chỉ email: [email protected])
TS. Tuấn Anh: Tùy thuộc vào chương trình nào các bạn muốn học, tuy nhiên yêu cầu của ngành báo chí đối với vấn đề ngôn ngữ rất cao, ví dụ hầu hết các trường đều đòi hỏi IELTS là 7.0, trong đó Writing là 7.0 bởi vì những ngành như báo chí liên quan đến truyền thông nên viết lách rất nhiều nên yêu cầu ngôn ngữ phải khá là tốt đối với chuyên ngành này, đó là đối với sinh viên quốc tế. còn với sinh viên bản địa thì điểm tiếng anh của họ cũng khá là cao khi vào những trường tốt ngành báo chí, và cũng có thể coi ngành báo chí truyền thông là một ngành rất là hot ở Úc.
TS. Bình Dương: Còn một vấn đề nữa mà các bạn phải cân nhắc đó là vấn đề về kinh phí, nài vấn đề về trình độ học , thì các bạn phải chuẩn bị ít nhất 17.000 USD Úc, đó là cho học riêng , và các bạn phải chuẩn bị ít nhất 10.000 USD cho sinh hoạt phí, tôi nghĩ nếu các bạn không có học bổng thì phải chuẩn bị một khoản tiền khá lớn.
Hai vị khách mời nhiệt tình giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên.
Du học truyền thông đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ hiện nay. Vậy cơ hội nghề nghiệp của du học sinh ngành báo chí truyền thông là như thế nào thưa thầy?
TS. Bình Dương: Úc là một đất nước rất mạnh về thông tin truyền thông, lý do hàng đầu để chọn du học Úc chính là cơ hội việc làm, có rất nhiều cơ quan truyền thông.
TS. Tuấn Anh: Tôi có ý kiến khác, cơ hội làm truyền thông ở nước nài khá khó. Tôi đã làm ở một ban truyền thông nhưng bằng tiếng Việt. Xu hướng làm nhà báo độc lập của bạn tốt, bạn có thể bán cho các cơ quan truyền thông ở Úc. Khi du học ở Úc, chúng ta sẽ rèn luyện được tư duy, tiếp xúc với môi trường ở nước nài.
Du học ngành truyền thông tại Úc đang là lựa chọn hàng đầu của sinh viên Việt Nam. Vậy nếu chọn học báo chí ở Úc sẽ có những thuận lợi gì đối với sinh viên Việt Nam thưa 2 thầy?
TS. Bình Dương: Úc là một đất nước nước rất mạnh về thông tin và đặc biệt là truyền thông. Tôi nghĩ rằng lý do hàng đầu mà các bạn du học sinh lựa chọn du học Úc chính là cơ hội việc làm. Khi các bạn du học ở Úc, các bạn có cơ hội thực tập ở các cơ quan truyền thông lớn, nếu ngôn ngữ của bạn tốt và bạn tự tin vào mình, sử dụng tiếng anh giỏi, đủ để làm trong các cơ quan truyền thông đấy thì đó là lựa chọn hàng đầu cho sinh viên có thể du học.
TS. Tuấn Anh: tôi có suy nghĩ ngược lại với thầy Dương, tôi nghĩ cơ hội để làm truyền thông ở một nước nói tiếng anh thì khá khó đặc biệt đối với những sinh viên mà tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2. Tôi cảm thấy tôi là một người rất may mắn khi được nhận vào làm tại đài ABC của Úc, nhưng tôi không làm bằng tiếng anh mà tôi làm tại ban tiếng việt, làm bằng tiếng anh tôi chắc chắn không tự tin. Bởi vì một năm có đến bao nhiêu sinh viên của họ, mà đăng một bài báo không dễ dàng như các bạn đăng một bài báo ở trong nước như VnExpress hay Vietnamnet , đó là một điều cực kỳ khó. Thứ 2, đó là xu hướng làm báo độc lập, nếu các bạn có sản phẩm tốt, các bạn có thể gửi đến để bán cho những hãng truyền thông quốc tế hoặc là những cơ quan ở Úc. Học báo chí ở nước nài rất tốt khi nó giúp bạn rèn luyện tư duy, làm quen với môi trường của nước nài. Còn với cơ hội nghề nghiệp thì tôi nghĩ nó không dễ dàng.
TS. Bình Dương và TS. Tuấn Anh trả lời câu hỏi về những thuận lợi khi đi đu học tại các trường Đại học tại Úc.
Thầy có thể cho biết về mối quan hệ thầy – trò trong giảng đường nước nài có gì khác biệt so với trong nước?
TS. Bình Dương: Tình cảm thầy trò ở nước nài rất khác so với ở Việt Nam. Ở nước nài bạn hoàn toàn là một sinh viên độc lập, thầy giáo chỉ trong vai trò của một người hướng dẫn. Nên các bạn cần phải chuẩn bị cho mình một tâm lý rất là vững vàng trước khi đi học. Trong việc học tập, các thầy giúp đỡ sinh viên quốc tế rất là nhiều. Nếu có bất cứ vấn đề gì, các bạn có thể chủ động hỏi thầy giáo.
TS. Tuấn Anh: Tôi lại có những ý kiến đồng tình nhưng cũng có một vài điểm khác với thầy Dương. Thầy cô của tôi trong vài môn học, miễn là có thông báo trước với thầy cô, các bạn có thể gia hạn bài nộp. Nếu không thì đương nhiên bạn sẽ bị điểm 0. Khi tôi làm tiến sĩ thì cô giáo là người vỗ về tôi nhiều nhất lúc tôi bị khủng hoảng: thay vì báo cáo với cô là hôm nay tôi làm được gì thì hãy báo cáo xem là hôm nay tôi đi chơi ở đâu... Bởi vì cô từng làm nghiên cứu sinh nên cô hiểu được những điều tôi đang trải qua. Cô hỏi thăm về gia đình của tôi. Nếu như nền tảng gia đình vững chắc thì đó sẽ là nền tảng tốt cho tôi hoàn thiện công việc của mình. Tuy nhiên tôi cũng thấy, các bạn trẻ hiện nay đều quá bận rộn, có đôi khi các bạn quên mất đi tình cảm thầy trò qua những hành động nhỏ nhất như một lời chúc hay một lời hỏi thăm.
Thạc sỹ Trần Phương Lan liên tục theo dõi diễn biến buổi giao lưu trực tuyến.
Phần II: Quá trình du học (phương pháp học tập, phương pháp giảng dạy, thực hành nghề nghiệp, khó khăn rào cản...)
Việc liên kết giữa các loại hình báo chí trong quá trình làm báo là rất cần thiết. Hơn nữa, nghề báo đòi hỏi phải có quan hệ rộng. Vậy làm thế nào để có thể kết bạn được với những người làm bên phát thanh, truyền hình, mở rộng các mối quan hệ phục vụ cho nghề thưa thầy?
TS. Tuấn Anh: Làm báo thì vấn đề quan hệ rất quan trọng. Khi gặp một nhân vật, bản thân các bạn không chỉ xây dựng mối quan hệ với nhân vật đó mà phải làm sao để nhân vật đó sau này có thể giới thiệu cho mình những nhân vật khác hay những mối quan hệ tốt đẹp khác. Mỗi người sẽ phải tự xây dựng mối quan hệ cho riêng mình từ những mối quan hệ mình có sẵn hoặc từ những mối quan hệ cần xây dựng trong quá trình làm báo. Nên có một cuốn sổ lưu lại những người mà mình cần biết.
Sinh viên khi mới ra trường kỹ năng nghề nghiệp còn kém. Vậy làm cách nào để nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn của các anh chị đi trước thưa thầy? Và đặc biệt là du học sinh ở nước nài, sự hòa nhập là rất cần thiết. Thầy đã làm cách nào để thích nghi nhanh chóng được với môi trường học tập và làm việc bên đó? (Câu hỏi từ bạn Tôn Đức Vĩ – Báo in 33)
TS. Bình Dương: Khi muốn giỏi một điều gì thì cần phải thực hành nhiều. Đam mê với những gì bạn đang làm sẽ tạo nên chất lượng tốt, tuy nhiên đa số sinh viên của mình còn thiếu đam mê. Khi ra nước nài học đừng nghĩ ngợi nhiều về những sự khác biệt của các môi trường, phải mở rộng mối quan hệ, bắt chuyện, làm quen với văn hóa và hòa nhập cùng họ. Khi mới sang Úc học, tôi sống trong ký túc không quen ai nhưng đã chủ động hòa nhập cùng mọi người, tôi thay đổi trong cách tư duy và trải nghiệm được nhiều điều mới hơn.
Tiếng Anh của em không được tốt. Có cách nào giúp em có thể theo kịp các bài giảng cũng như hiểu được nội dung mà giảng viên dạy trong thời gian em học tập tại nước nài ạ? (Bạn [email protected])
TS. Tuấn Anh: Câu này thì khó bởi vì nó tùy thuộc vào bản thân các bạn, mục tiêu của các bạn. Nếu xác định đi du học thì các bạn cần phải học để đạt được mục tiêu. Các bạn có thể tư học và trau dồi tiếng anh của mình qua các trang mạng để tự nâng cao trình độ tiếng anh của mình.
Phương pháp học tập của sinh viên Úc có gì khác so với sinh viên Việt Nam ạ? Sự khác biệt đó là do đâu thưa thầy?
TS. Bình Dương: Sinh viên Úc, khi giảng viên giảng bài chăm chú, không nói chuyện riêng, có tính phản biện cao, khi không biết sẽ hỏi ngay, nên điều quan trọng là cần tự tin trong giao tiếp, bản lĩnh. Sẽ có những lúc tự hỏi học ngành này sau làm nghề gì? Nhưng làm báo không liên quan gì đến cơ quan báo chí cả. Nhà báo là người kết nối cộng đồng, truyền đam mê, bởi thế không cần quan trọng làm ở cơ quan báo chí nào. Không làm chỗ này thì làm chỗ khác. Nhu cầu thông tin trong xã hội không bao giờ thiếu nên sẽ không lo không có việc để làm.
Các bạn sinh viên theo dõi buổi giao lưu trực tuyến trên trang tin Songtre.tv.
Đối với du sinh viên Việt Nam, việc tìm đề tài khi thực hành thực tập sẽ có những rào cản nhất định. Thầy có thể chia sẻ kinh nghiệm tìm đề tài, tác nghiệp của mình trong thời gian làm việc tại cơ quan báo chí nước nài không?
TS. Tuấn Anh: Việc chọn đề tài ở đâu phụ thuộc vào cơ quan báo chí nơi bạn làm việc. Khi tôi làm ở đài ABC, ở đây họ hướng đến đối tượng khán giả là những người nước nài muốn biết thông tin ở Úc nên tôi có định hướng để làm về các chủ đề.... Ở cơ quan tôi các buổi đều có giao ban, tất cả mọi người đều có đề xuất đề tài trong ngày, sau đó trưởng ban sẽ quyết định đề tài nào sẽ làm trong ngày. Còn ở trong nước sẽ không có gì khác,bạn cũng phải theo mục tiêu của tòa soạn. Với Vietnamnet các bạn viết có thể cần các tít xen, vì thế nên tìm các đề tài, học hỏi cách viết tít xen, nhưng với Vnexpress, một bài viết thì lại rất ngắn.
TS. Bình Dương: Sinh viên Việt Nam và nước nài không khác gì về việc tìm đề tài. Các bạn hãy nghĩ về những gì thiết thực xung quanh mình, những vấn đề mà sinh viên quan tâm nhất. Các bạn hầu như chưa khai thác những khía cạnh gần gũi, thiết thực với mình.
Nếu em muốn tìm công việc làm thêm theo đúng ngành báo chí truyền thông em đang theo học thì em phải tìm những công việc đó ở đâu thưa thầy?
TS. Tuấn Anh: có rất nhiều công việc để các bạn sinh viên có thể làm thêm như một số công việc tôi đã từng làm khi đi du học như bồi bàn, lễ tân trong khách sạn hoặc làm trong xưởng,.. Việc trải nghiệm các công việc làm thêm mang đến cho mình nhiều điều như kiếm thêm thu nhập, biết thêm cuộc sống ở nước nài như thế nào và công việc của họ ra sao. Khi làm ở đài ABc cũng là một điều may mắn đối với tôi, đó là một môi trường để mình rèn nghề cũng như được tiếp xúc với môi trường làm việc quốc tế và sau này có thể áp dụng đối với công việc giảng dạy hay công việc hàng ngày của tôi ở đây.
Phần III: Thực tiễn báo chí ở nước nài
Phong cách viết báo ở nước nài có điểm gì khác biệt với cách viết trong nước? Vì sao lại có sự khác biệt như vậy?
TS. Bình Dương: Phong cách viết báo ở nước nài về nguyên tắc chung của báo chí không có nhiều khác biệt với ta (vẫn tuân thủ các nguyên tắc của báo chí nói chung). Tuy nhiên, có hai điểm chính của báo chí nước nài cần chú ý. Thứ nhất là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, họ luôn biết ứng dụng những tiến bộ của công nghệ phục vụ cho việc trình bày và lưu hành các sản phẩm báo chí.
Thứ hai là đam mê và sự sáng tạo, dựa trên những nguyên tắc cơ bản của báo chí. Những nhà báo, phóng viên nước nài luôn tìm tòi để phát hiện, khai thác những chủ đề, những đề tài thú vị. Sau đó phát triển để tài theo những cách làm mới, vượt ra khỏi những lối viết truyền thống. Ứng dụng khoa học công nghệ cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định các cách thể hiện mới của nhà báo. Ví dụ sử dụng inforgraphic, data journalism, các siêu phẩm số (Digital mega-stories), Snowfall của New York Times là một ví dụ.
Câu 2: Ở những môi trường khác nhau thì cách tác nghiệp của các phóng viên cũng không giống nhau, vậy cách tác nghiệp của các nhà báo ở nước nài như thế nào?
TS. Bình Dương: Tuỳ vào các chủ đề, nhà báo sẽ đưa ra các phương án tác nghiệp và tiếp cận khác nhau. Các nhà báo nước nài luôn có bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng trước khi tác nghiệp. Họ sẽ lên kịch bản chi tiết tiếp cận những ai, hỏi vấn đề gì, tại sao một vấn đề là quan trọng mà không phải vấn đề khác, các kịch bản khác nhau và một yếu tố không thể thiếu đó chính là kinh nghiệm tác nghiệp. Các nhà báo có thương hiệu thường là những người giàu kinh nghiệm, thường được giao những công việc quan trọng như bình luận, phỏng vấn chuyên gia, toạ đàm hoặc các bài viết, chương trình mang tính phản biện cao, nơi rất ít các nhà báo trẻ có đủ năng lực để thực hiện
Câu 3: Thị hiếu của độc giả nước nài như thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến việc tác nghiệp của phóng viên hay không?
TS. Bình Dương: Thị hiếu của công chúng, khán giả quốc tế nhìn chung là ở mức độ phát triển cao, nó quyết định phương thức và nội dung của báo chí nước nài.
Công chúng hiện nay đứng trước vô số các sự lựa chọn cho thông tin họ muốn tiếp cận. Có hàng trăm kênh truyền hình, phát thanh trong khi số lượng các báo, tạp chí và các trang web trực tuyến lên tới hàng triệu. Chìa khoá cho sự thành công của các tờ báo chính là chất lượng nội dung của nó. Tại Việt nam hiện nay, chất lượng tin bài là một vấn đề nổi cộm cho đa số các cơ quan báo chí. Trong một mê cung các thông tin trên báo đài và mạng Internet, giữ gìn uy tín và thương hiệu cho các cơ quan báo chí là một bài toán khó cho các phóng viên và các nhà quản lý. Định hướng và xử lý thông tin trong một dòng chảy các thông tin liên tục 24/7 đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm để tránh các vấn đề khủng hoảng. Làm báo hiện đại đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, điều quan trọng nhất vẫn là gìn giữ các giá trị nhân văn (Marshall, 2010).
Nếu trước đây báo chí và các phương tiện truyền thông được sử dụng như các công cụ truyền tin, ngày nay báo chí góp phần quan trọng vào các thảo luận và định hình xu hướng phát triển toàn cầu trong thế kỷ 21. Các hang truyền thông lớn trên thế giới như CNN, ABC, BBC, FOX NEWS, SKY, Euronews, Bloomberg đã có những thay đổi để thích ứng với quá trình toàn cầu hoá. Một đặc điểm làm tin tức chung của các tập đoàn truyền thông lớn là tập trung vào cung cấp những thông tin quan trọng, được xác thực bởi các cơ quan chức năng nhưng luôn tránh việc thảo luận về các vấn đề văn hoá cụ thể, tránh những yếu tố gây ra phản ứng và cảm xúc đối với khán giả. Họ cố gắng phục vụ thông tin thực tế một cách chi tiết cho đại đa số khán giả xem truyền hình (Machin and Niblock 2010, pp. 790 – 800). Những thông tin ngắn gọn và cô đọng định hướng thực tế ‘không kiểu cách’ đặc biệt phù hợp với đại đa số các đối tượng khán giả. Đặc biệt là các doanh nhân, những người không có thời gian để xem những chương trình truyền hình dài.
Tóm lại, mục đích của một nền báo chí hiện đại là làm sáng tỏ sự liên kết của các yếu tố xã hội bao gồm những liên kết của truyền hình với người dân và cộng đồng và tác động của thông tin lên dư luận và quản lý khủng hoảng (Berglez 2008). Tất cả các sự kiện tin tức không chỉ bó hẹp trong phạm vi một địa phương, khu vực hay quốc gia, ví dụ như một hành động khủng bố, một thảm họa bệnh dịch miền nam Châu Phi v…v… luôn được phản ánh và kết nối với các khía cạnh liên quốc gia và toàn cầu.
Câu 4: Phóng viên ở đâu cũng phải chịu sự quản lý của cơ quan báo chí. Vậy cách quản lý phóng viên, hỗ trợ phóng viên khi đi tác nghiệp của nước nài như thế nào?
TS. Bình Dương: Các cơ quan báo chí nước nài có cơ chế hoạt động rất chuyên nghiệp, các hãng thông tấn báo chí đã xây dựng một cơ chế làm việc ổn định từ hàng chục, thậm chí vài thập kỷ nay. Các phóng viên nước nài có nhiều điều kiện về trang bị hỗ trợ tác nghiệp hơn, do đặc thù của các hãng thông tấn nước nài là làm báo lợi nhuận và kinh doanh. Nếu xác định một đề tài hay và được các tổng biên tập đồng ý triển khai, phóng viên được tạo mọi điều kiện về phương tiện, kinh phí (đã dự toán từ trước) và đảm bảo pháp lý để tiến hành hoạt động.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh của các phóng viên trong các hãng thông tấn cũng rất khốc liệt với quá trình đào thải diễn ra liên tục. Các phóng viên thường gặp trở ngại với việc làm tin tức ở nước nài cũng như các vấn đề mới nổi trong nhu cầu xem truyền hình của khán giả. Bên cạnh đó, cơ cấu ngành công nghiệp truyền thông đang có nhiều biến động và sự đa dạng của các câu chuyện truyền thông đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Vị thế của báo chí nói chung đang bị lung lay do yêu cầu thay đổi trong hình thức thể hiện và ảnh hưởng của độ bão hoà thông tin. Bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đó ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tác nghiệp của nhà báo, xâm hại thân thể các phóng viên khi làm tin truyền hình xảy ra thường xuyên và phổ biến hơn so với thập kỷ trước (World Press Freedom Index, 2012). Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, các phóng viên hiện nay còn đối mặt các nguy cơ bị xâm hại về tinh thần, tình cảm và đạo đức. Nài việc bị chấn thương hoặc lâm vào các tình huống nguy hiểm đến tính mạng, các phóng viên truyền hình phải đối mặt với những thách thức nghề nghiệp như lo âu, trầm cảm và rối loạn, tác động không nhỏ tới công việc và chất lượng cuộc sống của họ. Greeenberg (2007) gọi là “căng thẳng nghề nghiệp” để mô tả cho khái niệm này, ông cho rằng những căng thẳng của phóng viên truyền hình bắt nguồn từ việc thiếu kiểm soát trong khâu biên tập, áp lực từ các nhà quản lý, sự theo đuổi các câu chuyện độc quyền và sự cạnh tranh khốc liệt của ngành báo chí.
Câu 5: Bạn Nguyễn Trần Anh - Giới tính: Nam - Tuổi: 21, Hà Nội hỏi:
Thầy nhận thấy mình đã ứng dụng được bao nhiêu % lượng kiến thức thu nhận được tại lớp học để ứng dụng vào thực tiễn tác nghiệp?
TS. Bình Dương: Những kiến thức ở lớp học có thể nói là nền tảng căn bản giúp định hướng mỗi người trong quá trình tác nghiệp. Quá trình học tập và nghiên cứu giúp tôi phân định rõ ràng hai công việc chính hiện nay của mình là giảng dạy và làm báo. Giảng dạy đòi hỏi bề dày nghiên cứu, những hiểu biết về vấn đề khoa học nhất định. Trong khi tác nghiệp cần nắm chắc các vấn đề lý luận nền tảng, khả năng phân tích, đánh giá và kinh nghiệm thực tiễn. Còn việc phát huy được bao nhiêu phần đã được học đó lại dựa trên năng lực và sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Để có thể nuôi dưỡng sự sáng tạo trong công việc, đòi hỏi người làm việc luôn cháy lửa đam mê và nhiệt huyết. Sau đó tìm những cách thể hiện mới, quan sát sự việc, hiện tượng từ nhiều góc độ khác nhau để có một cái nhìn tổng quát và khách quan nhất trước khi quyết định mình sẽ khai thác vấn đề theo hướng nào. Nghề nghiệp không phải là yếu tố quyết định bạn là ai mà chính con người bạn mới là yếu tố quyết định cho nghề nghiệp của mình.
Câu 6: Cùng đối chiếu về việc ứng dụng vào thực hành báo chí, thầy nhận thấy phương pháp của các đại học nước nài khác gì với các đại học đào tạo về báo chí ở Việt Nam? (Độc giả [email protected] hỏi)
TS. Bình Dương: Hiện nay phương pháp đào tạo của chúng ta vẫn còn nặng về lý thuyết, dĩ nhiên lý thuyết là một mảng vô cùng quan trọng cho tất cả các môn khoa học – xã hội nói chung. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang dần thay đổi và chú trọng hơn đến mảng thực hành báo chí cho sinh viên. Hàng loạt các chương trình đang được xây dựng hướng về mục đích này, ví dụ xây dựng các studio, các newsroom hiện đại. Xây dựng đào tạo báo chí hội tụ, đa phương tiện và đa nền tảng. Đây là xu thế chung của thế giới và chúng ta cũng không nằm nài quy luật phát triển chung của đào tạo báo chí. Mặc dù vậy, chúng ta cũng nên có một cái nhìn khách quan và lạc quan, đất nước chúng ta đang trong quá trình phát triển, còn rất nhiều khó khăn phải đối mặt trong tất cả các lĩnh vực. nhìn vào đào tạo báo chí chúng ta cách đây 20-30 năm chúng ta đã có những bước tiến rất lớn. Công nghệ báo chí hiện nay ở một vài cơ quan lớn như Thông tấn xã Việt nam hay Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói việt nam… gần như tương đương với nhiều hãng truyền thông lớn của các nước phát triển. Hệ thống đào tạo báo chí dần được chuẩn hoá theo hướng các cơ sở đào tạo uy tín hàng đầu quốc tế. Đội ngũ giảng viên, phóng viên được đào tạo tại các cơ sở đào tạo hang đầu thế giới về phục vụ ngày càng nhiều, sinh viên bây giờ cũng giỏi và năng động hơn so với thế hệ trước. Nếu phát huy được tất cả các nguồn lực đang có, tôi tin đào tạo báo chí của chúng ta sẽ có bước tiến lớn trong những năm tới đây.
Sau phần giải đáp thắc mắc của độc giả gửi về hòm thư của trang tin Sóng trẻ, 02 vị khách mời của chương trình tiếp tục trả lời câu hỏi của khán giả trong hội trường.
Tiếng anh của em không được tốt, vậy em có thể đi du học được không? (Câu hỏi đến từ bạn Hồng Hạnh - Khán giả hội trường)
TS. Tuấn Anh: Nếu chưa có tiền và phải đi xin học bổng thì ngành báo chí có điều kiện tiếng anh rất là cao, nếu chưa đạt đủ điểm IELTS thì cần cố gắng học thật nhều. Nếu bạn có tiền thì trình độ tiếng anh của bạn bằng 0 vẫn được, sang đó bạn sẽ được học.
TS. Bình Dương: Đối với người có điều kiện tài chính hơn, ở nước nài có cơ hội rất tốt, có thể đăng kí khóa học tiếng anh ở nước nài.Người ta sẽ kiểm tra trình độ đầu vào và đánh giá xem bạ phải cần học 1 năm hay 2 năm nữa nhưng bắt buộc phải học chăm, vì họ có kiểm tra trình độ theo đợt, nếu không qua sẽ phải học lại. Nếu học qua khóa đó thì các bạn sẽ có cơ hội vào được đại học hoặc được học thạc sỹ, đây là một cơ hội rất tốt cho những người học tiếng anh chưa được tốt lắm.
Trước khi đi du học ở nước nài, hai thầy đã được đào tạo báo chí trong nước. Vậy đào tạo báo chí của Việt Nam có khác với đào tạo của nước nài? Lúc ấy thầy đã thích ứng ra sao? (Câu hỏi đến từ bạn Mai Linh - Khán giả hội trường)
TS. Bình Dương: Có sự khác biệt về công nghệ và kỹ năng. Những khó khăn tôi gặp phải đó chính là sự khác biệt về ngôn ngữ, tư duy tiếng anh khác với tiếng Việt, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, dịch sẽ thô và rất ngô nghê. Ở nước nài chỉ có tin và bài, không phân chia thể loại quá nhỏ như ở Việt Nam.
Có khi nào thấy mệt mỏi khi đi du học xa nhà và thầy làm cách nào để vượt qua? (Câu hỏi đến từ bạn Trần Loan - Khán giả hội trường)
TS. Tuấn Anh: Tôi có nhiều lần đã có ý định bỏ học. Khi đi học tiến sĩ, đó là một quãng thời gian chiến đấu không ngừng nghỉ, tôi đã định bỏ học nhiều lần. Có nhiều lần thông báo ở Úc có đánh bom, tôi từng nghĩ cứ để đánh bom bùm một cái cho xong. Tôi tự thắc mắc tại sao mình lại bỏ gia đình để sang đây, tại sao tôi lại phải trả một cái giá quá đắt? Nhưng tôi đã có những người cố vấn như bạn bè, đến gặp bác sĩ tâm lý. Nhưng với những ai đi học tiến sĩ, thì tôi khuyên là không. "Thực sự đi học ở nước nài là một thử thách rất là lớn. Khi vượt qua được thử thách này, thì ta lại thấy một thử thách cao hơn. Nên các em đừng lo sợ, quan trọng là mình cố gắng và mình đam mê với nó như thế nào.
Một bạn khán giả trong hội trường đặt câu hỏi cho khách mời.
16h, buổi giao lưu trực tuyến kết thúc.
Mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi do độc giả quan tâm gửi đến hòm thư điện tử nhưng do thời gian của buổi giao lưu có hạn, nên BBT sẽ gửi các câu hỏi chưa được giải đáp trực tiếp đến khách mời và cập nhật những giải đáp lên trang tin điện tử Songtre.tv.
Xin chân thành cảm ơn hai vị khách mời: TS. Phạm Bình Dương và TS. Vũ Tuấn Anh đã dành thời gian đến giao lưu và chia sẻ cùng độc giả của Songtre.tv. Cảm ơn Thạc sỹ Trần Phương Lan trong thời gian qua đã luôn quan tâm đồng hành, tư vấn cho BBT thực hiện buổi giao lưu trực tuyến này. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm, theo dõi và ủng hộ chương trình!
BBT Sóng trẻ chụp ảnh cùng hai vị khách mời.
BBT Sóng trẻ
Cùng chuyên mục
Bình luận