“Nếu được chọn lại, mục tiêu của em vẫn là Báo chí”

(Sóng trẻ) - Xếp ở vị trí thứ 5 với số điểm 24.5 sau kỳ thi năng khiếu báo chí tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền, cô gái nhỏ Lê Mỹ Linh đến từ Thanh Hóa đã chính thức trở thành Tân sinh viên Khóa 35 chuyên ngành Báo truyền hình tại Học viện.

PV Sóng Trẻ đã có một cuộc phỏng vấn khá thú vị với Lê Mỹ Linh. Hãy cùng nghe Linh tâm sự nhé.

3f95c4fed_anh_1.jpg

Pv: Được biết, em thi vào trường với kết quả 24.5 điểm. Em có hài lòng với kết quả này không? 

Mỹ Linh: Em hài lòng với những gì em đã làm. Không phải vì điểm số mà vì những gì em đã cố gắng và vì những người yêu thương em. Khi biết điểm em đang ở Hà Nội, người em báo tin vui đầu tiên là bố mẹ và các chị. Cảm giác lúc đấy chỉ biết rối rít thông báo và cảm ơn những người đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ em trong suốt thời gian ôn thi.

Pv: Chuyên ngành mà em lựa chọn theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì? Lý do gì khiến em quyết định lựa chọn chuyên ngành này?

Mỹ Linh: Chuyên ngành em lựa chọn theo học là Báo truyền hình. Từ khi vào cấp 3 em chỉ có 1 mục tiêu và 1 ước mơ duy nhất đó là đậu Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Em chọn chuyên ngành này bởi 1 phần là do em muốn được học hỏi thêm nhiều kiến thức và phát huy khả năng vốn có của mình. Em có đam mê đặc biệt với ngôi trường này và ước mơ được trở thành 1 biên tập viên trong tương lai.

Pv: Trong suốt thời gian chọn trường, ôn thi và đi thi, chắc hẳn là em đã trải qua rất nhiều những kỷ niệm. Vậy em có thể chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với em ở kỳ thi này được không?

Mỹ Linh: Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em là khi biết năm nay trường bỏ tuyển sinh khối C mà thay vào đó là các tổ hợp môn khác. Em học khối C từ đầu lớp 11 và khi biết thông tin này em vô cùng hoang mang. Nhưng lúc ấy bên cạnh em luôn có gia đình, bạn bè, người thân động viên, tìm hướng giải quyết và luôn để em giữ tâm lí thoải mái nhất để đưa ra lựa chọn đúng đắn. Và từ lúc ấy đến khi kì thi diễn ra em luôn vui vẻ, thoải mái, không bị áp lực hay bị ảnh hưởng nhiều đến kết quả nữa.

3f95c4fed_anh_2.jpg

Pv: Năm nay là năm đầu tiên thực hiện Quy chế Tuyển sinh mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, em có gặp khó khăn gì khi làm quen để nắm vững những quy chế mới không?

Mỹ Linh: Theo dõi thông tin trên thời sự, đọc báo và được các thầy cô phổ biến và cách thức thi mới ban đầu em cũng đã 1 phần lo lắng vì việc học không đồng đều tất cả các môn thi. Sau 1 thời gian thì em có đi học thêm, trao đổi với bạn bè và quen dần với những quy chế này nên cứ để "gió chiều nào xoay chiều ấy" thôi ạ. Em luôn nghĩ nếu thay đổi tốt thì sẽ tốt cả, khó khăn thì sẽ cùng khó khăn thôi.

Pv: Em đã lên kế hoạch ôn thi như thế nào để có thể đạt kết quả tốt trong kỳ thi?

Mỹ Linh: Như đã nói ở trên em học khối C từ lớp 11. Khi hết lớp 11 em gần như đã hoàn thành kiến thức về môn Địa, thời gian suốt năm lớp 12 em chỉ ôn lại ở nhà, học theo SGK với sự hướng dẫn của cô giáo trên lớp. Em học chuyên Văn dù bỏ thời gian để "cày" nó rất nhiều nhưng lúc nào cũng bị áp lực vì mọi người hay bảo "môn nào đặt niềm tin nhiều nhất thì sẽ không được như ý nhất" . Đối với môn Sử thời gian em bỏ ra để học thêm, học ở nhà thực sự k nhiều. Tính em hay nản mà kiến thức môn này quá nhiều. Đôi lúc học 1 thời gian ngắn sau lại quên. Lúc đấy chỉ muốn đập đầu đi luôn thôi.  Càng về sau tâm lí của em càng bị kích động. Thay vì việc học 3 môn em đi học thêm Toán và Anh. Thời gian thì không còn nhiều nhưng phải cố gắng phân bổ hợp lí để học được cả 5 môn mà không ảnh hưởng đến kết quả các môn thi khối của mình. Chắc cũng là do 1 phần may mắn (như đề, tâm lí...) nên em mới đạt được kết quả tốt như vậy.

3f95c4fed_anh_4.jpg
Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc của Mỹ Linh

Pv: Trong thời gian học tập tại trường, em đã có kế hoạch, dự định gì chưa? Và công việc mà em định hướng bản thân trong tương lai, sau khi tốt nghiệp đại học là gì?

Mỹ Linh: Em dự định sau vào Đại học sẽ học thêm tiếng Anh, tham gia vào các câu lạc bộ của trường để được phát huy tài năng ca hát, mc... Nài ra thì em kinh doanh từ khi vào cấp 3 nên ra Đại học nài việc học em vẫn muốn được tự tay kiếm ra tiền nữa. Trong tương lai sau khi tốt nghiệp đại học em muốn trở thành 1 biên tập viên hay 1 MC ạ.

3f95c4fed_anh_3.jpg
Bạn bè luôn động viên Linh mỗi khi gặp khó khăn

Pv: Em sẽ trả lời như thế nào, nếu có một người nói với em rằng: “Làm báo khó và vất vả lắm!”?

Mỹ Linh: Mỗi ngành nghề đều có mặt tích cực và tiêu cực. Em nghĩ không nên vì đại đa số mà bỏ đi đam mê thực sự của bản thân. Nếu một người nói với em rằng: "Làm báo khó và vất vả lắm" thì em chỉ cười tthôi.  Bởi em nghĩ họ không phải mình, họ chưa tiếp xúc với nghề này, chưa có cố gắng sống vì nghề thì chưa thể thấy việc làm báo thú vị được. Với em con người ta chỉ cảm thấy hạnh phúc khi đam mê và sống hết mình với mục tiêu mình theo đuổi.

Nhóm 4 - PV Sóng trẻ

Loan Lê

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Tết Trung thu trong tín ngưỡng người Việt được xem là Tết của trẻ em. Nhưng, tại nhà X1, ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phóng viên được chứng kiến một cái Tết Trung thu đặc biệt. Tết Trung thu của những đứa trẻ mang hình hài “trưởng thành”.

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN