Giáo sư Vũ Khiêu: "Nghệ thuật hát Xẩm, giá trị tinh thần cao quý"

(Sóng trẻ)Đó là nhận định của Giáo sư Vũ Khiêu trong lễ giỗ và hát những câu Xẩm tưởng nhớ cố nhân tại đình Kim Liên – một trong Tứ trấn Thăng Long tứ trấn vào ngày 22/3.

Lễ giỗ tổ do nhóm Xẩm Hà Thành tổ chức, có sự tham dự của các học giả, giáo sư uy tín như GS. Hoàng Chương, GS. Vũ Khiêu, nghệ sĩ như Mai Tuyết Hoa – người có gần 20 năm theo học nghệ nhân Hà Thị Cầu và là người đầu tiên hát điệu Xẩm Tàu điện khi làn điệu này hồi sinh, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long - người đã thực hiện thành công nhiều buổi thuyết trình về âm nhạc dân tộc và hát Xẩm với giới trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân, nhạc sĩ Khương Cường - người mang những câu hát Xẩm tới các trường Đại học ở Mỹ hồi cuối năm 2013, nhạc sĩ trẻ Trần Đình Dũng - một nghệ sĩ trống dân tộc chuyên nghiệp, nghệ sĩ đàn nhị - hát Xẩm Nguyễn Văn Hải - một phát hiện mới của nhóm Xẩm Hà thành và các học viên lớp học trong dự án đào tạo Hát Xẩm của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam.


4bb7c2649_1.jpg
Da diết những điệu hát Xẩm


Ngày xưa, chiếu Xẩm có ở các bến sông, bãi chợ, sân đình. Người ta thường bảo Xẩm buồn thương, da diết. Nhưng, Xẩm dù rất buồn, vui hoặc rất vui thì cũng đều có chất hóm hỉnh và ẩn chứa trong đó những điều nhắn nhủ, răn dạy.

Tại lễ giỗ tổ năm nay, giáo sư Vũ Khiêu chia sẻ: “Ngày tôi còn ít tuổi, tôi thường xuyên được nghe Xẩm. Xẩm trên cầu, trên tàu và nài chợ. Một thời gian rất lâu, Xẩm bị bỏ quên. Tôi rất mừng vì có cụ Hà Thị Cầu rồi thế hệ tiếp nối như nhạc sĩ Mai Tuyết Hoa đã phục hồi lại nghệ thuật hát Xẩm. Giá trị tinh thần ấy rất cao quý. Chúng ta có thể xây dựng một ngôi đền mất hàng trăm tỉ nhưng nếu mất đi những giá trị truyền thống như thế này thì nó là vô giá, không tài sản nào có thể so sánh được.” 

Từ trẻ con cho tới người già đắm chìm trong những điệu xẩm tưởng nhớ cổ nhân nơi sân đình đình Kim Liên, từ điệu thập ân Ngãi mẹ sinh thành cho tới làn điệu được phổ nhạc từ thơ của giáo sư Vũ Khiêu – Ngâm thơ đan áo rồi điệu Cô hàng nước được thể hiện bởi hai học viên Thu Quỳnh và Quỳnh Mai.  


4bb7c2649_5.jpg
Khán giả chăm chú theo dõi

Chia sẻ về khó khăn để duy trì nghệ thuật hát xẩm, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long cho biết: “Do người trẻ không chú ý tới nghệ thuật truyền thống và hát Xẩm yếu thế hơn so với các loại hình nghệ thuật khác. Đồng thời, cộng đồng những người hát Xẩm rất nhỏ và bị mai một dần. Xẩm cần có môi trường, sự giúp đỡ của các cơ quan đoàn thể, sự đón nhận của công chúng và đặc biệt là của người trẻ.”

Cuộc sống của những nghệ nhân hát xẩm rất vất vả, giống như một lời bài xẩm là Dạt nước cánh bèo và hạnh phúc nằm chính trong những lời ca, câu hát.


4bb7c2649_6.jpg
Nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu chụp ảnh kỷ niệm

Box: Năm 2008, lễ giỗ tổ nghề được phục dựng theo nguyện ước: “Trước khi chết mong một lần thấy lại lễ giỗ tổ nghề” của nghệ nhân Hà Thị Cầu. Cuối cùng, lễ giỗ tổ nghề đã hồi sinh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Đó là lần đầu tiên cũng là duy nhất nghệ nhân Hà Thị Cầu tham gia lễ giỗ tổ nghề sau phục dựng. 

Lễ giỗ tổ đã thành hoạt động thường niên. Kể từ năm 2013, lễ giỗ tổ còn thêm ý nghĩa tưởng nhớ nghệ nhân Hà Thị Cầu. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2014, lễ giỗ sẽ tổ chức tại sân đình Kim Liên, một trong tứ trấn Thăng Long. 


Năm 2008, lễ giỗ tổ nghề được phục dựng theo nguyện ước: “Trước khi chết mong một lần thấy lại lễ giỗ tổ nghề” của nghệ nhân Hà Thị Cầu. Cuối cùng, lễ giỗ tổ nghề đã hồi sinh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Đó là lần đầu tiên cũng là duy nhất nghệ nhân Hà Thị Cầu tham gia lễ giỗ tổ nghề sau phục dựng. 

Lễ giỗ tổ đã thành hoạt động thường niên. Kể từ năm 2013, lễ giỗ tổ còn thêm ý nghĩa tưởng nhớ nghệ nhân Hà Thị Cầu. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2014, lễ giỗ sẽ tổ chức tại sân đình Kim Liên, một trong tứ trấn Thăng Long. 

Phí Thị Thu Hằng
Truyền hình K31 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN