Hai bộ phim giúp "học lịch sử" khiến bạn không thể bỏ qua


(Sóng Trẻ) - Không chỉ được công chúng đánh giá cao về giá trị điện ảnh với những dấu ấn mở đường cho thể loại phim lịch sử của điện ảnh Việt, Thiên mệnh anh hùng và Khát vọng Thăng Long là hai bộ phim mang lại cho người xem những kiến thức về lịch sử vô cùng bổ ích qua cách truyền tải mới lạ, hấp dẫn.

Để giải quyết bài toán về sự sa sút của môn Sử, trước khi đợi những thay đổi về nội dung chương trình thì cần có những biện pháp để đổi mới trong phương pháp để môn học Lịch sử bớt khô cứng, tạo cho học sinh sự hứng thú với môn học. Lựa chọn những bộ phim điện ảnh lịch sử không chỉ giúp các bạn trẻ có những phút giây giải trí mà còn là cơ hội để tiếp cận với nhiều kiến thức lịch sử.

Từ những hình tượng lịch sử sống động

Lấy bối cảnh phim là nước Đại Cồ Việt cuối thế kỷ X, bộ phim Khát vọng Thăng Long kể về cuộc đời Lý Công Uẩn từ lúc nhỏ cho đến khi lên làm vua và ban Chiếu dời đô bằng những thước phim sống động. Trong phim, Lý Công Uẩn từng vào Hoa Lư phò Lê Hoàn, rồi trở thành chỉ huy cấm vệ quân và bạn thân của Lê Long Đĩnh. 

e104cafc9_9chot.jpg

 Sinh hoạt thời thơ ấu của Lý Công Uẩn gắn bó với thôn dã và thiên nhiên. 

Không phải vùi đầu vào những kiến thức lịch sử khô khan, bằng diễn xuất có hồn của các diễn viên, người xem thấy hiện lên được hình ảnh Lý Công Uẩn – một vị vua anh minh và nhân hậu bậc nhất trong lích sử nước nhà. Đối lập với đó một Lý Long Đĩnh bạo tàn, hiếu chiến, lấy chiến tranh làm lẽ sống. 

Lịch sử là môn học đòi hỏi bạn phải nhớ rất nhiều con số, dấu mốc khô khan nhưng kiến thức chỉ  truyền tải cơ bản qua câu chữ. Nếu không được xem phim, ít ai có thể hình dung một cách rõ ràng nhất về Lê Long Đĩnh - người róc mía trên đầu sư, giết hại cả anh ruột mình để lên ngôi hay cuộc nội chiến, chém giết lẫn nhau của anh em nhà họ Lê để giành ngôi vua. Tái hiện lịch sử qua những thước phim sống động, Khát vọng Thăng Long đã làm được điều mà không nhiều phim lịch sử làm được.

Đến những bí mật lịch sử

Dựa vào tác phẩm Nguyễn Trãi phần 2 - Bức huyết thư của nhà văn Bùi Anh Tấn, bộ phim Thiên mệnh anh hùng mang đến những bí mật lịch sử mà trước đây ít ai biết về gia tộc của đại thi hào Nguyễn Trãi.

Qua từng thước phim, người xem có cơ hội biết đến một sự kiện nổi tiếng trong lịch sử, đó là vụ thảm án Lệ Chi Viên, khiến cho cả gia tộc Nguyễn Trãi bị chu di. Cháu nội Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Vũ khi đó mới 8 tuổi là người may mắn duy nhất sống sót, được một gia nhân đem đi trốn thật xa để tránh sự truy sát của phe đảng Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Kể từ đó bắt đầu cuộc hành trình đầy nguy hiểm vào sâu triều đình với quyết tâm trả thù kẻ đã hại gia đình và minh oan cho gia tộc.

Bộ phim đã hé lộ những sự thật ít được đề cập đến trong lịch sử như những hiểm ác chốn quan trường, những chuyện cơ mật, những mưu toan tranh giành quyền lực giữa các thế lực, phe phái trong triều đình. Cùng với đó là lời đồn đại về sự tồn tại của một bức huyết thư cho biết sự thật đằng sau vụ án Lệ Chi Viên.

26027f978_thienmenhanhhung029ea.jpg

Một phân cảnh trong bộ phim Thiên mệnh anh hùng

Bộ phim đoạt được giải Báo chí - Phê bình điện ảnh cho phim truyện điện ảnh xuất sắc nhất năm 2012 trong khuôn khổ giải Cánh diều 2012. Ngay từ khi ra mắt, Thiên mệnh anh hùng đã được công chúng, báo giới đánh giá cao, được xem là tác phẩm có những dấu ấn mở đường cho thể loại phim kiếm hiệp, lịch sử của điện ảnh Việt, “dũng cảm khai thông bế tắc lâu nay của dòng phim lịch sử - dã sử Việt Nam”. Bên cạnh sự thành công về chuyên môn, Thiên mệnh anh hùng cũng mang tính giải trí cao và đã thành công  trong việc thu hút khán giả, đồng thời đánh dấu sự hiện đại, đột phá hơn của phim Việt về công nghệ, kỹ xảo.

Kết: Kiến thức, sách giáo khoa lịch sử lâu này vẫn bị đánh giá là khô cứng, chỉ có sự kiện mà vắng đi những bài học, những con người trong lịch sử mà theo GS Vũ Dương Ninh nhận định: “Cái khô cứng của sách đã chiếm chỗ sinh động của lịch sử, như vật thì học sinh không thể không chán học”. Trong khi đó, những bộ phim lịch sử (thường có gốc gác là các tác phẩm văn học) sẽ là nguồn bổ sung tốt để làm tăng tính sinh động của môn học, tuy nhiên điều đáng tiếc là trình độ làm phim của Việt Nam còn tương đối hạn chế.

Vì sao các thế hệ Việt Nam thuộc sử Tàu hơn sử ta? Vì họ có những bộ tiểu thuyết - phim bom tấn Tam Quốc, Thủy Hử, các tác phẩm của Kim Dung… Qua phim người ta sẽ hiểu tuy không nhiều nhưng một cách tự nhiên về một số sự kiện, nhân vật sử... Do đó, câu chuyện học Sử không chỉ là chuyện của nhà trường, mà là chuyện mà điện ảnh Việt cũng cần phải vào cuộc để tạo ra những bộ phim giải trí nhưng vẫn đầy tính giáo dục, góp phần sinh động hóa những bài học Lịch sử vốn khô khan, nhàm chán.

Hà My
Lớp Truyền hình K30A1


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN