Hành trình khám phá truyện thơ Lục Vân Tiên chuyển thể sang tiếng Pháp

(Sóng trẻ)- Nhân chuyến thăm của Giáo sư Sử gia Phan Huy Lê đến Pháp năm 2010, người hiện là Thông tín viên nước nài của viện lâm Văn khắc và Mỹ văn Pháp, các nhà nghiên cứu của EFEO đã biên tập và chuyển ngữ tác phẩm để xuất bản tại Pháp và Việt Nam. Vào lúc 18h, ngày 1/6 đã diễn ra buổi hội thảo tại Hội trường trung tâm Pháp cùng đọc và chiêm ngưỡng tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Đây không chỉ đơn thuần là việc tái bản một tác phẩm văn học có tầm quan trọng hàng đầu mà bản thân bản thảo này chính là một tác phẩm nghệ thuật thật sự.

Mở đầu buổi hội thảo, ông Pascal Bourdeaux, nguyên là Đại diện của EFEO tai Thành phố Hồ Chí Minh từ 2012 đến 2015 và ông Olivier Tessier, người kế nhiệm, đã có mặt tại Hội trường trung tâm Pháp để giới thiệu về công trình của họ. Toàn bộ khách mời đến từ các trường đại học, các nhà xuất bản và các cơ quan thông tấn đã lắng nghe họ với niềm say mê.


Lục Vân Tiên là tác phẩm truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sang tác theo thể lục bát vào những năm 50 của thế ky 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên năm 1889.

Ông Pascal- người tham sự việc số hoá và xuất bản, trao đổi về tranh minh hoạ truyện thơ Lục Vân Tiên cho rằng đây là một bản thảo “đẹp hoàn hảo” mang giá trị về mỹ thuật, lịch sử lớn. Một dự án bảo tồn, nghiên cứu bản thảo được thành lập. Mới đây, bản thảo quý được số hoá và phát hành thành sách.

Nói đến việc thực hiện minh hoạ truyện thơ Lục Vân Tiên, ông Pascal chia sẻ rằng truyện thơ Lục Vân Tiên dịch sang tiếng Pháp từ năm 1864. Một sĩ quan Pháp là Eugene Gibert muốn minh hoạ tác phẩm bằng tranh màu. Ông đã nhờ hoạ sĩ Lê Đức Trạch đứng ra tổ chức minh hoạ trong hai năm từ 1895 tới 1897. Trở về Pháp, Eugene đã tặng lại bản thảo cho Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn Pháp năm 1899.

8e925d60f_i_5764.jpg

Tiếp theo hội thảo, giới thiệu về tác phẩm năm 1897. Tác phẩm gồm có 2 phần: Phần bài viết bằng chữ Nôm được in hai mặt và được đánh trang từ phải qua trái. Phần thứ hail à các trang có viết thơ Nôm và có trang trí màu. Giữa các tranh minh hoạ và ghi chú còn có một tờ giấy pơluya để bảo vệ tranh vẽ khỏi nhoè.

Đánh giá về tác phẩm Lục Vân Tiên, đây là một tác phẩm có giá trị, có một không hai. Đây là công trình nghiên cứu, phát huy văn hoá phi vật thể. Và nhóm tác giả mong muốn tương laic ó nhiều dự án như vậy.

PGS.TS Olivier Tessier, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp cho biết truyện Lục Vân Tiên được phổ biến bằng quốc ngữ và bằng tiếng pháp vào thế kỉ 19.

19h: Các giáo sư tiếp tục giới thiệu một số bức ảnh về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và một số cuốn sách về tự truyện của ông.Họ thấy rằng phong cách viết truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu vô cùng phóng khoáng, truyền thống,với cốt truyện cuốn hút. “Lục Vân Tiên” đã được chuyển thể sang nhiều thể loại và được xuất bản ở Pháp.

Có rất nhiều phiên bản khác nhau và nhiểu bản dịch của các nước. Bản dịch truyện “Lục Vân Tiên” là sự kết hợp độc đáo giữa tiếng pháp quốc ngữ và Hán Nôm.

8e925d60f_13436047_1291324694214317_1006534708_n.jpg
 
19h30  PGS.TS Olivier Tessier phát biểu về cách đọc và sắp xếp truyên Lục Vân Tiên phiên bản chuyển thể. Thường thì sự sắp xếp về chữ viết thực hiện theo truyền thống của các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá hán. Ông cho biết “Chúng tôi đã xếp lại trật tự đọc sách và tranh vẽ để phổ biến với các nước phương tây hiện nay”.
 
19h45 Giới thiệu 1 số bức tranh khắc với chữ hán nôm ở giữa trang truyện. Mỗi trang có 14 câu thơ lục bát. Nội dung của bài thơ sẽ quyết định bố cục vẽ tranh.Bên cạnh đó phong cách vẽ, nét vẽ của các tác giả cũng rất đặc sắc và đa dạng.

20:05, sau phần giới thiệu tranh, giáo sư Phan Huy Lê lên sân khấu trò truyện trực tiếp với ông Pascal Bourdeaux - người tham dự việc số hóa và xuất bản sách - trao đổi về bản tranh minh họa truyện thơ Lục Vân Tiên.

- Bản thảo minh họa truyện thơ “Lục Vân Tiên” đã được thực hiện như thế nào?

- Truyện thơ Lục Vân Tiên dịch sang tiếng Pháp từ năm 1864. Một sĩ quan hải quan Pháp là Eugene Gibert muốn minh họa tác phẩm bằng tranh màu. Ông nhờ Lê Đức Trạch (một nghệ nhân trang trí cung đình Huế) đứng ra tổ chức minh họa trong hai năm từ 1895 tới 1897. Trở về Pháp, Eugene Gibert đã tặng bản thảo lại cho Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn Pháp vào năm 1899.

- Là người làm việc với bản thảo tác phẩm trong thời gian qua, theo ông tại sao Eugene Gibert lại chọn minh họa truyện thơ "Lục Vân Tiên" mà không phải tác phẩm nào khác?

-Theo tôi thơ Nguyễn Đình Chiểu ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa đời sống con người Nam bộ. Người Pháp muốn hiểu được phía Nam Việt Nam thì chọn dịch thơ Nguyễn Đình Chiểu là đương nhiên.
Thơ Lục Vân Tiên được dịch ra tiếng Pháp nhiều lần, tới nay tôi được biết có bảy bản dịch. Trước khi Eugene Gibert nhờ Abel des Michels dịch sang tiếng Pháp, đã có những bản dịch khác của Lục Vân Tiên trên báo của Pháp.

Trong lời ghi chú đầu bản thảo, Eugene Gibert cũng bày tỏ nguyện vọng làm bản minh họa Kim Vân Kiều. Nhưng ông phải sớm về Pháp nên chưa kịp hoàn thành nguyện vọng.

- Theo ông, tại sao Gilbert tặng bản thảo quý cho Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn Pháp?

- Từ năm 1899, bản thảo này đã được đăng ký lưu chiểu tại Paris. Có lẽ do Viện Văn khắc lúc đó rất quan tâm tới phương Đông. Lúc đó Viện Viễn đông Bác cổ chưa ra đời, chứ nếu được tặng cho Viện, có thể bản khắc này sẽ có vòng đời khác.

8e925d60f_body_1.jpg

- Bản thảo được làm từ năm 1897 có những gì?

- Tác phẩm gồm hai phần: Phần bài viết bằng chữ Nôm được in hai mặt và được đánh trang từ phải qua trái. Phần thứ hai là các trang có viết thơ Nôm và có tranh trang trí màu. Giữa các trang tranh minh họa và ghi chú còn có một tờ giấy pơluya (pelure) để bảo vệ tranh vẽ khỏi nhòe.

- Ông có thể miêu tả rõ hơn về các tranh minh họa – nội dung làm nên giá trị đặc biệt của bản thảo?

- Tại mỗi trang minh họa, phần thơ Nôm được in ở giữa, xung quanh là bốn hoặc sáu tranh màu miêu tả nội dung thơ. Nghệ nhân vẽ bằng bút chì trên giấy, sau đó tô màu nước. Các mẩu tranh nhỏ vẽ theo phong cách panoramique (hình toàn cảnh). Các tranh phía bên trái và bên phải thường để giới thiệu con người, cây cối, văn hóa, đời sống người Nam bộ thế kỷ 19. Có những trang cả bốn tranh đều để miêu tả nội dung câu chuyện. Tái hiện logic hành động tình tiết tác phẩm.

- Quá trình đưa bản thảo thành sách, nhóm thực hiện gặp khó khăn gì?

- Tài chính là khó khăn đầu tiên. Với bản thảo rất hay này, chúng tôi đã dành mọi nguồn lực để số hóa tư liệu trung thành nhất. Chúng tôi nhờ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để làm công việc này. Thư viện Hàn lâm Văn khắc đã tạo điều kiện cho chúng tôi tối đa để làm việc, bởi như các bạn biêt bản thảo được lưu giữ tại nơi không phải ai cũng vào được.

Nài tài chính, chúng tôi đã giải quyết những khó khăn về kỹ thuật. Hiện nay tranh khắc dân gian Việt Nam tại Viện Viễn đông Bác cổ được chú ý, chúng tôi đã quen với việc này số hóa tư liệu này.

- Bản thảo được xuất bản thành sách theo hình thức nào?

- Sau khi số hóa, chúng tôi cố gắng để in ra giấy giữ được màu sắc sống động giống nguyên bản nhất.
Sách in thành hai tập. Tập một in toàn vẹn bản thảo, nhưng phần thơ in bốn thứ tiếng: Pháp, Anh, Việt, chữ Nôm. Tập hai chúng tôi in các chú giải về bản thảo quý giá đã in trong tập một. Trong đó, chúng tôi có tham chiếu lịch sử, bổ sung một số hình ảnh, thơ Hán Nôm đã chuyển sang Quốc ngữ Việt Nam.

- Ông đánh giá như thế nào về truyện thơ “Lục Vân Tiên” có tranh minh họa?

- Đây là một tác phẩm giá trị, có một không hai. Văn bản cung cấp nhiều chú giải về khoa học mà các nhà nghiên cứu có thể tiến hành nghiên cứu nhiều vấn đề như: lịch sử nghệ thuật, lịch sử hội họa… Đây cũng là nguồn cho giới học giả Việt Nam tham khảo. Trong lần xuất bản này, chúng tôi đề xuất dịch tiếng Anh từ tiếng Pháp. Đây là công trình nghiên cứu, phát huy văn hóa phi vật thể. Chúng tôi mong muốn tương lai có nhiều dự án như vậy.

Buổi tọa đàm kết thúc sau cuộc trò chuyện của giáo sư Phan Huy Lê và ông Pascal vào lúc 21:00. Hội thảo phác họa lại lịch sử của bản thảo và việc xuất bản của tác phẩm, giúp chúng ta hiểu rõ hơn tại sao tác phẩm này lại góp phần to lớn đến vậy vào việc tìm hiểu nền văn minh Phương Nam vào giữa thế kỉ XIX.

Bên cạnh đó hội thảo cũng sẽ bình luận tác phẩm trong tương quan tác phẩm xuất bản kèm bình chú năm 2016. Hội thảo đem lại rất nhiều thông tin bổ ích đến với những độc giả trên toàn thế giới có thể tiếp cận với các tác phẩm giá trị của Lục Vân Tiên cũng như các bức tranh minh họa. Đây là bản thảo độc nhất vô nhị tính đến thời điểm này. Là tác phẩm vô giá sẽ được lưu truyền rộng rãi đến văn học toàn thế giới.

Ông Pascal phát biểu kết thúc bằng tiếng Pháp: “Như vậy với hành trình trở về Việt Nam Lục Vân Tiên cổ tích truyện đã góp phần khẳng định những ấn phẩm mang đậm tinh thần văn hóa sẽ giúp chúng ta tìm về quá khứ một cách chân thực và thuyết phục nhất, thể hiện sự trân trọng văn hóa bản địa. Không những vậy nó còn để lại cho chúng ta một bộ di sản quý trong văn hóa cổ truyền của người Việt Nam, và đó cũng chính là minh chứng rõ nét nhất  để những giá trị tinh thần vô cùng quý báu này không bị rơi vào quên lãng. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe. “Xin hẹn gặp lại các tâm hồn văn học vào một ngày gần nhất.”

Minh Anh, Minh Châu, Thu Hương
Báo mạng điện tử K34

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN