Học được gì tại tòa soạn báo in Hà Nam?

(Sóng Trẻ) - “Hãy xác định đây là nghề cuối cùng của mình; có thế mới yêu nghề, mới dám xông xáo vì nghề. Hãy tự hỏi bản thân: không sống chết với nghề, liệu mình có tồn tại được không?”

May mắn được gặp bác Bùi Hữu Tuấn (Phó TBT báo Hà Nam kiêm Giám đốc Nhà in Báo Hà Nam) ngay tại tòa soạn, chúng tôi được nghe bác chia sẻ về nghề báo và người làm báo.

6905bd66b_anh1.jpg

Những ấn phẩm báo Hà Nam

Với kinh nghiệm dạn dày của một nhà báo đã từng nhận được nhiều giải thưởng báo chí, không ít lần “vào sinh ra tử” để cho ra đời những bài báo với góc nhìn mới lạ, mang đầy hơi thở cuộc sống. bác Bùi Hữu Tuấn bắt đầu câu chuyện một cách nhẹ nhàng: “Cái đầu tiên một nhà báo cần chính là sự hiểu biết.”. Sự hiểu biết cơ bản bao gồm kiến thức báo chí, cách làm báo và Luật báo chí. Cao hơn nữa là sự hiểu biết về kiến thức xã hội, vốn sống có được từ trải nghiệm thực tiễn của mỗi phóng viên. Càng va chạm với đời sống thực bao nhiêu thì tác phẩm báo chí của phóng viên đó càng mang hơi thở cuộc sống nhiều bấy nhiêu. 

Cuối cùng, một phóng viên tốt là người hiểu rõ về tiêu chí tờ báo mà mình làm việc. “Nếu làm cho báo Đầu tư, anh không thể mù mờ về các khái niệm kinh tế, phải nắm được diễn biến trên sàn chứng khoán, lãi suất ngân hàng…, có am hiểu và dự đoán được xu hướng kinh tế trong thời gian tới… Tương tự với các báo khác”. Để có được những thứ đó, người phóng viên phải không ngừng học hỏi: học từ sách vở, học từ người đi trước, học từ đối tượng mình tiếp xúc trong quá trình làm báo và học từ chính bản thân mình.

6905bd66b_anh2.jpg

Bác Bùi Hữu Tuấn đang duyệt lại bản can trước khi mang ra nhà in

Không chỉ dừng lại ở vấn đề “học đi đôi với hành”, bác Bùi Hữu Tuấn còn chia sẻ về những khó khăn khi làm báo. Bác cho rằng, cách làm báo bây giờ so với 10 năm trước khác nhau hoàn toàn. Trước đây, nguồn tin cần báo chí để được giới thiệu rộng rãi hơn tới công chúng. Bây giờ, báo chí cần nguồn tin và phải chủ động liên lạc với nguồn tin để khai thác đề tài. Báo chí hiện nay đã bước vào giai đoạn “bão hòa” với sự phát triển liên tục của báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử… Người ta cũng ngại ngần khi chia sẻ thông tin với báo chí hơn trước. 

Bác nói một cách hài hước: “Nếu nhút nhát là anh đã thua khi làm báo. Anh phải lì lợm, lì nhưng vẫn phải khéo, làm thế nào để thuyết phục được người ta cung cấp thông tin cho anh chứ không thể đến cơ sở chụp cái ảnh, xin cái báo cáo về biên tập lại thành bài báo được. Kiểu làm báo salon đó khó có thể chấp nhận! Một, hai lần có thể qua mắt được ban biên tập; đến lần thứ ba họ phát hiện ra sự “lười” của anh ngay. Bài báo mà không có hơi thở cuộc sống thì bạn đọc cũng khó lòng đón nhận.”

Một trong các vấn đề mà các bạn sinh viên báo chí thường gặp phải khi viết báo chính là tìm kiếm đề tài. Bác Hữu Tuấn cho rằng, làm báo tưởng khó mà hóa ra rất dễ. Đề tài chứa đựng thông tin tiềm năng, có thể khai thác và tạo thành một tin bài hay tồn tại ngay trong cuộc sống thường ngày. Quan trọng là phóng viên có thể “nhìn” ra được khía cạnh “độc” và “lạ” trong đó hay không. Những điều bất thường trong cuộc sống chính là những điều cần phóng viên phát hiện và lên tiếng.

Bác cũng bày tỏ trăn trở khi sinh viên học báo hiện nay đa số đều có mong muốn trụ lại Hà Nội, ít coi trọng báo chí địa phương. Dễ dàng nhận thấy, tỉ lệ cạnh tranh giữa các sinh viên báo chí mới ra trường để có được một vị trí trong các tòa soạn báo tại Hà Nội ngày càng cao. Trong khi đó, tòa soạn báo địa phương lại thường ở trong tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là lực lượng phóng viên trẻ tuổi, nhanh nhạy, tư tưởng tiến bộ và luôn bắt kịp xu hướng mới. Bác cho biết: nếu là người thực sự có năng lực, phóng viên làm việc tại tòa soạn địa phương chắc chắn có cơ hội nhận được mức lương ổn định, xứng đáng với công sức của mình.

Đứng trên cương vị của một nhà báo thành công, một bậc tiền bối đi trước nhưng những gì bác chia sẻ với nhóm sinh viên chúng tôi lại như lời chia sẻ của một người cha, một người bạn, như lời sẻ chia tâm sự về nghề giữa những đồng nghiệp báo chí. Chuyến đi hôm đó chỉ gói gọn trong một ngày, vừa kịp để chúng tôi có thể hiểu quy trình làm báo và tận mắt thấy cách một tờ báo ra đời. Tuy nhiên, hành trang chúng tôi mang về không đơn thuần chỉ là những trang A4 kín đặc chữ như những bài tập trước. Lần này, chúng tôi còn mang về ước mơ nghề báo và những bài học quý.

Bài học quý giá nhất trong chuyến đi thực tế tại tòa soạn báo Hà Nam hôm đó chính là bài học về lòng yêu nghề. Có đam mê với nghề, người làm báo mới dốc nhiệt huyết từ tận tâm mà cống hiến. Có trăn trở với nghề, người làm báo mới nhìn ra và phản ánh được cuộc sống lên trang báo một cách chân thực, sắc nét, đa diện nhất.

Bài học thứ hai mà một người phóng viên cần nhớ chính là đạo đức nghề báo. Yếu tố chính trị trong làm báo luôn phải được đặt lên hàng đầu. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, cũng là diễn đàn của nhân dân. Người làm báo chính là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước tới nhân dân và ngược lại. Ngòi bút của người làm báo sẽ không bị lung lay bởi sức hấp dẫn của kim tiền, khi anh ta có được “tâm sáng – lòng trong – bút sắt”.

Nhà báo – Doanh nhân Bùi Hữu Tuấn

Nhà báo – Doanh nhân Bùi Hữu Tuấn quê gốc ở thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, nhưng được sinh ra và lớn lên tại thành phố Nam Định. Hiện nay là Phó tổng Biên tập, Phó Bí thư đảng uỷ Báo Hà Nam kiêm giám đốc Nhà In Báo Hà Nam.

Dấu ấn sự nghiệp

Tháng 1/2000: 2 tác phẩm: “Sống trong bụi và khói”  và “Giữ cho cân thăng bằng” của nhà báo Bùi Hữu Tuấn được trao bằng khen tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc tại thành phố Vinh (Nghệ An).

Tháng 1/2001: tác phẩm “Tôm càng xanh lên núi” của nhà báo Bùi Hữu Tuấn được trao bằng khen tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc được tổ chức tại thành phố Nha Trang (Khánh Hoà).

“Bí thư đảng uỷ xã, phường trong tiến trình đổi mới.”. 3 kỳ năm 2007 tác phẩm được nhận giải Khuyến khích Giải Báo chí Quốc gia năm 2007. 

“Hành trình theo Nghị quyết Tam nông”. 3 kỳ năm 2009. Tác phẩm được nhận giải Khuyến khích Giải Báo chí Quốc gia năm 2009.

“Chủ nhiệm thời hội nhập”. Dài kỳ năm 2011, tác phẩm lọt vào vòng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia năm 2011. 
Những phần thưởng đã nhận 

Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (năm 2010)

Bằng khen UBND tỉnh: 4 lần

Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh (2011)

Bằng khen Hội Nhà báo Việt Nam (2009)

Bằng khen Hiệp hội In Việt Nam (2010)

Vũ Thị Hoàng Ngân
Truyền hình K31.A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN