Tọa đàm “Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu hiện nay”

(Sóng trẻ) – Chiều 17/3, tại hội trường Bảo tàng Hà Nội, Hội Nhà Báo Việt Nam cùng Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tổ chức chương trình tọa đàm “Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu hiện nay”.

Tọa đàm diễn ra dưới sự chủ trì của nhà báo Nguyễn Đức Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo Trần Trọng Dũng – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và bà Nguyễn Thị Hải Vân - Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam.

Tham dự tọa đàm còn có sự góp mặt của đại diện lãnh đạo cơ quan TW Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện lãnh đạo các cơ quan báo, tạp chí Trung ương và địa phương, đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo các tỉnh, các Liên Chi hội và các giảng viên. 

anh-1.jpg
Tọa đàm có sự tham gia của nhiều lãnh đạo, phóng viên, nhà báo các cơ quan trong cả nước. (Ảnh: Hải Anh) 

Phát biểu khai mạc tọa đàm, nhà báo Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí: “Trong bối cảnh hiện nay, người làm báo phải nắm vững thông tin nhằm đáp ứng thông tin đất nước và thế giới trong tình hình mới. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ các nhà báo phải thực hiện có tổ chức, có kế hoạch và luôn đổi mới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, xu thế chuyển đổi số hiện nay, đội ngũ nhân lực cần có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ số và phát triển sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ chiến lược mà cơ quan mong muốn. Do vậy, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện để đáp ứng môi trường công nghệ phát triển, những bài học cần phải đa dạng hơn từ kỹ năng đến thực hành, không chỉ thế hệ trẻ mà cả lãnh đạo cơ quan báo chí cần phải được đào tạo nhiều lần chứ không phải một hai lần”. 

anh-2.jpg
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi phát biểu khai mạc tọa đàm với những chia sẻ về tình hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí hiện nay. (Ảnh: Hải Anh) 

Tại tọa đàm, bà Nguyễn Thị Hải Vân - Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí trình bày báo cáo tình hình hoạt động của trung tâm trong 3 năm (2020 - 2022) và phương hướng hoạt động trong năm 2023. Trong 3 năm vừa qua, Trung tâm đã tổ chức tổng số 333 hoạt động cho hơn 10.000 lượt hội viên Hội Nhà báo trong cả nước. Các lớp học chủ yếu tập trung vào 3 mảng chính: Kỹ năng cho các loại hình báo chí; chuyên đề, chuyên sâu và các hội thảo, tọa đàm. 

Công tác bồi dưỡng của Trung tâm trong các năm vừa qua cũng đã đạt được nhiều điểm mới như: tổ chức các lớp học bắt kịp sự thay đổi của báo chí thế giới như chuyển đổi số, sản xuất long-form cho báo mạng, sản xuất podcast,...; chú trọng bồi dưỡng kỹ năng về các mảng khoa học, truyền thông về giới... 

anh-3.jpg
Những trao đổi của bà Nguyễn Thị Hải Vân trong buổi tọa đàm (Ảnh: Hải Anh) 

Trong khuôn khổ tọa đàm, các lãnh đạo Hội, các cơ quan báo chí cũng tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm đánh giá lại các khóa bồi dưỡng của Trung tâm, phản ánh nhu cầu đào tạo từ các tỉnh. Đồng thời, tọa đàm cũng lắng nghe đề xuất từ các đại biểu về những kỹ năng, chủ đề cần thiết; các hình thức, phương thức tổ chức phù hợp, chất lượng. 

Ông Hoàng Ngọc Sỹ - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị chia sẻ: “Trong hai năm, năm 2020, năm 2021, dù nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nhưng rất đáng mừng, trung tâm Hội Nhà báo tỉnh đã mở được nhiều lớp tập huấn. Năm 2020 - 2022 mở được 6 lớp, trong đó có 3 lớp online. Trong thời gian tới, Hội Nhà báo Quảng Trị mong muốn được mở nhiều lớp báo chí hơn, đặc biệt các lớp về công nghệ 4.0, ChatGPT,... nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ những người làm báo”. 

Tiếp đó, ông Lê Văn Toàn - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng cho biết, Lâm Đồng là tỉnh có nhu cầu đào tạo nghiệp vụ báo chí lớn song trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương. Đồng thời, nhà báo Lê Văn Toàn cũng đề xuất các lớp đào tạo không chỉ hướng đến các hội viên nhà báo mà còn nên mở rộng ra với cán bộ tại nhiều cơ quan khác như cổng thông tin điện tử, các cơ quan ban, ngành khác có liên quan. 

Tham gia đóng góp ý kiến, đồng chí Nguyễn Bảo Lâm - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên kiến nghị chương trình đào tạo của Trung tâm cần tập trung vào 3 vấn đề gồm: Đào tạo nghiệp vụ báo chí từ cơ bản đến chuyên sâu để bắt kịp thời kỳ chuyển đổi số; chú trọng đào tạo về truyền thông đa phương tiện và đào tạo ngoại ngữ. 

Đại diện báo Công Luận, bà Hà Hồng Sâm bày tỏ quan điểm rằng giữa các trung tâm đào tạo và Hội Nhà báo cần có điểm thống nhất. Sau khi có hội viên, phóng viên hoàn thành khóa học, Trung tâm cần thực hiện khảo sát để nắm bắt tình hình học tập và nhu cầu của từng cá nhân. Từ đó, xây dựng các chương trình dạy học phù hợp trong thời gian tới. 

Cùng với đó, bà Phó Cẩm Vân - đại diện Chi hội Đài Tiếng nói Việt Nam cũng chỉ ra một số điểm bất cập trong công tác đào tạo; trong đó, nhấn mạnh việc thiếu các lớp đào tạo quản lý cho cấp lãnh đạo. Điều này có thể dẫn đến trường hợp, phóng viên được đào tạo và cấp lãnh đạo không cùng chung quan điểm. Chính vì vậy, cần thiết trong một lớp bồi dưỡng cần có xen kẽ cả phóng viên, nhà báo lẫn các nhà quản lý. 

anh-4.jpg
Tọa đàm nhận được các ý kiến thảo luận từ lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí (Ảnh: Hải Anh)

Tọa đàm còn nhận về ý kiến của bà Nguyễn Thị Thương - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa, ông Tạ Đình Nghĩa - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng, bà Thanh Phương Diệu - đại diện Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai, nhà báo Lê Thế Chiến - đại diện Tạp chí Thanh tra Chính phủ, nhà báo Trần Tiến Duẩn - Tổng Biên tập báo điện tử Vietnamplus, thầy Đinh Ngọc Sơn - giảng viên Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí,... 

anh-5.jpg
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm, bế mạc tọa đàm (Ảnh: Hải Anh)

Bế mạc tọa đàm, nhà báo Trần Trọng Dũng – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định thời gian tới Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên trên tất cả các lĩnh vực; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo. Đồng thời, Trung tâm sẽ gia tăng khai thác, mở rộng hợp tác quốc tế và đẩy mạnh tổ chức các khóa bồi dưỡng về kỹ năng truyền thông theo nhu cầu. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN