Học mà chơi với trò chơi dân gian trong trường học

(Sóng trẻ) - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian đang là vấn đề được các cấp ngành quan tâm. Một trong những hướng đi hiệu quả chính là đưa trò chơi dân gian vào trong trường học nhằm tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tiếp cận với những giá trị truyền thống của dân tộc. 

Mảnh ghép tuổi thơ

Có thể khẳng định, đồ chơi dân gian hay trò chơi dân gian là một phần rất quan trọng trong di sản văn hóa của dân tộc.

Quay ngược dòng thời gian cách đây vài năm, có lẽ không đứa trẻ nào lại không mê mẩn những trò chơi “kinh điển” như: trốn tìm, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê... Không cầu kỳ về hình thức, các trò chơi dân gian đều do con trẻ tự đặt ra các quy định, chơi với những dụng cụ đơn giản nhưng ai nấy đều vui vẻ trong từng khoảnh khắc. Tất cả đều khắc sâu trong tâm trí và trở thành một mảnh ghép trong ký ức tuổi thơ. 

 
52ff5bc85_p1100086_1.jpg

Giây phút hạnh phúc của hai mẹ con khi thử sức với màn “đi cầu ao bắt vịt” tại BTDTHVN.

Tuy nhiên, với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của khoa học kĩ thuật và internet như hiện nay, các em nhỏ có nhiều hơn một sự lựa chọn vốn trước kia chỉ giới hạn là trò chơi dân gian. Thay vì tụ tập để cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống, trẻ em ngày nay lại ưa thích hơn với việc dán mắt vào màn hình máy tính, ti vi để chơi điện tử, xem phim… Ngay cả ở nông thôn, các trò chơi ấy cũng dần đi vào “dĩ vãng” khi các quán Internet mọc lên như nấm, hút hồn các em nhỏ. 

Ngày nay, các trò chơi dân gian tồn tại trong bảo tàng nhiều hơn là trong đời sống thực. Hàng năm, cứ đến dịp Trung thu, Tết, Quốc tế thiếu nhi... Bảo tàng DTHVN lại tổ chức hàng chục trò chơi dân gian đặc sắc, thu hút rất đông các em nhỏ cùng gia đình đến trải nghiệm. Nhiều em khi đến đây lần đầu bắt gặp những trò chơi: đi cà kheo, múa rối nước, bịt mắt đánh trống, nhảy bao bố... rồi chơi một cách say mê. Nhưng chẳng lẽ cứ phải đợi đến mỗi dịp đặc biệt như vậy, các em mới được chơi những trò chơi mà đáng lẽ, tuổi thơ các em có quyền được hưởng? Đó chính là một câu hỏi cần phải đi tìm lời giải đáp.

Đưa trò chơi dân gian vào trường học – tại sao không?

Có thể nói, công tác bảo tồn các trò chơi dân gian cần ý thức lưu giữ của cả cộng đồng, thay vì chỉ đơn thuần tập trung vào các hoạt động trong bảo tàng. Viêc rất đông các em nhỏ đến bảo tàng chơi các trò chơi dân gian là một minh chứng tiêu biểu để khẳng định: trò chơi truyền thống vẫn chưa hết thời và vẫn còn sức hút với con trẻ, quan trọng là cách chúng ta khơi dậy như thế nào. 

Hình thức giáo dục và định hướng cho học sinh tiếp cận với các giá trị văn hóa dân gian đang là một hướng đi hiệu quả và có nhiều tín hiệu tốt. Mấu chốt là việc đa dạng hoá trong hoạt động tổ chức các loại hình văn hoá dân gian trong nhà trường qua các kênh thông tin phải được thực hiện một cách đồng bộ. Hoạt động này không những tạo sân chơi bổ ích, thiết thực cho học sinh mà qua đó còn khơi dậy ở các em lòng quý trọng những giá trị văn hóa truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Những món đồ chơi dân gian vừa đơn giản, không tốn kém lại rất thông minh và thú vị, nó giúp cho các em tìm về tuổi thơ đúng nghĩa.

Hiện nay, mô hình này đã được một số trường học trên cả nước đưa vào thực tiễn. Điển hình như tại trường THCS Thăng Long (Hà Nội), hàng năm nhà trường vẫn thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động nại khóa thường niên vào cuối mỗi học kỳ. Tại đây, các con học sinh được tham gia chơi những trò chơi giải trí, được tham dự các phần thi: cà kheo tốc độ, nhảy bao bố, kéo co – những trò chơi dân gian vừa rèn luyện sức khỏe vừa tạo không khí đoàn kết vui tươi cho các em học sinh trong trường. Những đợt tham quan nại khóa như thế này không chỉ giúp các em có những giây phút nghỉ ngơi thư giãn sau mỗi giờ lên lớp, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng thầy cô, học sinh và các bậc phụ huynh mà còn gián tiếp đưa các em đến gần hơn với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

 
52ff5bc85_keoco.jpg

Thầy và trò trường THCS Thăng Long cùng thử sức với trò chơi kéo co trong đợt tham quan nại khóa học kỳ I vừa qua.

Tóm lại, dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật đến một mức độ nào đó thì cuối cùng người ta cũng phải tìm về văn hóa dân gian xưa, tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc để tâm hồn được thảnh thơi. Việc đưa các trò chơi truyền thống vào trong trường học và một phương án khả thi. Trong đó, vai trò từ phía người lớn trong gia đình và nhà trường rất quan trọng trong việc giúp trẻ tìm về những trò chơi, những không gian văn hóa mang tính dân gian truyền thống của dân tộc. Và nhớ rằng, chúng ta phát triển trên cơ sở kế thừa và phát huy chứ không lu mờ những giá trị hồn cốt. 

Khánh Linh

Báo mạng điện tử K.31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN