Bất bình đẳng giới trong truyền thông, trách nhiệm trước hết là của ngành Giáo dục

(Sóng trẻ) - Theo đuổi vấn đề bình đẳng giới đã lâu nhưng cho đến hôm nay, Việt Nam vẫn là một quốc gia tồn tại nhiều định kiến và sự bất bình đẳng giới. Có nhiều cách để khắc phục tình trạng này nhưng một trong những cách quan trọng nhất, theo nhiều chuyên gia chỉ ra, đó chính là thay đổi nhận thức của giáo dục, truyền thông, từ đó làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội.


Trước hết khi nói về vấn đề giới tại Việt Nam, tất cả chúng ta phải nhận chân rằng, trong những năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng nhằm kéo gần khoảng cách giới. Theo kết quả đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc, Việt Nam là quốc gia có những thành tựu về bình đẳng giới tốt hơn các nước có cùng mức phát triển kinh tế hoặc thậm chí cao hơn. 

Chúng ta đã sớm xây dựng hệ thống luật pháp bảo đảm sự công bằng về giới như: Luật phòng chống bạo lực gia đình (2008), Pháp lệnh dân số về mất cân bằng giới tính khi sinh… Cũng theo chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, chỉ tiêu đến năm 2015, chúng ta sẽ giảm được 60% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến về giới.

Tuy nhiên, cho đến bây giờ là năm 2014, con số 60% e vẫn còn là một niềm mơ ước. Đánh giá về vấn đề giới và bình đẳng giới tại Việt Nam, chúng ta phải thừa nhận rằng, Việt Nam vẫn là đất nước thiếu sự công bằng giới tính.

Thực trạng bất bình đẳng giới trong truyền thông tại Việt Nam

Ngay trong truyền thông, một lĩnh vực được xem là thể hiện sự tiến bộ của xã hội, không phải lúc nào, sự bình đẳng giới cũng được các nhà làm truyền thông quan tâm đích đáng.

Theo báo cáo giám sát truyền thông toàn cầu năm 2010 được thực hiện trên 108 quốc gia, trong đó có Việt Nam, cứ 4 nam thì mới có 1 nữ xuất hiện trên các bản tin truyền thông đại chúng…”. Nam giới vẫn áp đảo, phụ nữ gần như vắng bóng, đặc biệt trong các chủ đề chính trị, chỉ có 3% là phụ nữ. Khi xuất hiện, phụ nữ cũng chỉ hiện diện chủ yếu đại diện cho ý kiến công chúng hoặc kể về kinh nghiệm cá nhân. Họ không xuất hiện nhiều với vai rò là chuyên gia, lãnh đạo… như nam giới.

Thậm chí, theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), 62% hình ảnh phụ nữ xuất hiện trên truyền hình gắn với trang phục váy áo hở hang, gợi dục.

Trong các quảng cáo, phụ nữ thường gắn với các sản phẩm nước rửa chén, sữa tắm, bột giặt, bột ngọt… hoặc bị biến thành nhân vật biểu tượng cho tình dục trong các quảng cáo xe hơi, xe máy, điện thoại… mà nam giới bao giờ cũng là nhân vật chính.

4baf1c4dd_dscn3914.jpg

Cuộc khảo sát của khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về sự chênh lêch mức độ xuất hiện giữa nam và nữ trong các lĩnh vực đời sống xã hội trên truyền thông

Những hiện tượng tưởng như bình thường đó đang vô tình xây thêm những rào cản, định kiến về giới. Truyền thông đang làm gia tăng áp lực đối với cả hai giới khi ngang nhiên gắn cho họ những vai trò mang tính áp đặt. Chẳng hạn, chúng ta luôn quan niệm, phụ nữ là phải đẹp, phải dịu dàng, biết nấu ăn, chăm sóc chồng con, biết làm việc nhà và có đức hy sinh vô bờ  bến. Trong khi đó, nam giới sẽ là những người giỏi giang, khỏe mạnh, quyết đoán, biết kiếm tiền và làm việc lớn thay vì phải ở nhà, chăm sóc gia đình, con cái,…

Những quan niệm trên đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người và hàng ngày, được lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều ấy khiến nhiều người ngộ nhận về khả năng của mình dựa trên cơ sở về giới tính mà thiếu đi những cân nhắc về năng lực tự có của bản thân. Chúng ta không biết rằng, vai trò của mỗi cá nhân, của mỗi giới đều sẽ thay đổi theo thời cuộc chứ không phải là những khái niệm bất biến mà những nhà truyền thông đang góp phần củng cố.

Rõ ràng, tại Việt Nam đang tồn tại một sự thực hết sức nực cười rằng, các nhà làm truyền thông, một mặt liên tục đi đòi hỏi bình quyền, một mặt lại luôn cổ súy cho sự bất công về giới.

4baf1c4dd_tapchi1.jpg

Có nhiều tờ tạp chí luôn để ảnh bìa là một "sexy lady" nhằm thu hút bạn đọc

Công bằng mà nói, chính những người làm truyền thông hôm nay, không phải ai cũng có đủ sự nhạy bén về giới tính. Nếu không phải như thế thì sẽ không có những bài viết về đề tài nấu ăn gắn với phụ nữ; không có những mục tư vấn yêu cầu phụ nữ phải vừa “giỏi việc nước, đảm việc nhà”; không có những bài báo về bạo lực gia đình mà nhà báo luôn lý giải nguyên nhân của nó là do cách cư xử thiếu khóe léo của người vợ, khiến cho người chồng nóng giận và trong lúc nóng giận, chàng đã không tự kiềm chế được hung tính nên mới ra tay hãm hại vợ.

Tất cả những điều nêu trên không còn là lý thuyết, đó là thực tế. Một thực tế mà bất cứ ai khi đối mặt với truyền thông đều dễ dàng nhận ra. Ngay trên những tờ báo của riêng phụ nữ, người ta cũng dễ nhận thấy sự phân biệt giới tính khi nhà báo luôn khuyên phụ nữ "chuẩn" là phải thế này, phải thế kia. Nhà báo đó có thể đã ý thức được vấn đề giới và bình đẳng giới hoặc có thể chưa biết. Song, dù sao cũng không thể phủ nhận trách nhiệm rằng, chính họ đang là nguyên nhân cản trở xã hội Việt Nam tiến tới sự bình đẳng giối thực thụ.

Bất bình đẳng giới trong truyền thông, lỗi do đâu?

Truyền thống, văn hóa, định kiến xã hội gia trưởng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên bất bình đẳng giới. Các giá trị, niềm tin, định kiến văn hóa lại thường rất khó thay đổi bởi đôi khi nó tồn tại nài sự kiểm soát của nhận thức, lý trí con người. Đây cũng là thách thức lớn nhất của Việt Nam trong việc xóa bỏ, thay đổi hệ thống giá trị cũ và nhìn nhận lại vai trò của nam và nữ trong xã hội hiện đại.

Một xã hội có bình đẳng giới sẽ rất khác so với xã hội chúng ta đang sống bây giờ. Ở đó, mọi quan niệm về chuẩn mực cái đẹp đều bị thay đổi. Người phụ nữ lý tưởng sẽ không còn là một cô gái xinh đẹp, công dung ngôn hạnh, giỏi giang việc nội trợ, biết chăm con và chiều chồng hết lòng. Tương tự như vậy, một đàn ông điển hình cũng không phải là người thành đạt, khỏe mạnh, kiếm được nhiều tiền, ga lăng và luôn sẵn sàng chi đẹp trong mọi cuộc vui…

Khi đó, quan niệm xã hội sẽ không áp đặt giới tính lên các cá nhân mà tạo mọi điều kiện cho tất cả cá nhân phát triển, hoàn thiện khả năng vốn có của chính mình. Đó chính là sự bình đẳng giới lý tưởng mà chưa một quốc gia nào hoàn toàn chiếm lĩnh được. 

Th.S Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền từng nói: “Bình đẳng giới không phải là vấn đề san đều, cào bằng những công việc và cơ hội cho cả hai phái nam nữ mà thực chất là việc tạo cơ hội cho phụ nữ và nam giới có khả năng phát huy hết những khả năng vốn có của bạn thân mà không bị kìm hãm, áp đặt bởi những quan niệm về giới tính thông thường”.

4baf1c4dd_quangcaos.png

Bình đẳng giới cần bắt đầu bằng việc suy nghĩ khác đi về vai trò của nam và nữ trong xã hội đương đại

Câu hỏi đặt ra là, xây dựng sự bình quyền nam nữ, chúng ta phải bắt tay từ đâu?

Theo số liệu thống kê năm 2011 của ogle: 81% người dân Việt Nam dành thời gian cho internet, trong khi tivi là 57%, báo, tạp chí là 36% và radio là 12%. Trung bình mỗi ngày, một người Việt Nam dành hơn 10h cho truyền thông. Vậy, hiển nhiên đáp án rõ ràng rằng truyền thông chính là chìa khóa tháo gỡ vấn đề bình đẳng giới, đưa xã hội Việt Nam tiến tới bình đẳng giới thực thụ.

Tuy nhiên, khi bản thân người làm truyền thông không tự ý thức được vấn đề giới và bình đẳng giới thì không thể nào sử dụng truyền thông như một công cụ đắc lực để tuyên truyền, kêu gọi bình quyền nam nữ.
 
Chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho truyền thông trong việc gây nên bất bình đẳng giới. Bản thân truyền thông cũng là một ngành công nghiệp và nhiệm vụ mà nó phải làm là đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khi toàn xã hội nhận thức sai lệch về giới và bình đăng giới thì như một lẽ đương nhiên, truyền thông chưa thể ngay lập tức, đứng trên nhận thức chung của xã hội về vấn đề này.

Trước khi biết xem tivi, đọc báo, nghe đài, lướt internet, mỗi chúng ta đều cần đến trường, học lễ, học văn. Sự giáo dục của nhà trường là một trong nhiều nhân tố tác động sâu sắc đến nhận thức của mỗi cá nhân. Trong những cuốn sách vỡ lòng từ lớp 1, chúng ta đã quá quen với hình ảnh người mẹ gắn liền với các con, người mẹ thì dịu dàng, người cha thì mạnh mẽ. 

Từ nhỏ, các bé nữ đã được ưu tiên dạy múa, dạy hát còn con trai thì được ưu tiên học các môn thể thao. Nếu có đứa trẻ nào đi ngược lại những điều đó, cha mẹ sẽ lại lo lắng, liệu nó vấn đề gì về giới tính chăng?

Cùng với sự tác động của truyền thông, ngay trong nhà trường, các em học sinh đã được nhồi nhét ý thức sự khác biệt nam nữ là như thế nào và định kiến giới không phải chò đợi đến các nhà truyền thông mà ngay từ hồi đi học, các em đã được thầy cô trang bị đầy đủ.

Sau này, khi các em lớn lên, trở thành những nhà truyền thông chuyên nghiệp, vòng tuần hoàn lại quay về.

T.S Nguyễn Thị Tố Quyên tại buổi tọa đàm “Công tác giáo dục đối với vấn đề bình đẳng giới, nhạy cảm giới – Tầm quan trọng của việc tăng cường nhạy cảm giới trong sản phẩm truyền thông” từng khẳng định: “Bản thân người làm truyền thông có lẽ cũng không biết mình đang xúc phạm phụ nữ khi gắn họ với biểu tượng của tình dục, của bếp núc và tài nội trợ”.

Cùng chung nhận định này, Th.S Nguyễn Thị Tuyết Minh, cho rằng: “Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới trong truyền thông là do những định kiến giới đã bám dễ, ăn sâu vào tư duy của người làm truyền thông đến độ họ không thể tự phân biệt được danh giới của sự bất bình đẳng giới đang nằm ở đâu”.

Đào sâu vấn đề này, chúng ta cần thấy một nguyên nhân sâu hơn của nạn phân biệt giới tính, đó chính là giáo dục. Việc xây dựng lại một hệ thống giáo dục có nhạy cảm giới cộng với việc đẩy mạnh nhạy cảm giới trong truyền thông cần được tiến hành song song, đồng thời. Đó chính là chiếc chìa khóa gõ mở cánh cửa bình đẳng giới ở Việt Nam mà việc tìm ra chiếc chìa khóa ấy cần sự chung tay của mọi cá nhân hôm nay.

Trương Thu Hường




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN