Hướng đi nào cho phát triển làng nghề Việt?

(Sóng trẻ) - Vì sao các làng nghề truyền thống của Việt Nam ngày càng bị mai một? Câu hỏi ấy nhiều năm qua đã được các cơ quan chức năng và chính người dân ở những nơi đó tìm kiếm trả lời.

Hiện nay, cả nước có trên 5.000 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 1.748 làng nghề được công nhận, trên 400 làng nghề truyền thống với hơn 53 nhóm nghề. Hàng năm giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề khoảng 600 triệu USD. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, làng nghề còn là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc trưng.Tuy nhiên, hiện nay có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng đang dần bị mai một hoặc đang sống một cách lay lắt qua ngày.

Điển hình là làng nghề làm giấy sắc phong ở Nghĩa Đô - Hà Nội. Tuy hiện nay giấy sắc phong không còn được sử dụng nhiều, nhưng nó vẫn có công dụng quan trọng trong việc khôi phục gia phả, thư tịch cổ và nhất là dùng để viết những bằng khen cao quý. Hiện nghề làm giấy sắc phong Nghĩa Đô chỉ còn duy nhất ông Lại Phú Thạch là còn làm nhờ vào bí quyết gia truyền. Khi được hỏi về cách lưu giữ nghề, nghệ nhân Thạch trăn trở, lo sẽ chẳng còn ai tiếp nối ông giữ nghề nữa, bởi “để làm được giấy sắc mất rất nhiều công đoạn, mà làm ra chẳng bán được cho ai vì không phải ai, cũng có thể dùng được giấy sắc này”, ngay cả con trai của nghệ nhân cũng không còn tha thiết với nghề trước thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Việc thất truyền nghề giấy sắc là điều có thể xảy ra. Điều đáng nói là không chỉ riêng nhà họ Lại mất nghề gia truyền mà xã hội cũng mất đi một nghề cao quý của tổ tiên.

Hay như làng tranh Ðông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), một làng có tuổi đời 400 năm, từ 17 dòng họ giờ chỉ còn hai gia đình giữ nghề là nghệ nhân Nguyễn Ðăng Chế và Nguyễn Hữu Sam (đã mất vào năm 2017, giờ chỉ còn các con làm nghề). Có người thốt lên, giờ phải gọi Ðông Hồ là làng vàng mã, bởi trước cuộc sống hiện đại, người dân buộc phải "rẽ ngang" để tồn tại. Cách làm tranh Đông Hồ, gần như là thất truyền. Một mai khi thế hệ này về với tổ tiên thì tranh Đông Hồ không biết có tồn tại được với thời gian?

Các làng nghề hiu hắt khách qua lại (Ảnh: Internet).
Các làng nghề hiu hắt khách qua lại (Ảnh: Internet).

Để các làng nghề truyền thống thoát khỏi tình trạng khó khăn, điều quan trọng là xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển bền vững cho các làng nghề. Vì thế mà thời gian gần đây, ý tưởng liên kết các làng nghề với ngành du lịch đã được đưa ra, với mục đích là biến các làng nghề thành những điểm tham quan, du lịch hấp dẫn nằm trong lộ trình của du khách.

Có thể nói rằng, du lịch trải nghiệm đang là hướng đi đầy triển vọng để phát triển các làng nghề, nhưng hiện nay còn thiếu kế hoạch đồng bộ. Các tour du lịch làng nghề hầu như đều mới chỉ dừng lại ở hình thức tham quan và tới xem làng. Lý do là những người làm du lịch chưa tổ chức được một hệ thống du lịch tổng hợp để khai thác cho xứng tầm với tiềm năng du lịch của từng vùng. Cùng với đó, du lịch làng nghề hiện nay phần lớn mang tính tự phát, vì vậy, hiệu quả chưa cao, du khách thường chỉ đến một lần và sức lan tỏa chưa sâu rộng. Nhiều địa phương chưa có chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp và cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch làng nghề. Đặc biệt, môi trường nhiều làng nghề bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân hạn chế việc thu hút khách du lịch tại các làng nghề. Sự liên kết, hợp lực giữa các doanh nhân, người sản xuất, nhà quản lý,...chưa trở thành một khối thống nhất để phát huy tiềm năng lớn của làng nghề.

Ngoài ra vấn đề thiếu thốn, khả năng cải tiến mẫu mã kém, mức độ nhạy cảm với thị hiếu tiêu dùng không cao dẫn đến việc duy trì, phát triển nghề truyền thống rất khó khăn, chật vật. Nghệ nhân lớn tuổi cả đời làm nghề, truyền nghề, giàu kinh nghiệm và độ tinh khéo nhưng lại không có khả năng sáng tạo mẫu mã mới, thậm chí bảo thủ, không chịu tiếp thu cái mới. Ngược lại, các bạn trẻ được học thêm ở trong các nhà trường, năng động, nhạy cảm với thị trường, nhưng lại thiếu kỹ thuật, kỹ xảo nghề, thiếu sự chuẩn mực về giá trị truyền thống, thích chạy theo tân kỳ, bắt chước… và là một hạn chế lớn cho sự phát triển sản phẩm làng nghề cũng như tương lai của làng nghề

Kinh nghiệm từ một số làng nghề đã thành công trong việc phát triển du lịch như Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, bên cạnh việc được nhà nước đầu tư, thì người dân ở những nơi này đều rất nhạy bén, nắm bắt được thị trường, hiểu biết về tiếp thị thì càng hút khách du lịch. Đó cũng chính là bí quyết của những làng nghề này. Người dân ở Bát Tràng biết kết hợp với các địa điểm du khách thường tập trung như nơi triển lãm, cửa hàng… Khi thấy du khách có nhu cầu người chủ cửa hàng sẽ điện thoại cho người ra đón du khách vào tận xưởng sản xuất. Thái độ luôn thân thiện, giá cả phải chăng, du khách có thể chơi cả buổi với đủ trò khám phá nghề gốm. Hoặc ngay tại chợ Bát Tràng cũng không chỉ thuần buôn bán mà còn có những gian hàng cho khách được tham gia vào các công đoạn làm gốm. Việc khách được tự nặn, tự vẽ, tự sáng tạo ra sản phẩm gốm theo ý thích và nhìn thấy sản phẩm hoàn chỉnh của mình từ lò ra khiến khách đặc biệt thích thú và cảm thấy thỏa mãn với chuyến đi. Từ đó có thể thấy, người dân ở các làng nghề phải chủ động học hỏi, thay vì chờ đợi sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, hoặc phó thác cho các công ty lữ hành.

Không chỉ như vậy, không ít ý kiến còn cho rằng, bản thân các công ty du lịch khi đưa khách đến các làng nghề cũng cần chủ động liên kết trước với một số địa chỉ trong làng nghề, thoả thuận với chủ cơ sở về cách đón tiếp, về giá cả sản phẩm, thậm chí là cả không gian cho khách được tham gia sản xuất cùng người dân… trước khi dẫn khách tới thì chắc chắn hiệu quả tour sẽ cao hơn rất nhiều..Sự liên kết và chia sẻ lợi nhuận giữa hãng lữ hành với người dân làng nghề  là điều kiện tiên quyết cho việc duy trì và phát triển du lịch làng nghề. Bởi chỉ khi người dân cảm thấy có lời, thì họ mới yên tâm sản xuất, giữ nghề và có động cơ tích cực để tìm hiểu cách làm du lịch, từ đó mới biết làm du lịch. 

Bên cạnh đó, chính quyền sở tại cũng cần phải quan tâm và đầu tư hơn nữa đến việc quảng bá, tiếp thị hình ảnh làng nghề trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội. Tạo điều kiện cho người dân đi các làng nghề đã làm du lịch hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh đó là đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phương: từ bán sản phẩm lưu niệm, đến ăn, ngủ, nghỉ…Hy vọng các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp sớm có nhiều dự án tích cực để các nghề, làng nghề truyền thống mãi tồn tại và phát triển giữ lại cho thế hệ mai sau những tinh hoa văn hóa của dân tộc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN