Hương hoa trong từng giọt rượu


Theo lời kể của các cụ cao niên thì nghề nấu rượu làng Ngâu có từ thời Pháp thuộc. So với rượu của nhiều vùng miền khác thì rượu làng Ngâu “nặng” hơn, khi uống vào cay đến nỗi tê đầu lưỡi, chảy đến đâu cảm nhận được đến đó, nhưng để lại dư vị thơm dịu trong cổ họng. Nổi tiếng nhất là loại rượu nấu từ hoa cúc, với vị thoang thoảng hương hoa cúc, thơm nhưng không nồng, nặng nhưng không sốc và từ lâu rượu cúc làng Ngâu đã được rất nhiều khách thập phương ưa chuộng.

Men theo con đường nhỏ dẫn vào làng, chúng tôi đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt của hoa cúc. Theo lời giới thiệu, tôi đến xóm 7, nhà bà Lê Thị Hòa, 58 tuổi, người đã có hơn 40 năm trong nghề nấu rượu và cũng là hộ gia đình có diện tích trồng hoa cúc lớn nhất trong làng, khoảng 2 sào. Vừa thu hoạch hoa bà Hòa vui vẻ chia sẻ: “Rượu của làng chúng tôi được nấu rất kỳ công. Để có được những mẻ rượu hoa cúc thơm nn phải trải qua hai lần chưng cất. Lần 1 cũng như cách nấu rượu của bao làng quê khác, lần 2 mới là công đoạn quan trọng, vì đây là lúc ướp hương cúc cho rượu. Hoa cúc được rải một lượt trên nia hoặc rổ rồi đặt lên miệng trên nồi, hơi bốc lên, hương cúc ngấm vào từng giọt rượu khi lắng đọng”.

Loài hoa mà người dân dùng để hấp rượu là hoa cúc chi trắng. Loại hoa này có bông nhỏ, khi còn bé cánh hoa màu vàng, lớn lên dần chuyển sang màu trắng, mùi thơm thoang thoảng. Những khóm cúc được người dân nơi đây trồng từ tháng 5 - 6, thời điểm thu hoạch vào khảng tháng 11 - 12 khi tiết trời chìm vào giá lạnh mùa đông. Công đoạn thu hoạch và phơi hoa cúc rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hương vị của rượu. Chính vì vậy, người trồng phải thu hoạch khi hoa vừa nở rộ, nhị vàng đã nở hết hoa chuyển sang màu trắng, nhưng cánh chưa rụng, đây là lúc hương cúc nồng nàn nhất. Hoa nở thường không đều nên phải hái từng bông, thời gian từ khi thu hoạch đến khi xong thường kéo dài cả tháng. Những bông cúc đem đi phơi, khi những cánh hoa tan như sợi ruốc, khô mà không giòn thì mới đạt chuẩn. Trung bình 10kg hoa cúc tươi sau khi phơi chỉ còn lại 1,5kg cúc khô, giá bán khảng 500 ngàn đồng/1kg. Chỉ những người trồng và thu hoạch hoa cúc nhiều năm mới thành thạo và hiểu hết những gian lao, tinh túy trong công đoạn này. 

Theo cuốn sách “Trung Dược Học”, “Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược” và trong dân gian lưu truyền thì hoa cúc trắng còn là một vị thuốc quý có tác dụng như: kháng khuẩn, điều trị cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, cảm thương hàn, nấm nài da…Chính vì vậy, rượu hoa cúc nếu như dùng ít, đúng liều lượng còn có tác dụng ngăn ngừa và chữa bệnh. Trước đây một số hộ nấu rượu trong làng Ngâu đã sáng tạo và thử nấu rượu với một số loại hoa khác như hoa hồng, hoa sen… nhưng đều không thành công, vì mùi vị không hấp dẫn, hương hoa bị mất đi khi gặp nhiệt độ cao hoặc hương lưu lại trong rượu không lâu.

“Người dân làng chúng tôi quan niệm “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” nên rượu hoa cúc sau khi chưng cất lần hai thường rất “nặng”. Khi đó, rượu được cho vào chum sành, bịt kín và hạ thổ. Thời gian hạ thổ ít nhất phải một năm mới được đưa lên thưởng thức. Càng để lâu rượu càng nồng nàn hương cúc và dễ uống”, bà Hòa cho biết.

Rượu cúc là niềm tự hào của người dân làng Ngâu. Mỗi lít rượu ra đời kèm theo đó là biết bao vất vả, sự sáng tạo, tinh tế và niềm say mê với nghề truyền thống của những người nấu rượu nơi đây. Là loại rượu quý nên nhiều người chỉ sử dụng khi có thượng khách, làm quà biếu, tặng người thân ở xa hay chỉ để lể giỗ ông bà tổ tiên. Mỗi dịp Tết đến xuân về trong mâm cơm của mỗi gia đình, rượu cúc là thứ không thể thiếu, điều đó đã trở thành truyền thống của người dân làng Ngâu. Cứ thế, nghề trồng hoa cúc và nấu rượu ở đây được truyền từ đời này qua đời khác, những luống cúc chi trắng vẫn được trồng, mùi hương hoa cúc vẫn sẽ mãi nồng nàn tỏa hương ở làng Ngâu.

Vũ Cường
Lớp K37b.bqp


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN