Khi cộng đồng mạng nhân danh công lý

(Sóng Trẻ) – Ranh giới giữa tự do ngôn luận và tự do xúc phạm rất mong manh. Việc phần đông cư dân mạng tấn công người có hành vi, lời lẽ “sai trái” có phải việc đại diện cho lẽ phải?

Mạng xã hội phát triển, “cư dân mạng” dễ dàng để lại quan điểm cá nhân của mình mà ít ai nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng của nó. Bên cạnh những hành động đẹp như lan tỏa năng lượng tích cực, kêu gọi giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, thì một mặt trái của mạng xã hội mà ta cần thẳng thắn nhìn nhận: tự do ngôn luận hay tự do xúc phạm?

Những ngày gần đây, trên các mạng xã hội tràn lan hình ảnh của cô gái Đoan Minh khi tham gia chương trình “Ghép đôi thần tốc”. Cộng đồng mạng lên tiếng chỉ trích khi cô đưa ra tiêu chuẩn quá cao cho bạn trai như “phải biết nấu ăn; phải cho mình tiền mua đồ, đầu tư chứng khoán, bất động sản; khi lấy nhau phải dọn ra ở riêng,…”

Không chỉ dừng lại ở mức bình luận, cộng đồng mạng còn chê bai ngoại hình, nhân cách cô bằng những từ ngữ khiếm nhã hay những hành động thiếu văn hóa như ghép ảnh, so sánh, thậm chí là nguyền rủa.

z2570643887652_0f8bf9a232075b266ad917cb5a4ccb02.jpg
Một tài khoản Facebook có tên N.T. chia sẻ: "Như 2 giọt nước".
z2570652914204_3967ecbbc2a8ffa3247784919d668c8c.jpg
Bên cạnh những lời lăng mạ về nhân cách, còn có rất nhiều bình luận tấn công ngoại hình như: “Thực ra yêu cầu của bạn nữ không có gì sai cả. Sai ở cái nhan sắc. Nếu bạn đẹp, mọi chuyện sẽ khác” hay “Nhìn dị dạng mà cứ tỏ vẻ thanh cao”, “Xấu vậy, nhìn có khác gì con tinh trùng khuyết tật không? Chết đi cũng không ai tiếc”.

 

Khi có người lên tiếng bày tỏ sự không đồng tình với cách cư xử của phần đông cộng đồng mạng: “Tôi thấy tư tưởng của cô ấy có vấn đề thật nhưng các bạn body shaming người ta là không đúng” thì bị cho rằng thiếu hiểu biết, nối giáo cho giặc.

Chỉ mất vài giây để viết một bình luận, cũng chỉ mất vài giây để xóa nó đi; nhưng ít ai biết rằng “tự do ngôn luận” chính là một con dao hai lưỡi. Liệu rằng cán cân của lẽ phải sẽ luôn đứng về phía phần đông đang chỉ trích, xúc phạm miệt thị và tấn công gay gắt?

Đừng để ngôn ngữ trở thành hung khí

Ranh giới giữa tự do ngôn luận và tự do xúc phạm rất mong manh. Nó thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người; đặc biệt hơn là bộ mặt của một dân tộc. Nhiều cổ động viên đã tấn công tài khoản cá nhân của trọng tài người Iraq vì cho rằng ông đã thiên vị đội tuyển UAE. Không ít người đã “nhân danh công lý” đòi lời xin lỗi cho đội tuyển Việt Nam: “Bỏ việc đi. Ông có mắt không đấy” hay “Ông nợ cả nước Việt Nam một lời xin lỗi”.

Ngôn ngữ là lưỡi dao sắc bén nhất, vô tình nhất để đẩy ai đó vào hoàn cảnh đau thương. Đã có rất nhiều trường hợp bị mắc bệnh tâm lý, trầm cảm; thậm chí là tìm đến cái chết vì nhận những lời công kích của cộng đồng mạng.

Choi Jin-Ri, (nghệ danh Sulli, sống tại Hàn Quốc) là một ví dụ điển hình của nạn nhân bạo lực mạng. Nữ nghệ sĩ thường xuyên nhận những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội như “bệnh hoạn, vô học, ngu xuẩn”... Và cuối cùng, năm 2019, cô tìm đến cái chết để giải thoát bản thân sau những lời cầu cứu không ai lắng nghe: “Tại sao em lại bị mắng chửi nhiều như vậy? Em cảm thấy nhiều người có thành kiến nặng nề với một mình em. Xin hãy hiểu em hơn một chút. Bạn bè, khán giả xin hãy yêu quý em thêm một chút…”

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Ngày 17/6, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quyết định chính thức về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Bộ Quy tắc hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội.

Trong đó, bộ Quy tắc yêu cầu không đăng tải các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục,…

Tự do xúc phạm đã để lại những vết thương lòng, những vết sẹo trong trái tim của nạn nhân. Đừng tự biến bản thân thành “hung thủ”, lạm dụng quyền tự do ngôn luận để lăng mạ, xúc phạm người khác. Hãy ứng xử một cách có văn hóa để xây dựng nền tảng mạng xã hội an toàn, văn minh. Đừng để tới khi nhìn thấy hậu quả tàn khốc, ta mới ước gì tồn tại hai từ "giá như..."

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN