Kỳ thị vùng miền trong xã hội: Nguyên nhân do đâu?

(Sóng trẻ) - Thời gian gần đây, những mảnh ghép về câu chuyện kỳ thị vùng miền “nóng” trở lại, giống như một vết thương đã và đang bị lan tràn rộng rãi. Vậy đâu là nguyên nhân thực chất khiến vấn đề này có thể trở  nên nhức nhối trong phạm vi toàn xã hội? 

Cho đến nay, vấn đề này quả thật không còn lạ lẫm trong xã hội người Việt. Từ đời sống sinh hoạt, quan hệ xã giao, bạn bè, công việc, rồi ngay cả tình yêu – hôn nhân cũng đều xuất hiện cái bóng của cái gọi là quan niệm phân biệt vùng  miền. Điều đó trở nên quá nặng nề, để đến mức trong cộng  đồng có những ứng xử phi văn hóa, gây ra nhiều quan điểm trái chiều về nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu cực này. 

5326489b9_anh.jpg
Dù muốn hay không, sinh viên tỉnh lẻ đi học thường rất dễ bị kỳ thị (nguồn: Internet) 

Sự phân  biệt diễn ra ngay cả giọng nói. Điển hình như từ chương trình Thời sự 12h trưa ngày 6/8/2014 phát trên VTV1 đài truyền hình Việt Nam, nhiều ý kiến trái chiều nổ ra quanh chuyện nữ biên tập viên Anh Phương nói giọng Huế.
Nhiều cư dân mạng đồng ý với việc Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) chọn lựa một giọng mới như Anh Phương. Họ cho rằng: “Không nên phân biệt giọng miền nào, miễn sao biên tập viên nói truyền cảm, dễ nghe, dễ hiểu”. 

Trong khi đó, những người phản đối cũng đưa ra những lý lẽ riêng. Họ cho rằng, đã là đài quốc gia phải có ngôn ngữ chuẩn để bất cứ khán giả nào cũng có thể nghe được.

“Bạn Mai Văn Tú đưa ra phân tích: “Đài THVN là cơ quan tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vậy nói tiếng địa phương trên các bản tin thời sự thì các dân tộc thiểu số trong cả nước sao nghe được. Vài hôm nữa cho cả tiếng Nghệ An lên nữa thì người dân vùng miền khác không nghe nổi".

Thậm chí, mạng xã hội đã trở thành nơi để người ta nhạo báng, chê bai giữa các vùng miền, ví như HỘI GHÉT DÂN BẮC KỲ trên Facebook làm cho khoảng cách và sự chia rẽ giữa các vùng miền trở nên lớn hơn, ảnh hưởng đến quá trình học tập và công việc của mỗi người.

Trong thực tế lao động, sự kỳ thị vẫn diễn ra từ lâu ở nhiều nơi.  Tại  các công ty phía nam, đặc biệt là Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai... nhiều công ty ở khu vực này vẫn âm thầm chối bỏ lao động đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An hay Hà Tĩnh. 

Trong một bài báo đăng trên báo Lao động điện tử hồi tháng 6/2014 có đoạn: “Minh Huy (Linh Xuân, Thủ Đức, TPHCM) quê ở Hà Tĩnh, vào đây từ tháng 3.2014 đến nay vẫn chưa xin được việc ở khu công nghiệp. Khi hỏi lý do, Huy cho biết: “Em làm hồ sơ xin ở các công ty may ở đây nhưng hầu hết họ đòi hỏi có tay nghề. Rồi một số công ty không yêu cầu có tay nghề thì không tuyển những công nhân nam có hộ khẩu Nghệ An, Hà tĩnh”. Huy cho biết thêm, điều này họ không nêu trong tuyển dụng mà hầu hết họ “loại” ở cổng bảo vệ, tức là khi hỏi quê quán nếu những công nhân nam đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh thì họ tìm cách từ chối khéo”. 

“Lý do được các công ty đưa ra: Những nam thanh niên có quê quán 3 tỉnh trên thường có hành vi trộm cắp tài sản của công ty đem bán ra nài, thường gây gổ đánh nhau gây mất trật tự trong công ty".

Bài viết cũng khẳng định điều này là có thật, bởi trong số các vụ gây gổ, trộm cắp thì đa số bắt nguồn từ những người có quê quán từ các tỉnh trên. Vậy sự kỳ thị, phân biệt vùng miền ở đây không phải là không có cơ sở (?)

Rất nhiều người cho rằng có sự phân biệt lớn như vậy là do bản chất con người, thậm chí đã được coi là đặc thù gắn với tên địa phương. Bởi họ đã gặp nhiều con người, nhiều trường hợp tiêu cực liên quan đến những người đến từ các địa phương ấy, vì thế, sự kỳ thị này là hiển nhiên, chuyện thường tình và trở nên phổ quát trong xã hội. 

Bên cạnh đó, cũng có ý các ý kiến cho rằng vấn đề là bởi chúng ta “vơ đũa cả nắm” nên mới gây ra tình trạng tiêu cực rộng rãi này, không phải ai cũng là người xấu, có giao lưu, kết bạn được hay không còn tùy thuộc từng người…

Vậy nguyên nhân thực sự là bởi chuyện “không có lửa thì làm sao có khói”, hay là bởi tự chúng  ta đã có những tư tưởng phiến diện, sai lệch? Vì đâu mà vấn đề này có thể lan tràn rộng rãi trong xã hội đến thế? 

Bạn có quan điểm như thế nào về vấn đề này? Xin mời độc giả bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về hòm thư: [email protected]

Nông Thuyết 
Nhóm 1 – BMĐT31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN