Kỹ thuật phỏng vấn hiệu quả

(Sóng Trẻ) - Phóng viên không phải lúc nào cũng có mặt tại nơi xẩy ra sự kiện, thông thường họ phải hỏi chuyện những người chứng kiến, hay những ai biết về một đề tài nào đó. Đôi khi phóng viên phải nói chuyện với các nạn nhân của bạo lực hay thiên tai. Hoặc với người bị cáo giác đã làm điều gì đó sai trái. Để có được tin chính xác phóng viên phải biết cách đăt những câu hỏi một cách phải phép.

Xin được phỏng vấn

Không phải lúc nào bạn cũng có thể gặp gỡ các viên chức hàng đầu trong chính phủ. Họ có thể cho người phát ngôn của họ tiếp phóng viên. Có thể nhiều ngày sau đó họ mới trả lời trong trường hợp họ đồng ý trả lời. Công việc của bạn là phải lấy được tin tức vì vậy trong mọi trường hợp bạn nên tìm hiểu lịch trình hoạt động trong ngày của viên chức đó. Khi viên chức đó xuất hiện trước công chúng bạn có thể cố gắng tạo mọi cơ hội gặp được họ để phỏng vấn. 

Nếu bạn làm quen được với cố vấn, thư ký của một viên chức, người này có thể giúp bạn xin phỏng vấn với viên chức đó. Nhiều cuộc phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại. Đỡ mất thì giờ. Tuy nhiên, khi có thể được bạn nên phỏng vấn trực tiếp, nhất là nếu bạn chưa từng gặp họ trước đó. Khi gặp tận mặt, bạn có thể quan sát người này và quang cảnh chung quanh để đưa một vài chi tiết vào bài.


171c534b4_images.jpg

Phỏng vấn trực tiếp giúp bạn quan sát được nhiều hơn

Chuẩn bị

Bạn càng biết nhiều về người bạn sẽ phỏng vấn bạn càng dễ gợi chuyện họ hơn. Điều này không có nghĩa bạn phải là chuyên gia về vấn đề  đó. Nhưng nếu nguồn tin của bạn thấy rằng bạn đã tốn công tìm hiểu về vấn đề đó, họ sẽ không cảm thấy phí thì giờ khi nói chuyện với bạn. Bạn có thể tìm hiểu thông tin trên Internet, hỏi đồng nghiệp, gọi điện cho các chuyên gia, đọc các bài báo lưu trữ trong thư viện báo của bạn. bạn càng có nhiều thông tin về bối cảnh, bạn càng dễ thu gọn cuộc phỏng vấn và đi đúng đề.

Khi bạn làm danh sách câu hỏi không những nghĩ tới các chữ W và chữ H và những gì bạn cần viết trong bài hãy thử nghĩ xem độc giả cần gì? Nếu có mặt để hỏi họ sẽ hỏi những gì? Chìa khóa cho một cuộc phỏng vấn thành công là bạn phải biết chú trọng đến những đề tài cần thiết và chuẩn bị các câu hỏi sát với các đề tài đó và hơn thế nữa.
 
Đúng giờ

Đây là điều lễ độ và tỏ ra chuyên nghiệp. Thường thường các nguồn tin của bạn là những người bận rộn nhưng đã tử tế dành thì giờ cho bạn. 
 
Bắt đầu phỏng vấn: Tự giới thiệu 

Để bắt đầu cuộc phỏng vấn bạn hãy tự giới thiệu mình và cơ quan của bạn. hãy trao danh thiếp cho họ. Giải thích về bài bạn định viết. Làm như vậy vừa tạo được lòng tin  vừa thu gọn được cuộc phỏng vấn vào đúng đề. Nếu có nhiều thời gian hơn bạn nên nói chuyện chung chung với nguồn tin trước, về thời tiết, về đội bóng đá toàn quốc,….Tiếp đấy đặt câu hỏi khi nguồn tin của bạn cảm thấy thoải mái.

Ghi chép và ghi âm

Dùng máy ghi âm để có thể sử dụng chính xác câu trả lời. Không ai có thể phàn nàn là họ đã bị trích sai lời. khi dùng máy ghi âm bạn cũng có thể tập trung vào những điều nguồn tin của bạn nói. Tuy nhiên người ta hay cảm tháy ngại ngùng trước máy ghi âm. Họ không muốn nói nhiều khi họ biết rằng từng lời họ nói đều được ghi lại. 

Máy ghi âm cũng đôi khi làm mất thì giờ khi bạn phải ngồi nghe lại để tìm lời trích dẫn vì vậy cần ghi chép phụ thêm. Vừa nghe vừa ghi chép không phải là điều dễ làm. Nếu nguồn tin của bạn nói nhanh quá bạn nên lễ phép yêu cầu họ nói chậm lại. Nếu nguồn tin nói điều gì mà bạn chưa ghi kịp, yêu cầu họ lặp lại. Nói cho họ biết rằng bạn muốn chắc chắn là bạn ghi đúng lời họ nói. Bạn cũng cần có cách ghi chép của riêng mình, học kĩ năng tốc kí, viết các kí hiệu hoặc viết tắt. 


Nghe, quan sát và ghi chép

Bạn không cần phải ghi từng chữ xuống sổ. Chỉ ghi lại những câu và từ chính, và tóm lược những nhận định của người bạn phỏng vấn. Qua kinh nghiệm bạn có thể nhận biết ngay những câu hay để trích dẫn là gì, và viết những câu này xuống khi bạn nghe nguồn tin nói.

Hỏi những câu tại sao và như thế nào
Hãy hỏi những câu hỏi khuyến khích cho nguồn tin giải thích hay nói rõ hơn. Tránh những câu hỏi đóng, có thể trả lời vắn tắt “có” hay “không” một chữ là đủ.

Ví dụ: 
Ông đang vận động tranh cử có đúng không?
Liệu ông có đạt được mục tiêu đó hay không?
Thay vào đó hãy hỏi những câu bắt đầu bằng “Tại sao”, “Như thế nào, bằng cách nào”:
Tại sao ông lại ra ứng cử?
Ông định đạt đến mục tiêu bằng cách nào?

Giữ cho câu hỏi ngắn gọn

Có những  phóng viên hỏi nhiều câu hỏi dài dòng cùng một lúc, nhưng các nguồn tin có thể không hiểu phóng viên muốn gì, đâu là câu hỏi chính. Đến khi họ trả lời xong câu hỏi đầu tiên, thì họ đã quên mất các câu hỏi kia. Hãy giữ cho câu hỏi của bạn trực tiếp và đơn giản bạn sẽ thu được nhiều thông tin hơn đấy.

Lắng nghe, tỉnh táo và quan sát kĩ 
Công việc của bạn là nghe nguồn tin nói, không phải để diễn thuyết hay cãi vã với họ. Bạn không những chỉ ghi chép mà còn cần hết sức lắng nghe, và nghe một cách có suy luận xem nguồn tin đã trả lời đúng trong tâm chưa, hãy suy nghĩ về những gì nguồn tin của bạn đang nói không phải về câu hỏi bạn sắp hỏi.

Những câu hỏi hay sẽ được trả lời hay

Nếu thấy nguồn tin trả lời điều gì đó đáng chú ý một cách bất ngờ bạn phải sẵn sàng chuyển hướng để theo góc cạnh mới của câu chuyện. Các phóng viên giỏi thường đi phỏng vấn với một ý tưởng có sẵn nhưng ra về với một câu chuyện khác hẳn hoặc bạn đã có thêm một câu chuyện nữa để kể.

Đối phó ra sao với câu “miễn bình luận”

Đừng vội bỏ cuộc nếu một nguồn tin ngay đầu tiên đã không muốn bình luận gì.

Hãy hỏi câu hỏi theo một cách khác. Nếu không được nên cho nguồn tin của bạn biết rằng họ có lợi hơn khi họ nói rõ về quan điểm của họ. Giải thích rằng nếu họ không bình luận bạn sẽ phải nói rằng họ không bình luận trong bài viết của bạn. Nguồn tin của bạn biết rằng sẽ không hay cho họ vì độc giả nghĩ rằng họ có điều gì muốn giấu. bạn cũng có thể nói với nguồn tin rằng bài viết của bạn sẽ kém chính xác và không được cân đối nếu thiếu bình luận hay nhận xét của họ.

Sau cùng, bạn vẫn phải tôn trọng quyền miễn bình luận của nguồn tin. Nói chung đừng viết rằng nguồn tin “không chịu trả lời”. Nên viết rằng, họ từ chối bình luận. Như vậy trung lập hơn.

Khi họ nói không ngừng

Khi nguồn tin bắt đầu nói về một điều gì đó không ăn nhâp vào cuộc phỏng vấn bạn có hai cách. Một là để cho họ tiếp tục nói với hy vọng họ sẽ nói điều gì hay ho. Nhưng nếu thì giờ có hạn, bạn có thể lễ phép ngắt lời: “ Vâng điều đó hay lắm. Cám ơn quan điểm của ông/bà. Trở lại với vấn đề chính…”

Kết thúc cuộc phỏng vấn 

Cám ơn nguồn tin đã dành thời gian cho bạn. Nhưng đừng quên ba câu hỏi chót:
Tôi có quên hỏi điều gì quan trọng hay không?
Ông/bà nghĩ rằng tôi nên hỏi ai nữa để biêt thêm về vấn đề này?
Tôi có thể gọi điện cho ông/bà nêu sau này tôi có thêm câu hỏi nữa hay không?

(Xin số điện thoại nhà riêng hay di động nếu được. Yêu cầu nguồn tin lên lạc với bạn để làm sáng tỏ thêm bất cứ điểm nào)


Ngô Thị Thúy Hằng
Lớp Truyền hình K31- A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN