Ký ức những mùa trăng

(Sóng trẻ) - Không có được “mùi vị” của một cái tết trung thu trọn vẹn, nhưng điều làm họ nhớ và hạnh phúc nhất chính là kỷ niệm về những trung thu thiếu thốn chỉ có niềm vui là dư thừa. Những ký ức về trung thu nghèo khó nhưng lại tràn ngập niềm vui luôn khiến cho mỗi người lớn không thể nào quên và đặt một phần trong trái tim của mình.

Những mùa trăng “nghèo”

Trung thu là dịp để mỗi gia đình quây quần bên nhau cùng con trẻ phá cỗ trông trăng. Nhưng trong ký ức của nhiều người trung thu với họ là cái gì đó không thể nào quên. Có tuổi thơ nào mà không dữ dội, không đẹp dù có thiếu thốn về vật chất. 

677af1560_1.ky.jpg
Có những trung thu không thể nào quên

Bác Nguyễn Đức Dương ở Phổ Yên, Thái Nguyên chia sẻ: “Ngày xưa trung thu háo hức lắm, cứ qua rằm tháng 7 là bắt đầu chuẩn bị cho trung thu rồi. Thanh niên hồi ấy không có nhiều tiền còn phải hái từng mớ rau muống đi bán lấy tiền, mua quà bánh cho các em thiếu nhi. Vất vả một chút nhưng mà vui lắm”. 

Những kỉ niệm đẹp sẽ theo người ta đến suốt cuộc đời, một trung thu không có nhiều quà, nhưng vui hơn bất cứ trung thu hiện đại nào. Cô Dương Thị Trọng nhớ lại trung thu những năm 80: “Hồi đó không có bánh trung thu, bánh dẻo nhiều như bây giờ, chỉ có những chiếc kẹo lạc, cùng với ấm trà nóng và vài loại quả hái ở vườn nhà là tươm tất lắm rồi, nhà nào khá giả lắm mới có bánh. Thiếu nhi với thanh niên tổ chức cắm trại, múa hát mỗi dịp trung thu về, ngày đó còn chuẩn bị từng bó củi để đốt lửa trại đêm rằm. Còn bây giờ có vật chất nhưng không được vui như ngày xưa nữa”. 

677af1560_3.ky.jpg
Ký ức về hội trăng rằm vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí của nhiều người

Trung thu trẻ con háo hức đón trăng lên, bởi đây là ngày trăng sáng nhất và đẹp nhất trong năm. Bác Lê Đức Cảnh (Hải Dương) nói về ký ức mùa trăng lên của mình: “Ngày đó làm gì đầy đủ như bây giờ, mỗi cái tết trung thu là trẻ con lại được bố mẹ đổi gạo lấy ít bánh đa dừa về ăn, vừa ăn vừa ngắm trăng lên. Hôm rằm lấy trống ra gõ và chơi mấy trò chơi mấy trò rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba đợi trăng lên. Ở quê ngày xưa chỉ có thế nhưng cũng thấy vui rồi”. Có lẽ càng nghèo, càng thiếu người ta mới trân trọng và nhớ tới tận bây giờ về những mùa trăng không thể quên.

Đồ chơi trung thu “tự chế”

Giờ đây mỗi dịp trung thu về người ta lại thấy những loại đồ chơi nhiều màu sắc, bắt mắt, nhưng đối với nhiều người trung thu và những món đồ chơi “tự chế” vẫn còn đó. Chị Nguyễn Trần Anh Thu (phóng viên VOV) nói về những trung thu hạnh phúc trong thiếu thốn của mình: “Hồi còn nhỏ mỗi lần trung thu là háo hức lắm. Nhà bạn nào có điều kiện mới mua đèn ông sao, rồi thắp nến trong đèn và đi khắp xóm để khoe. Mình thì dồn hạt bưởi xâu lại để đốt – đấy là đèn trung thu của con nhà nghèo nhưng mà chả lần nào thành công vì hạt bưởi bị mốc”. Những cái tết trung thu thiếu thốn nhưng thật hạnh phúc và vui vẻ biết bao đã ăn sâu vào ký ức của mỗi người.
 
677af1560_4.ky.jpg
Những chiếc đèn ông sao từng là món đồ chơi xa xỉ

Anh Phạm Văn Đại ở Hải Dương kể lại trung thu của mình bằng những chiếc đèn làm bằng hộp xà phòng, anh chia sẻ: “Ngày xưa khi còn trẻ con mình lấy cái hộp xà phòng bằng nhựa xong lấy dùi sắt hơ nóng trên bếp than hồng rồi dùi vào hộp nhựa ấy những lỗ nhỏ. Sau đó buộc 2 đầu dây rồi cắm nến vào trong, ánh nến phát ra qua những cái lỗ trông rất đep, lung linh như những chú đom đóm vậy”.  

677af1560_2.ky.jpg
Tự chế những chiếc đèn ông sao cho riêng mình

Còn đối với bạn trẻ Bùi Văn Mạnh sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm Thái Nguyên thì trung thu là một chuỗi kỉ niệm buồn vui: “Khi mình còn nhỏ nhà nghèo, mỗi dịp trung thu về là đòi mẹ mua đèn ông sao vì bạn bè đứa nào cũng có. Mẹ quyết không mua thế là mình về khóc nức nở, giận mẹ mấy hôm liền. Về sau mình tự chẻ tre về làm đèn ông sao dán thêm vài cái giấy bóng kính nhìn cũng không kém đèn mua nài quán là bao. Giờ lớn rồi vẫn nhớ như in ngày đó cầm đèn đi rước vòng quanh xóm trên con đường đất về đến nhà bụi bám hết lên quần áo”.

Dù ở lứa tuổi nào, tuổi thơ đã trải qua như thế nào thì những kỷ niệm đẹp mà mỗi người giữ cho mình về trung thu vẫn còn nguyên vẹn. Trung thu bây giờ có thể vui trong sự no đủ, nhưng không thể hạnh phúc bằng những trung thu xưa.

Bùi Thị Lan
Lớp Báo chí Đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN