Tứ đại Phật giáo danh sơn Trung Quốc

(Sóng trẻ) - Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Trung Quốc. Đất nước này cũng có rất nhiều các ngọn núi thờ Phật, trong đó không thể không kể đến bốn ngọn núi nổi tiếng được mệnh danh là “Tứ đại danh sơn” bao gồm Ngũ Đài Sơn ở tỉnh Sơn Tây, Nga Mi Sơn ở tỉnh Tứ Xuyên, Cửu Hoa Sơn ở tỉnh An Huy và Phổ Đà Sơn ở tỉnh Chiết Giang. Điểm đặc biệt là mỗi ngọn núi này lại gắn liền với một vị Bồ Tát trong đạo Phật.

Ngũ Đài Sơn – “Mái nhà phía Bắc Trung Quốc”

Nằm ở phía Bắc huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Ngũ Đài Sơn được biết đến là một trong “Tứ đại danh sơn” của Phật giáo Trung Hoa. Đây cũng là ngọn núi duy nhất được đề cập đến trong kinh Phật. Núi Ngũ Đài cao 3058m so với mực nước biển, được xem như là “mái nhà phía Bắc Trung Quốc. Nhìn tổng thể, ngọn núi này đẹp như một bức tranh vẽ với những vách đá có hình thù đặc biệt, những cây thông, cây bách cổ thụ, những đám mây trôi trên đỉnh núi làm say mê lòng người. Cùng với đó là những công trình nhân tạo tráng lệ và lộng lẫy. Khách du lịch thường đến đây vào mùa hè.


0aa20e8ee_ngudaison.jpg
Ngũ Đài Sơn được tin là nơi Văn Thù Bồ tát ứng hiện tu hành

Điểm hấp dẫn nhất ở Ngũ Đài Sơn là hệ thống các ngôi chùa. Các ngôi chùa này bắt đầu được xây dựng từ thời kì Đông Hán, cách đây hơn 1900 năm. Đến nay còn tổng cộng 76 ngôi chùa, tất cả đều đã được xếp hạng di tích. Như là một “Kho tàng nghệ thuật” được tin là nơi mà Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã ứng hiện tu hành (sống và thuyết pháp). Chính vì thế mà những bức tượng ở đây phần lớn mô phỏng hình ảnh của Bồ Tát Văn Thù. Ngũ Đài Sơn có chứa những công trình kiến trúc hùng vĩ, các tác phẩm nghê thuật Phật giáo đồ sộ như các tác phẩm điêu khắc, những bức tranh được vẽ ngay trên tường đá.

Cửu Hoa Sơn – “Ngọn núi đẹp nhất Đông Nam Trung Quốc”

Cửu Hoa Sơn có diện tích 120 km2, nằm ở phía Đông Nam phố Trì Trâu tỉnh An Huy. Đây là ngọn núi gắn liền với Địa Tạng Bồ Tát trong đạo Phật. Khi Lí Bạch, một nhà thơ nổi tiếng đời Nhà Đường được mời đến tham quan ngọn núi này, ông đã vô cùng choáng ngợp trước 9 đỉnh núi như bông hoa sen trên Thiên đường. Quá ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của thiên nhiện, ông đã viết nên câu thơ: “Diệu hữu sinh trời đất/ Linh Sơn nở chin hoa”. Kể từ đó ngọn núi ngày càng trở nên nổi tiếng, thu hút đông đảo người đến thăm, đúng như câu nói của người Trung Quốc “Một ngọn núi nổi tiếng không chỉ vì chiều cao mà còn vì tính chất thiêng liêng của nó”.


0aa20e8ee_cuu_hoa_son2.jpg
Cửu Hoa Sơn với cảnh quan độc nhất vô nhị


Có tất cả 99 đỉnh núi và 18 danh thắng  tại Cửu Hoa Sơn. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Thứ Năm, cao 1431m so với mức nước biển. Cửu Hoa Sơn có nhiều ngôi chùa hiển hiện mờ ảo trong làn khói hương tỏa. Đây thực sự là một trong những vùng đất linh thiêng để Phật tử hành hương. Trong thời kỳ đỉnhcao của sự thịnh vượng, ở đây có đến 150 ngôi chùa với 3000 tăng ni. Trong đó có các ngôi chùa nổi tiếng như chùa Tri Viễn. Theo truyền thuyết, Cửu Hoa Sơn là nơi tu hành giảng pháp của Địa Tạng Bồ Tát.

Vào mùa hè, phong cảnh và khí hậu ở đây hết sức thuận lợi, Cửu Hoa Sơn đã trở thành một khu nghĩ dưỡng tâm linh. Với cảnh quan độc nhất vô nhị, Cửu Hoa Sơn được mệnh danh là “Ngọn núi đẹp nhất Đông Nam Trung Quốc”.

Phổ Đà Sơn – “Mắt chim nhìn ra dãy Chu Sơn”

Phổ Đà Sơn là một trong những ngọn núi Phật giáo lớn ở Trung Quốc, nằm ở vị trí tính Chiết Giang, có diện tích là 12.5 km2 với những dãy núi ở phía Tây Bắc và bãi biển  ở phía Đông Nam. Đỉnh núi cao nhất ở đây cao 297m so với mực nước biển. Phổ Đà Sơn được ghi nhận là nơi có địa hình rất gồ ghề nhưng cảnh quan lại rất tinh tế. Nó được xem là mắt của một con chim để nhìn ra tất cả các ngọn núi ở dãy Chu Sơn. Những đám mây như những cánh buồm thưa thớt còn biển và núi thì như những gam màu mờ mờ ảo ảo. Mũi đảo được bao bọc bởi vô số những hang động, cái thì nhô ra, cái thì ăn sâu vào trong lòng đất. Đi bộ trên bãi biển trêu đùa với sóng và lắngnghe âm thanh của thủy triều, tâm hồn như nhẹ lại.


0aa20e8ee_td26.jpeg
Quan Âm Bồ Tát bảo trợ Phổ Đà Sơn


Phổ Đà Sơn gắn liền với truyền thuyết về Quan Thế Âm Bồ Tát. Núi Phổ Đà có rất nhiều chùa và ni viện. Chùa lớn nhất tức chùa chính bao gồm 200 gian được xây dựng từ đời nhà Đường. Với khí hậu ôn hòa, môi trường hấp dẫn, cảnh quan độc đáo, núi Phổ Đà không chỉ là một nơi thiêng liêng thờ phật mà còn là một địa điểm thu hút khách di lịch. 

Nga Mi Sơn – “Vẻ đẹp nơi Thiên đường”

Nga Mi Sơn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Tứ Xuyên. Núi này có diện tích 200 km2 từ Nam tới Bắc. Đỉnh cao nhất Nga Mi Sơn là đỉnh Vạn Phật cao 3099m so với mực nước biển. Nơi đây được biết đến với những vách đá hùng vĩ, những đỉnh núi ảo, những thác nước, những cây cổ thụ cao chót vót và những bông hoa thơm ngát. Cảnh quan nổi tiếng ở đây là Kim Đỉnh, Bạch Vân giáp, Hào quang Phật. Theo thời gian nơi đây được mệnh danh là “Vẻ đẹp Thiên đường”.


0aa20e8ee_nga_mi_son.jpg
Tượng Phật tạc trên vách đá  ở Nga Mi Sơn


Nga Mi Sơn được xem như kinh đô của chốn Thần tiên, vương quốc của các nhà sư. Các ngôi chùa ở đây được xây dựng sớm từ thời Đông Hán và Phật giáo được thuyết giảng trên núi vào đời nhà Chu. Chùa được xây dựng cách đây 1800 năm, nhà Minh và nhà Thanh cho xây thêm 150 ngôi chùa. Đến thời điểm hiện tại Nga Mi Sơn còn khoảng 70 ngôi chùa. Vị Bồ tát bảo trợ cho Nga Mi Sơn là Đức Phổ Hiền Bồ Tát.

Lê Quang Đức (Dịch)
Báo mạng điện tử K32
Nguồn: Chinese Geographical Culture





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN