Làng gốm Bát Tràng: Nỗi lo từ việc phát triển dịch vụ du lịch

(Sóng trẻ) - Vài năm trở lại đây, gốm sứ Bát Tràng liên tục phải đối mặt với những khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Trong đó, việc phát triển dịch vụ du lịch đang cho thấy hiệu quả nhất định, tuy nhiên, điều này liệu có tỉ lệ nghịch với kế hoạch bảo tồn và phát triển làng gốm truyền thống tại đây?

"Cái khó ló cái khôn"


“Các cháu ơi, đến chơi đất phải không? Về nhà bác, bác hướng dẫn tỉ mỉ cho mà chơi cháu ơi…”. Vừa bước xuống khỏi xe, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi bị “bao vây” với những lời chào mời như vậy. Hầu hết những người này khoảng 45-50 tuổi luôn trực sẵn ở bến xe Bát Tràng, mỗi khi có xe về, liền chạy ào tới níu kéo, mời gọi khách đến “chơi đất” ở nhà mình. Từ lâu những người này đã được người dân ở làng Bát Tràng đặt cho chung một cái tên: Cò gốm.

Vài năm trở lại đây,  gốm sứ  Bát Tràng liên tục phải đối mặt với những khó khăn trong việc tìm ra thị trường tiêu thụ. Mặt trái của sự phát triển kinh tế, nhất là sự tấn công của gốm sứ Trung quốc đã và đang đặt người dân nơi đây rơi vào tình cảnh “thua đau trên sân nhà”. Thị trường tiêu thụ bấp bênh, hàng sản xuất ra không bán được, hoặc bán với giá bèo…khiến không ít người dân nơi đây chán nản. Điều này buộc họ phải “xoay” ra những cách khác để kiếm thêm thu nhập, và dịch vụ  “chơi đất” lần lượt được mở tại nhiều cơ sở sản xuất gốm, phục vụ cho khách du lịch.

Suốt hai bên đường từ bến xe Bát Tràng, ngang qua các xóm 1, 2, 3, 4… có rất nhiều cơ sở gốm treo biển “Khu vui chơi gốm”, “sân chơi gốm” dành cho khách du lịch. Dịch vụ “chơi đất” mà các cò gốm giới thiệu thực chất là các hoạt động như: vuốt, nặn, vẽ gốm ngay tại các cơ sở sản xuất của họ. Mỗi du khách đến chơi sẽ phải trả tiền, giá cả tùy thuộc vào mỗi công đoạn,  khoảng từ 10 đến 20 nghìn đồng/người. Khách sẽ được hướng dẫn để tự tay tạo ra một sản phẩm gốm tự chọn, sau khi hoàn thành có thể mang sản phẩm đó về nhưng phải trả thêm tiền (trung bình khoảng 25 nghìn đồng). Với những người lần đầu tiên tới Bát Tràng, khi được các cò gốm giới thiệu tới dịch vụ “chơi đất” hầu hết đều thấy lạ lẫm, thú vị, thậm chí nhiều người  đồng ý tham gia ngay để được một lần “thử làm nghệ nhân”.

8baabbb25_i_7064.jpg

Chủ yếu khách đến chơi là học sinh, sinh viên, những người luôn tò mò, hứng thú với những thứ lạ, mới mẻ. Chính vì vậy, tại các cơ sở gốm này, thông thường chỉ đông khách vào mỗi dịp cuối tuần, ngày lễ tết...Trong những ngày này, cùng với sự “năng nổ” của các cò gốm, lợi nhuận từ dịch vụ này rất lớn, nhất là khi ăn may vớ được “khách sộp” nào đó. Nhiều gia đình còn mở thêm cả dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ phục vụ khách du lịch…

Du lịch lấn át giá trị truyền thống

Phải thừa nhận chính các dịch vụ trên đã mang lại thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình trong bối cảnh tình hình sản xuất, tiêu thụ gốm ngày càng nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các dịch vụ trên mọc ra ngày càng nhan nhản, cùng với  sự xuất hiện của các cò gốm đã phần nào mang lại những hình ảnh không hay cho làng nghề Bát Tràng. Tình trạng co kéo, chặt chém khách du lịch không phải là không có, nhất là vào những ngày nghỉ lễ số lượng người  đổ tới tham quan rất đông. Qua tìm hiểu được biết, đã có trường hợp khách “chơi đất” nhưng quên không hỏi giá trước đến khi thanh toán tiền phải toát mồ hôi vì giá bị đẩy lên gấp nhiều lần.

Một chị bán hàng thịt nướng xiên, gần chợ Bát Tràng, cho biết “ Nhiều khách đến đây, lơ ngơ, vào “chơi đất” bị chặt chém mất đến cả trăm nghìn. Ngay bản thân tôi, dù là người ở đây nhưng khi cần mua bộ ấm chén hay vài ba cái bát đĩa cũng bị nói thách, lấy giá đắt đỏ”

Chị Nguyễn Thị Mỹ Trinh, vợ của anh Phạm Anh Đạo, người duy nhất còn làm gốm bằng tay ở Bát Tràng, cho biết, chính anh Đạo là một trong những người nghĩ ra ý tưởng cho khách du lịch được tận tay tham gia vào các khâu tạo ra một sản phẩm gốm, qua đó để mọi người biết nhiều hơn đến gốm Bát Tràng. Mục đích chỉ có vậy, bản thân cơ sở sản xuất gốm của anh chị cũng đã từng mở cửa đón khách du lịch vào tham quan. Tuy nhiên, sau đó thấy khách đến đông,  nhiều gia đình cũng làm theo, hoạt động này đã bị “nâng cấp” thành dịch vụ kinh doanh lấy lãi, các cơ sở mở ra ngày càng nhiều. Thấy vậy, gia đình anh chị quyết định thôi không tiếp tục hoạt động này nữa mà chỉ tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm gốm  chất lượng.

Tìm cách làm giàu, điều này không đáng bị lên án. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy việc quá trú trọng vào phát triển các dịch vụ du lịch cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến bộ mặt của làng gốm Bát Tràng. Đã đến lúc họ cần đặt ra câu hỏi, rằng điều gì mới thực sự đang thu hút khách du lịch tìm về với mảnh đất này? Chắc chắn nó đến từ sức hút  của cụm từ “làng nghề truyền thống”  chứ không phải từ vài ba kiểu dịch vụ du lịch mà ở đâu cũng có thể dễ dàng tìm thấy.

Đỗ Tâm
Báo in K31A2




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN