“Lấy người học làm trung tâm” và suy nghĩ của chúng ta?

(Sóng Trẻ) - Trong bài viết “Giáo dục, tri thức và nửa đường còn lại”, nhà văn Ngô Tự Lập khẳng định: “Dù sớm hay muộn, xã hội tri thức cũng sẽ là buổi hoàng hôn của phương pháp giáo dục áp đặt”.

Có đổi mới, nhưng mới chỉ nửa vời

Cách dạy học áp đặt, đọc – chép ngày càng trở nên lỗi thời. Trong cách dạy này cũng có đối thoại nhưng vẫn là thầy giảng – trò tiếp thu, thầy hỏi – trò trả lời. Nhiều khi thầy giáo đặt ra một câu hỏi và chờ đợi, nhưng không một cánh tay nào giơ lên. Cuối cùng thầy đành tự trả lời, hoặc chỉ định. Sự một chiều đó chính là lý do khiến buổi học kém hiệu quả, không khí của lớp thì nặng nề mà kiến thức tiếp thu được cũng dễ dàng trôi đi.

Gần đây, tư tưởng “lấy người học làm trung tâm” được đưa vào nhà trường để đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, sự thay đổi này liệu có nửa vời khi chưa thực sự nhận được sự hưởng ứng từ hai phía: Thầy và trò.

Có người cho rằng, không phải tất cả học sinh đều tiếp thu tốt phương pháp này. Chỉ những học sinh giỏi, tư duy nhanh mới hứng thú và theo kịp, còn học sinh yếu, thụ động thì không. Nhiều thầy cô vẫn sử dụng phương pháp đọc - chép và cách đánh giá áp đặt đối với bài của học sinh, sinh viên. Kỳ thi đại học gần đây nhất của Việt Nam chứng kiến một đề thi “lạ”. Học sinh viết cảm nghĩ về một câu nói được cho là của Tổng thổng Mỹ Lincoln. Đề rất mở, thế nhưng barem điểm lại quá tỉ mỉ, vạch ra từng ý một. Vì thế, nhiều bài thi có ý kiến hay nhưng khác với đáp án lại không được điểm cao.

Trên thực tế, cũng có không ít người học đã quá quen với sự thụ động trong học tập nên không mấy hào hứng với phương pháp học mới. Thậm chí, có không ít sinh viên còn tỏ ra chây ỳ, ỷ lại, có tâm lý đối phó với những bài tập được giao.

Vai trò thực sự của thầy và trò

Nhìn ra các nước phát triển, cách dạy học theo phương pháp “lấy người học làm trung tâm” đã được áp dụng từ lâu. Với phương pháp này, người học sẽ là người tự khai phá tri thức, thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn và cung cấp thông tin. Những thắc mắc phát sinh trong quá trình học, sinh viên cũng tự phải tìm hiểu, thầy cô giáo chỉ đóng vai trò làm “trọng tài”, làm “cố vấn”.

Vai trò của người thầy lúc này là dẫn dắt, khơi gợi, truyền cảm hứng cho người học.  Để có thể là người hướng dẫn, người cung cấp thông tin…các thầy cô giáo phải có hiểu biết sâu sắc về những kiến thức cơ bản mình đảm nhiệm, đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ ràng qua các tài liệu, sách báo.

Dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, sinh viên sẽ phải tích cực hơn, tự giác hơn trong việc tham gia giải quyết các vấn đề, vận dụng cũng như học hỏi kiến thức mới. Mỗi sinh viên sẽ phải tự tìm ra phương pháp học tối ưu cho mình, phải độc lập đọc giáo trình, chuẩn bị bài vở, từ đó tính độc lập và sáng tạo ngày một phát huy.

Phương pháp “lấy người học làm trung tâm”  tạo ra những trí thức học thật và lao động thật sự. Đây chính là “lửa thử vàng” để sàng lọc những giá trị thật. Chỉ những sinh viên chăm chỉ và có ý thức học tập mới thích nghi và hứng thú với phương pháp học tập này. Ngược lại, tâm lý “ăn sẵn”, ỷ lại, chây lười sẽ kéo sinh viên tụt dốc.

Người học có thực sự trở thành trung tâm của việc dạy hay không đòi hỏi sự cố gắng cả từ hai phía: thầy và trò. Con đường của sự đổi mới thực sự trong cách dạy học xem ra còn rất dài với một xã hội còn chịu nhiều ảnh hưởng của lối học truyền thống đọc – chép như nước ta.

Trường của bạn đã ứng dụng phương pháp “lấy người học làm trung tâm” như thế nào? Bạn có suy nghĩ gì về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này? Vai trò của thầy và trò? Ở Việt Nam, có thể thực hiện thành công “lấy người học làm trung tâm” không?… Sóng trẻ rất mong chờ những ý kiến đóng góp của các bạn!

Sóng trẻ
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN