“Sinh viên báo chí không có kỹ năng đa nền tảng sẽ khó hòa nhập và tồn tại”

(Sóng trẻ) - Đây chính là chia sẻ của nhà báo Trần Anh Tú - Trưởng ban điện tử Báo Đại đoàn kết trong hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực báo chí đa nền tảng và truyền thông đa phương tiện - kiến thức và kỹ năng cơ bản cần có” bằng hình thức online.

Ngày 24/6, Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức thành công hội thảo khoa học trên ứng dụng Teams. Tham gia hội thảo có đại diện phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng - Viện trưởng Viện Báo chí; PGS,TS. Nguyễn Văn Dững; TS. Lê Thu Hà....

Đồng hành với nhà trường là các nhà báo đang công tác tại nhiều cơ quan báo chí khác nhau: ông Káp Thành Long - Phó Tổng Biên tập Zing News.vn; nhà báo Trần Anh Tú - Trưởng ban điện tử Báo Đại đoàn kết; nhà báo Đỗ Văn Thiện – Trưởng ban TH Báo Pháp luật TP HCM,...

Khi mỗi độc giả đều có thể trở thành "nhà báo"

Trước thời đại chuyển đổi số (Digital Transformation) như hiện nay đã tạo nên một xã hội truyền thông online, bùng nổ internet, siêu kết nối, siêu tương tác nên chỉ với mạng xã hội, mỗi người dùng đều có thể trở thành những “nhà báo" dễ dàng chia sẻ thông tin. Điều đó vừa là cơ hội nhưng cũng mang đến nhiều thách thức lớn cho nền báo chí khi phải cạnh tranh với những nền tảng khác như Facebook, Youtube, TikTok...

Báo chí phải chuyển mình từ đơn loại hình sang tòa soạn hội tụ đa loại hình để thích nghi với thời đại. Từ đó, yêu cầu đặt ra với mỗi tòa soạn là phải tìm kiếm nguồn nhân lực báo chí đa nền tảng và truyền thông đa phương tiện. 

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đối với các cơ quan báo chí. Theo thống kê của tờ New York Times có đến hơn 37.000 nhà báo buộc phải thôi việc. Để tác nghiệp trong thời đại khó khăn do dịch bệnh nói riêng và phải cạnh tranh với nhiều loại hình khác nói chung thì mỗi sinh viên, cơ sở đào tạo cần phải linh hoạt nắm bắt xu hướng, trao dồi kỹ năng, vốn hiểu biết trên tất cả các nền tảng, loại hình. 

ynq6tubsrnci8qsczfqyka_thumb_426.jpg
Hội thảo có sự góp mặt của nhiều thầy cô, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà báo lớn. 

 

"Báo chí dễ trở thành bộ môn nghệ thuật cung đình... nếu không thay đổi"

unadjustednonraw_thumb_427.jpg

Tham gia hội thảo khoa học, nhà báo Trần Anh Tú - Trưởng ban điện tử Báo Đại đoàn kết (áo trắng) đã chia sẻ những vấn đến liên quan đến kiến thức và kỹ năng cơ bản cần có đối với mỗi sinh  báo chí đa nền tảng và truyền thông đa phương tiện.

 

 

Kỹ năng tác nghiệp, kiểm chứng thông tin, do tốc độ lan truyền thông tin ngày càng nhanh chóng chính vì vậy yếu tố chính xác, khách quan cần phải đặt lên hàng đầu đối với người làm báo. Mỗi sinh viên báo chí cần có khả năng kiểm chứng thông tin, hình ảnh... trước khi viết bài để tránh sai sót, ảnh hưởng đến uy tín toà soạn.

Ngoài ra kỹ năng này sẽ tạo nên giá trị riêng cho báo chí, nếu không thể cạnh tranh về tốc độ với mạng xã hội thì sự am tường, nhìn nhận đánh giá vấn đề sâu sắc của nhà báo sẽ mang lại cho độc giả độ tin tưởng cao hơn.  

Kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh là vô cùng cần thiết vì hầu hết ai cũng có điện thoại thông minh và đây cũng là công cụ để quay, chụp, ghi lại sự kiện đang diễn ra một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó người làm báo nên biết sử dụng các chức năng, các ứng dụng xử lý đồ họa tích hợp trên điện thoại. 

Kỹ năng xử lý, tận dụng số liệu để đọc được báo cáo, phát hiện ra vấn đề từ những con số. Đó là điều những sinh viên ngành kinh tế, ngành luật... thường nắm bắt nhanh hơn. Bởi vậy, để cạnh tranh và không bị thụt lùi thì sinh viên học báo cần phải rèn luyện và trau dồi ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. 

Kỹ năng tận dụng mạng xã hội: Mạng xã hội ngày càng phổ biến đã mang lại nhiều thách thức cho nền báo chí, như PGS.TS Nguyễn Văn Dững phát biểu: “Nếu không thay đổi báo chí sẽ bị tụt hậu và trở thành bộ môn nghệ thuật cung đình". Nhưng đối với nhà báo Trần Anh Tú, mạng xã hội vừa là đối thủ cạnh tranh nhưng cũng là nền tảng để mỗi nhà báo tận dụng. Vì có nhiều đề tài nóng được khởi phát từ mạng xã hội mà nhà báo cần phải nắm bắt thông tin để viết bài. Ngoài ra, hiện nay trong thời đại truyền thông số, mạng xã hội cũng là nơi các tòa soạn phát hành báo online, giới thiệu những bài viết trên fanpage. 

Không những vậy, theo nhà báo Káp Thành Long - Phó Tổng Biên tập Zing News.v cho biết nhà tuyển dụng hiện nay thường yêu cầu sinh viên báo chí đa năng, phải có đầy đủ những kỹ năng viết, chụp ảnh, quay, dựng phim. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là yếu tố cần phải bổ sung đối với nhiều sinh viên báo chí. Nhưng quan trọng nhất, mỗi người làm báo cần có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy logic sáng tạo đặc biệt là nhiệt huyết, đam mê, sự nghiêm túc và đạo đức đối với nghề.  

Tổng kết hội thảo, đại diện phía cơ sở đào tạo, PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng - Viện trưởng Viện Báo chí khẳng định: “Nhà trường sẽ đổi mới nội dung đào tạo để sinh viên vừa có thể nắm vững những kiến thức chuyên ngành căn bản vừa có tư duy xử lý dữ liệu, khả năng làm việc trên các nền tảng, loại hình khác nhau và phải biết cách tận dụng, biến mạng xã hội thành công cụ hữu hiệu phục vụ cho việc tác nghiệp”.

Hội thảo không chỉ là nơi các chuyên gia, nhà báo chia sẻ những bài học đến sinh viên mà qua đó các cơ sở đào tạo còn rút kinh nghiệm và thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu hiện nay. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN