Lễ cưới của đồng bào Gia Rai tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Sóng trẻ) - Sáng 27/03, Lễ cưới của dân tộc Gia Rai (làng Kép, phường Đống Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) được tái hiện tại làng dân tộc Gia Rai thuộc Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Về “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em, tham gia lễ hội “Tháng Ba – Mùa con ong đi lấy mật – Tây Nguyên đại ngàn”, đồng bào Gia Rai đã tái hiện các nghi thức của Lễ cưới với sự tham dự của đông đảo du khách tham quan.

7f73e508a_anh_1.jpg
Đông đảo du khách đến tham dự lễ cưới của đồng bào Gia Rai

Theo chế độ mẫu hệ (người phụ nữ làm chủ gia đình) nên trong lễ cưới của người Gia Rai, việc cưới xin do nhà gái chủ động lo liệu và chuẩn bị lễ vật. Người chồng sau khi cưới sẽ về ở rể bên nhà gái. Trong quan niệm truyền thống của đồng bào Gia Rai, những người cùng họ không được lấy nhau. Nam, nữ đến tuổi 17-18 được tự do chọn lựa người yêu và tiến đến hôn nhân. Qua ông mối, thiếu nữ Gia-rai ngỏ tình ý và đưa tặng người yêu một chiếc vòng tay. Nếu ưng thuận thì chàng trai sẽ nhận vòng tay còn nếu không thì chàng trai cũng sẽ cầm vòng tay một lúc rồi trả lại. Khi chàng trai đồng ý, ông mối sẽ về báo lại với gia đình nhà gái. Sau đó, cha mẹ hai bên gặp nhau và chọn ngày cưới cho đôi trẻ. Trước ngày tổ chức lễ cưới, hai bên gia đình thông báo cho họ hàng hai bên biết để đến dự và đóng góp gà, heo, rượu, tiền hay những vật dụng khác tùy điều kiện của gia chủ.

7f73e508a_anh_2.jpg
Nhà gái mang lễ vật đến đám cưới. Lễ vật bao gồm: một vò rượu, một con gà nướng và hai con gà sống (một trống, một mái

7f73e508a_anh_3.jpg
Họ hàng hai bên trong lễ cưới (bên phải: họ hàng nhà trai; bên trái: họ hàng nhà trai

Lễ cưới bắt đầu khi cha mẹ chú rể, chú rể và ông mối cầm một ghè rượu, một con gà trống tiến về phía cây nêu. Bên này, cha mẹ cô dâu và cô dâu cầm một con gà mái và một cái khăn tiến đến cây nêu. Tiếp đó, già làng thực hiện các nghi lễ cưới: Già làng sẽ hỏi ý kiến ông mối và cha mẹ hai bên.

7f73e508a_anh_4.jpg
Già làng thực hiện các nghi lễ

7f73e508a_anh_5.jpg
Bố cô dâu (bên trái) và bố chú rể (bên phải) cho ý kiến về lễ cưới

Sau đó, thực hiện nghi lễ trao vòng tay giữa cô dâu và chú rể (chiếc vòng tượng trưng cho sợi dây buộc chặt tình cảm giữa đôi trai gái sống bên nhau trọn đời). Nghi lễ cúng các yang (các thần) và gọi tổ tiên hai dòng họ về chứng kiến Lễ cưới của đôi trẻ.

bc66460d0_anh_6.jpg
Chú rể trao vòng tay cho cô dâu

Tiếp đến là nghi lễ rửa tay và trao nắm cơm cho cô dâu, chú rể. Sau khi cô dâu, chú rể được thầy cúng rửa tay và nhận nắm cơm thì họ chính thức trở thành vợ chồng, ăn cùng mâm, ở cùng nhà, cùng nhau chăm lo cho cuộc sống gia đình.

bc66460d0_anh_7.jpg
Già làng rửa tay cho chú rể

bc66460d0_anh_8.jpg
Chú rể cùng cô dâu chia nắm cơm do già làng trao cho

Kễ thúc lễ cưới là nghi thức uống rượu cần. Hai bên họ hàng khi đến dự lễ cưới đều mang theo vò rượu: vò rượu do nhà gái mang đến, chú rể uống trước tiên sau đó đến cô dâu; vò rượu do nhà trai mang đến, cha mẹ chú rể, cha mẹ cô dâu uống trước tiên, rồi đến ông mối và già làng. Sau đó, rượu được mời tất cả họ hàng hai bên, du khách tham quan cùng nhau uống, thưởng thức các món truyền thống như cơm lam, gà nướng,…
bc66460d0_anh_9.jpg
Đôi vợ chồng trẻ cùng uống rượu cần

Du khách đến tham dự lễ cưới của đồng bào Gia Rai không chỉ được trải nghiệm, hiểu biết thêm về nền văn hóa của dân tộc, mà còn được hòa mình vào những làn điệu cồng chiêng, dân ca dân vũ chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu chú rể.

bbc4b14a6_anh_11.jpg
Họ hàng hai bên cùng múa hát chúc mừng hạnh phúc đôi trẻ

bbc4b14a6_anh_12.jpg
Du khách cùng nhảy múa với đồng bào Gia Rai trong lễ cưới
                                                                                        An Nguyễn
Báo mạng điện tử K35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN