Lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh Elizabeth II có những hoa gì?
(Sóng trẻ) - Vào ngày 2 tháng 6 năm 1953, một sự kiện thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Đó là lễ đăng quang của nữ hoàng trẻ tuổi Elizabeth ở Tu viện Westminster. Đây là nghi thức đầu tiên của hoàng gia Anh được truyền hình ở nhiều nước trên thế giới. Khi tiếng chuông vang khắp Luân Đôn và bản nhạc Music for the Royal Fireworks tràn ngập tu viện, nữ hoàng Anh xuất hiện với bộ váy trắng được thiết kế bởi nhà thiết kế hoàng gia Norman Hartnell (1901–1979). Một trang phục đầy hoa.
Hartnell chủ yếu thiết kế thời trang cho phụ nữ, tài năng của ông sớm được mọi người biết đến thông qua các mẫu thiết kế thời trang. Ông đã thành lập một cửa hàng thời trang ở số 10 đường Bruton vào năm 1923 và tiếp tục tồn tại đến cuối thập niên 1960. Khách hàng của Hartnell chủ yếu là thành viên hoàng tộc Anh và những người nổi tiếng trong đó có Barbara Cartland, người đã khoe rằng mình là khách hàng đầu tiên của ông vào năm 1924 khi bà ấy nhờ ông thiết kế cho một chiếc váy để biểu diễn trong một chương trình từ thiện. Danhtiếng của Hartnell được tạo dựng với những bộ váy tinh tế và khuyến rũ, điều đó đảm bảo cho công việc kinh doanh của ông phát triển bền vững, tính đến Lễ đăng quang của nữ hoàng, ông sở hữu 350 nhân viên.
Trang phục của Nữ hoàng Anh trong Lễ đăng quang
Nữ hoàng Elizabeth đã ủy quyền cho Hartnell thiết kế một chiếc váy cho Lễ đăng quang vào tháng 10 năm 1952. Ban đầu, Hartnell chọn ra được 8 mẫu thiết kế để xem xét từ những mẫu giản dị mộc mạc đến tỉ mỉ công phu. Sau đó gửi các mẫu đó cho Nữ hoàng. Nữ hoàng đã chọn mẫu phác họa cuối cùng theo đúng sở thích của mình vì nó biểu trưng cho một nước Anh vĩ đại trong sự hòa hợp giữa màu trắng và màu bạc, bà cũng gợi ý cho Hartnell là hãy sử dụng phối hợp các màu sắc. Về cơ bản thì mẫu thiết kế thứ 9 sau đó đã biểu trưng được cho một nước Anh vĩ đại và các nước trong Khối Thịnh Vượng chung.
Biểu tượng của các nước trong Khối thịnh vượng chung được thêu dệt trên chính chiếc váy với hoa hồng Tudor của nước Anh, hoa kế (một loài hoa thuộc họ Cúc) của Scotland, tỏi tây của Welsh, cây lá chụm hoa của Ireland được bù bởi cây keo của Australia , lá phong của Canada, dương xỉ của New Zealand, hoa protea của Nam Phi, hai đóa hoa sen đại diện cho Ấn Độ và Ceylon, và cây lúa mì, cây bông, và cây đay của Pakistan. Đính trên chiếc váy kim cương, thạch anh, vàng, pha lê, bạc và đồng sequins tạo nên những ánh sáng lấp lánh, lung linh. Lá chụm hoa vốn không có trong mẫu thiết kế những đã có trong chiếc váy bởi 4 lá chụm hoa là biểu tượng cho sự may mắn.
Trang phục hoàn thành được mô tả chỉ trong một từ - “tuyệt vời”. Nó được đính những hạt ngọc trai và các pha lê tạo lên sự ấn tượng, tay áo ngắn, một vạt áo được trang bị đầy đủ và váy loe ra. Đường viền cổ áo, cắt vuông trên vai, cong lên thành một hình trái tim nhẹ nhàng ở trung tâm. Ba viên ngọc trai biểu tượng của Vương quốc Anh và các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung chạy như vòng hoa theo chiều ngang trên váy. Các chi tiết đều được làm bằng tay trong phòng thiết kế của Hartnell, ông đã mất chín tuần và 3.000 giờ để hoàn thành.
Tháng 6 tới đây sẽ kỷ niệm 62 năm trị vì của Elizabeth II
Trên đường đến Tu viện Westminster, Nữ hoàng đã đội vương miện kim cương mà Cha của bà là Diadem George IV đã truyền cho cùng chiếc vòng cổ kim cương của Nữ hoàng Victoria. Trên tay bà cầm một bó hoa toàn màu trắng với phong lan và hoa huệ của thung lũng từ Anh và xứ Wales cũng như Hoa Stephanotis và hoa cẩm chướng từ Scotland và Isle của Man. Đôi giày của cô, được làm bởi Roger Vivier đến từ Paris, các sợi cong vàng ôm sát da với đôi giày cao gót nạm ngọc hồng lựu. Sau đó, khi trở về Cung điện Buckingham, bà đội chiếc vương miện của Hoàng đế quốc gia.
Sự mới mẻ và hài hòa của chiếc váy được tạo nên bởi những vật liệu sang trọng và tính chính xác trong những đường thêu. Nó cung cấp một cái nhìn thoáng qua của một sự kiện lịch sử. Và ở một sự kiện lớn khác, một lần nữa người dân nhìn thấy ở Australia khi Nữ hoàng mặc nó để mở cửa danh sự Nghị viện liên bang và Nhà nước trong chuyến viếng thăm của Hoàng gia Anh vào năm 1954.
Nguồn: National Gallery of Australia
Dịch: Lê Quang Đức
Cùng chuyên mục
Bình luận