Người trẻ không bỏ quên lịch sử - văn hóa

(Sóng trẻ) - Người trẻ đổ xô ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hay hàng nghìn lượt thảo luận về các yếu tố văn hoá xuất hiện trong chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai là minh chứng rõ ràng nhất cho việc người trẻ chưa bao giờ bỏ quên các giá trị văn hoá lịch sử.

Vượt thời gian tìm về lịch sử

Kể từ khi được mở cửa vào đầu tháng 11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam luôn thu hút hàng ngàn lượt tham gia mỗi ngày, trong đó có rất nhiều những người trẻ. Trên khắp các nền tảng MXH, nội dung, hình ảnh tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cũng luôn nhận được sự tương tác rất lớn. Ghi nhận của PV tại một buổi tham quan tại bảo tàng, mỗi khi có những cựu chiến binh chia sẻ những câu chuyện thực tế từ chiến trường trong quá khứ, cũng có rất nhiều những bạn trẻ quây quần xung quanh để lắng nghe và cũng có không ít những giọt nước mắt cảm động.

z6063751884728_ef7508f98f7828a7d7d4bd8e46aee520.jpg
Các em học sinh tham quan tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. (Ảnh: TTXVN).

Trao đổi với PV, bạn Phan Văn Hùng (19 tuổi) bộc bạch: “Khi ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, điều khiến mình ấn tượng nhất có lẽ là cách bày trí vô cùng khoa học. Hiện vật được phân chia theo các giai đoạn lịch sử cụ thể, từ thời kỳ dựng nước, giữ nước, đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới. Điều này giúp người xem dễ dàng theo dõi dòng chảy lịch sử”.

Không chỉ có cho bản thân đánh giá khách quan về Bảo tàng, Hùng khẳng định: “Mình nghĩ rằng chỉ một bộ phận nhỏ giới trẻ ngày nay chưa thật sự quan tâm tới lịch sử, chứ không phải toàn bộ giới trẻ như những định kiến vẫn lan truyền trên các phương tiện truyền thông. Nguyên nhân có lẽ là do phương pháp truyền tải chưa phù hợp, kiến thức được dạy theo cách khô khan, không liên kết với các câu chuyện thực tế hay giá trị hiện đại dẫn đến các bạn không hứng thú với lịch sử trên giảng đường nhưng với lịch sử của dân tộc, của đất nước thì thế hệ trẻ không hề vô cảm”.

z6026656955307_fe683bf52b3313958f6ecef9838c1fe2.jpg
Nhà giáo Ưu tú Đỗ Ca Sơn khẳng định thế hệ trẻ không thờ ơ với quá khứ, ngược lại, thế hệ trẻ rất trân trọng các giá trị lịch sử nếu họ được truyền đạt, giáo dục đúng cách. Ảnh: Phạm Thứ. 

Nhà giáo Ưu tú Đỗ Ca Sơn là một người lính từng chiến đấu tại đồi A1 trong chiến trường Điện Biên Phủ. Sau này khi về hưu, ông thường hay dành nhiều thời gian để đi chia sẻ lại những câu chuyện lịch sử. Những câu chuyện ông kể đều rất xúc động và hấp dẫn người nghe ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Điều đó làm ông tin rằng, thế hệ trẻ không thờ ơ với quá khứ, ngược lại, thế hệ trẻ rất trân trọng các giá trị lịch sử nếu họ được truyền đạt, giáo dục đúng cách.

“Văn hoá là bản chất, văn hoá là cội nguồn, văn hoá là dân tộc"

Đã hơn một tuần trôi qua kể từ ngày mở bán vé concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” nhưng những từ khoá “cháy vé”, “sold out” vẫn luôn chiếm một vị trí nhất định trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này cho thấy sức hút của concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” vào ngày 14/12 tới đây.

Chia sẻ về hiện tượng này, Đào Hương Giang (21 tuổi, Hà Nam) nói: “Theo dõi chương trình, điều mình thích nhất là các tiết mục mang yếu tố Văn hoá như Dạ Cổ Hoài Lang, Trống Cơm, Mưa Trên Phố Huế, Đào Liễu, Chiếc Khăn Piêu… Vậy nên khi có thông tin concert được tổ chức ở Hà Nội, chúng mình đều mong muốn được hòa mình vào bầu không khí đó và cùng nhau hát những bài hát như Đào Liễu, Chiếc Khăn Piêu,... Và có lẽ cùng chung suy nghĩ với mình, bạn bè xung quanh đều săn vé cho cả gia đình nên chuyện cháy vé là điều tất yếu. Theo mình, người Việt Nam có lẽ luôn ai cũng yêu văn hoá nước nhà".

z6063770201526_3e14de348c6fb02734f85b9e32eec0f5.jpg
"Đừng nói là giới trẻ ngày hôm nay không yêu truyền thống, không yêu dân tộc. Họ yêu nhiều lắm, họ cũng yêu mãnh liệt lắm nhưng cách thể hiện của họ không giống như cha anh mình ngày xưa. Họ đã biết tiếp nhận những giá trị, tinh hoa ở những dân tộc khác. Họ đã biết tiếp nhận hòa nhập và họ đưa những nét đẹp nhất của dân tộc Việt Nam ra thế giới” - NSND Tự Long khẳng định.

Hình ảnh những bạn trẻ mặc Việt phục đi concert, đồng loạt hát theo làn điệu dân ca, chèo, cải lương, vọng cổ, hò hét khi Chiếc Khăn Piêu được vang lên, rưng rưng xúc động khi NSƯT Hữu Quốc cất giọng trong màn trình diễn Dạ Cổ Hoài Lang và cả khoảnh khắc NSND “quỳ lạy" trước màn ca cải lương quá đỉnh của nam ca sĩ thế hệ sau như Thanh Duy. Tất cả đều được lan truyền với tốc độ nhanh chóng ngay sau khi concert tại TP.Hồ Chí Minh kết thúc. Và sự hồi đáp của một thế hệ trẻ yêu giá trị truyền thống, yêu văn hoá dân tộc.

Chứng kiến hình ảnh các bạn trẻ mặc trang phục truyền thống khi thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Phan Văn Hùng chia sẻ: “Mình thấy đây là một điểm nhấn rất đẹp và mang lại nhiều cảm xúc. Cách các bạn trẻ tái hiện vẻ đẹp văn hoá trong không gian lịch sử sẽ tạo cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, cho thấy ý thức tự hào dân tộc của giới trẻ. Đồng thời cũng tạo cảm hứng cho các bạn trẻ khác càng thêm yêu lịch sử văn hoá nước nhà”.

Trước đó, NSND Tự Long đã có những chia sẻ về cách giới trẻ ủng hộ văn hoá nước nhà trong tại "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai": “Đừng nói là giới trẻ ngày hôm nay không yêu truyền thống, không yêu dân tộc. Họ yêu nhiều lắm, họ cũng yêu mãnh liệt lắm nhưng cách thể hiện của họ không giống như cha anh mình ngày xưa. Họ đã biết tiếp nhận những giá trị, tinh hoa ở những dân tộc khác. Họ đã biết tiếp nhận hòa nhập và họ đưa những nét đẹp nhất của dân tộc Việt Nam ra thế giới”.

Lịch sử hay văn hoá cổ truyền bản chất không nhàm chán. Người trẻ hôm nay đang tận dụng những ưu thế của mạng xã hội để khơi gợi niềm yêu thích văn hoá lịch sử cho thế hệ của chính mình và mai sau.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN