Liên Hoan Nghệ Thuật Đường Phố Việt Nam – Đan Mạch: Có thực sự là “đường phố” ?
(Sóng Trẻ) - Liên hoan Nghệ Thuật Đường Phố là một loại hình nghệ thuật lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Chính vì vậy, nó thu hút rất nhiều sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ Hà Nội. Điều họ háo hức mong chờ là “bữa tiệc” nghệ thuật lớn và đậm chất đường phố này sẽ làm họ “mãn nhãn”.
2h, mặc dù chưa tới giờ khai mạc nhưng đã có không ít người tụ tập về khu vườn hoa Lý Thái Tổ chờ đợi để được tận thưởng “đại tiệc Nghệ thuật Đường phố” lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội. Nhưng công chúng có lẽ “chưa tìm được” một vị trí đúng trong buổi liên hoan này.
Nghệ thuật đường phố nghĩa là người nghệ sĩ coi đường phố chính là sân khấu. Ở đó không còn sự xác lập ranh giới giữa nghệ sĩ và người xem. Tất cả cùng hòa quện vào nhau nhảy múa, hát ca, ở đó không còn sự giới hạn cho tự do sáng tạo, thăng hoa và dĩ nhiên nó vẫn phải nằm trong một cái khung chung nhất. Có lẽ bất kì người nghệ sĩ nào cũng mong có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với công chúng như ca sĩ Tùng Dương đã phát biểu về lí do tham gia buổi biểu diễn: “Đây là liên hoan đường phố dành cho công chúng đầu tiên ở Hà Nội. Tôi hy vọng rằng liên hoan sẽ được tổ chức thường niên. Bởi vậy, tôi đã đề nghị biểu diễn miễn phí để được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này”.
Đến tham dự biểu diễn còn có rất nhiều các nghệ sĩ Việt Nam cũng như các nghệ sĩ Thụy Điển.
Nhiều tiết mục gây được ấn tượng mạnh với công chúng Thủ đô cũng như các vị khách Thụy Điển, như Hát xẩm của Nghệ sĩ Hà Thị Cầu, ca khúc Con cò của ca sĩ Tùng Dương, các tiết mục chầu văn của Câu Lạc bộ Ca trù Thăng Long hay các bước nhảy sôi động của nhóm nhảy Hiphop The Big Toe…
Điều đáng nói ở đây là các tiết mục cho dù có chuyên môn, nghệ thuật đến đâu, mà không tạo ra được sợi dây liên hệ với công chúng, không có được sự hưởng ứng và đồng cảm từ phía khán giả, thì nó cũng sẽ trở thành những vũ điệu lạc lõng.
Mặt khác, mảng nghệ thuật Dân gian với sự xuất hiện của “báu vật sống” Hà Thị Cầu, hay các tiết mục của các đào nương Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long, họ cần có một không gian diễn xướng yên tĩnh và phù hợp hơn. Bởi tất cả những ai có chút “hoài cổ” và say mê giọng hát cùng nghệ thuật biểu diễn của cụ thì họ đều phải cố gắng chen gần đến bên cụ, “căng tai” như dây đàn để nghe bập bõm những câu hát của cụ. Vì xung quanh là dàn kèn đồn, là loa công suất lớn của các DJ Hiphop…
Nên chăng các nhà tổ chức hãy tính đến điều này. Và hãy để công chúng và nghệ sĩ có sự đồng cảm với nhau, phá đi bức bình phong vốn có.
2h, mặc dù chưa tới giờ khai mạc nhưng đã có không ít người tụ tập về khu vườn hoa Lý Thái Tổ chờ đợi để được tận thưởng “đại tiệc Nghệ thuật Đường phố” lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội. Nhưng công chúng có lẽ “chưa tìm được” một vị trí đúng trong buổi liên hoan này.
Nghệ thuật đường phố nghĩa là người nghệ sĩ coi đường phố chính là sân khấu. Ở đó không còn sự xác lập ranh giới giữa nghệ sĩ và người xem. Tất cả cùng hòa quện vào nhau nhảy múa, hát ca, ở đó không còn sự giới hạn cho tự do sáng tạo, thăng hoa và dĩ nhiên nó vẫn phải nằm trong một cái khung chung nhất. Có lẽ bất kì người nghệ sĩ nào cũng mong có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với công chúng như ca sĩ Tùng Dương đã phát biểu về lí do tham gia buổi biểu diễn: “Đây là liên hoan đường phố dành cho công chúng đầu tiên ở Hà Nội. Tôi hy vọng rằng liên hoan sẽ được tổ chức thường niên. Bởi vậy, tôi đã đề nghị biểu diễn miễn phí để được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này”.
Đến tham dự biểu diễn còn có rất nhiều các nghệ sĩ Việt Nam cũng như các nghệ sĩ Thụy Điển.
Nhiều tiết mục gây được ấn tượng mạnh với công chúng Thủ đô cũng như các vị khách Thụy Điển, như Hát xẩm của Nghệ sĩ Hà Thị Cầu, ca khúc Con cò của ca sĩ Tùng Dương, các tiết mục chầu văn của Câu Lạc bộ Ca trù Thăng Long hay các bước nhảy sôi động của nhóm nhảy Hiphop The Big Toe…
Điều đáng nói ở đây là các tiết mục cho dù có chuyên môn, nghệ thuật đến đâu, mà không tạo ra được sợi dây liên hệ với công chúng, không có được sự hưởng ứng và đồng cảm từ phía khán giả, thì nó cũng sẽ trở thành những vũ điệu lạc lõng.
Mặt khác, mảng nghệ thuật Dân gian với sự xuất hiện của “báu vật sống” Hà Thị Cầu, hay các tiết mục của các đào nương Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long, họ cần có một không gian diễn xướng yên tĩnh và phù hợp hơn. Bởi tất cả những ai có chút “hoài cổ” và say mê giọng hát cùng nghệ thuật biểu diễn của cụ thì họ đều phải cố gắng chen gần đến bên cụ, “căng tai” như dây đàn để nghe bập bõm những câu hát của cụ. Vì xung quanh là dàn kèn đồn, là loa công suất lớn của các DJ Hiphop…
Nên chăng các nhà tổ chức hãy tính đến điều này. Và hãy để công chúng và nghệ sĩ có sự đồng cảm với nhau, phá đi bức bình phong vốn có.
Đức Hiệp
Lớp báo in 28B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp báo in 28B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận