Loại màn mới có khả năng đẩy lùi bệnh sốt rét

(Sóng trẻ) - Ngày 25/3, một loại màn ngủ được xử lý bằng một loại thuốc trừ sâu có thể chống lại bệnh sốt rét được công bố trên tạp chí khoa học The Lancet. 

Trong những thập kỷ trở lại đây, màn là công cụ quan trọng chống bệnh sốt rét với hàng triệu người được cứu sống. Nhưng vài năm qua, nghiên cứu vẫn còn gặp phải khó khăn do muỗi truyền bệnh ngày càng phát triển và chúng có khả năng kháng các loại thuốc diệt côn trùng được dùng trong các loại màn hiện nay. 

Năm 2020, 627.000 người chết vì sốt rét, đa số là trẻ em ở khu vực cận Sahara và châu Phi.

Mới đây, nhóm nghiên cứu tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (LSHTM) ở Anh, Viện Nghiên cứu Y học Quốc gia và Đại học Y Kilimanjaro Christian ở Tanzania, Đại học Ottawa ở Canada đã tìm ra loại màn mới vừa an toàn, vừa hiệu quả.

Trong thử nghiệm thực tế, các tấm lưới màn được xử lý bằng thuốc diệt côn trùng chlorfenapyr và pyrethroid. Nhờ đó, đã giúp giảm tỷ lệ sốt rét 43% trong năm đầu tiên và 37% trong năm thứ hai khi so sánh với loại màn hiện nay - thường chỉ dùng pyrethroid.

xhf3br3a2zkzzae22xke3cnc7m.jpg
Loại màn mới được xử lý bằng thuốc diệt côn trùng chlorfenapyr và pyrethroid được hy vọng có thể đẩy lùi bệnh sốt rét. (Ảnh: Reuters) 

Nghiên cứu được thực hiện với hơn 39.000 hộ gia đình và theo dõi hơn 4.500 trẻ em từ 6 tháng đến 14 tuổi. Loại màn do công ty Đức BASF và LSHTM phát triển có giá thành khoảng 3 USD/ chiếc, cao hơn so với các màn hiện nay. Tuy nhiên, chi phí này vẫn thấp hơn so với chi phí điều trị những trường hợp nhiễm bệnh. 

Chlorfenapyr có cách thực hoạt động khác với pyrethroid, khiến muỗi tiếp đất bằng cách gây chuột rút ở cánh. Do đó, chúng không thể cắn và truyền bệnh. Hóa chất này được đề xuất sử dụng để chống sốt rét lần đầu tiên cách đây 20 năm và được dùng để kiểm soát côn trùng gây hại từ những năm 1990.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt trước loại màn mới nhưng thử nghiệm mới có thể giúp chúng được khuyến khích sử dụng rộng rãi hơn. 

"Đây là bài kiểm chứng đầu tiên trong các điều kiện thực tế", Jacklin Mosha, tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Y học Quốc gia Tanzania, cho biết. 

Ngoài việc phát triển vaccine, nhóm nghiên cứu cho rằng màn sẽ là một công cụ hữu hiệu khác trong việc chống bệnh sốt rét. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng muỗi không nhanh chóng kháng chlorfenapyr, nếu chất này được sử dụng rộng rãi.

Nguồn: Reuters

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN