Lối đi nào cho truyền hình thực tế Việt Nam
(Sóng Trẻ) - Thời kì nở rộ những chương trình truyền hình thực tế (reality show) đã bắt đầu trong vòng vài năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng chương trình có chất lượng hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, không đáp ứng được nhu cầu thưởng thức và theo dõi của khán giả truyền hình Việt Nam...
Thành công không dễ
Cách đây năm năm, khán giả Việt Nam lần đầu tiếp xúc với truyền hình thực tế (reality show) qua chương trình Phụ nữ Thế kỉ 21. Chương trình với mục đích tìm kiếm và tôn vinh vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ trong thời hiện đại đã thu hút được sự chú ý của người xem ngay từ khi mới phát sóng. Mỗi tuần trên tivi chiếu một tập phim giúp người xem được theo dõi quá trình sinh hoạt, tham gia vào trò chơi của các thí sinh. Các thử thách trong từng tuần khác nhau và sẽ có những thí sinh bị loại để chọn ra những người xuất sắc nhất tham gia vào vòng chung kết. So với những chương trình game show hàng tuần đơn điệu và dễ gây nhàm chán vì chỉ cùng có một nội dung kịch bản, khán giả Việt ưa thích “món ăn tinh thần” mới lạ này hơn.
Cũng kể từ đó trên tivi xuất hiện khá nhiều reality show mới, đa phần được mua bản quyền từ nước nài, có thể kể tới như Việt Nam Idol, 72h thử thách sức bền, Love Bus, 12 cá tính, Dù bạn ở đâu… Có nhiều chương trình đã gây được tiếng vang lớn và liên tiếp thành công sau nhiều mùa, song cũng có những chương trình mờ nhạt và càng đi tiếp thì càng mất người xem. Lý do là ở đâu ?
Nhiều người cho rằng, muốn thành công phải gây “mâu thuẫn”? Công thức này nghe có vẻ ngược đời nhưng thực tế nó đúng với đa phần các chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam. Vietnam Idol là một ví dụ tiêu biểu. Năm 2010 xứng đáng được coi là một mùa thi thành công của chương trình này bởi nó thu hút được sự quan tâm rất lớn của công chúng và cả giới truyền thông. Nhưng có lẽ là chỉ khi tới Top 3, khi thí sinh Lều Phương Anh bị loại, vòng chung kết của VietNam Idol gây ra sự tranh cãi rất lớn, gần như một cuộc chiến nảy lửa của nhiều người trên các diễn đàn, trang mạng xã hội và tốn biết bao giấy mực của báo chí, giữa một phe bênh vực cô gái không xinh đẹp nhưng có giọng ca trời phú của Uyên Linh và một phe ủng hộ giọng ca kĩ thuật điêu luyện của cô ca sĩ 16 tuổi Văn Mai Hương. Các nhà mạng cũng nhanh chóng kiếm lời vì lượng người nhắn tin bầu chọn trước đêm chung kết chắc cũng không dưới con số hàng nghìn.
Tương tự như VietNam Idol, chương trình VietNam’s Next Top Model cũng là một show thực tế có tỉ suất bạn xem đông đảo. Người xem thích Vietnam’s Next top Model vì nó bám sát thực tế, bộc lộ được cá tính của từng thí sinh tham gia với mọi cung bậc cảm xúc. Cũng bởi vậy mà mỗi lần có một thí sinh nào đó bị loại, những tranh cãi nổ ra là điều không thể tránh khỏi.
Một thực tế khác là có đôi lúc, những ý kiến trái chiều còn tập trung vào cả ban giám khảo. Dư luận có thể chê một Siu Black với những hành động hơi.. thái quá, một Hà Anh quá nghiêm khắc và nhận xét hà khắc với thí sinh, hay Siêu mẫu Xuân Lan có giọng nói… không thuận tai(?!) Nhìn chung càng có nhiều tranh cãi, chương trình càng tạo ra độ “hot” và thương hiệu riêng cho chính mình!
Cần loại bỏ sạn
Dù không thể phủ nhận sức nóng của một show thường nhờ những tranh cãi xung quanh nó, nhưng một chương trình thực tế thành công thật sự phải dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó có cả kịch bản chương trình, ê kíp sản xuất và những nhân tố như người dẫn, khách mời nổi tiếng… Tuy vậy nhiều chương trình thực tế ở Việt Nam vẫn còn vướng vài những hạt sạn đáng tiếc. Bạn Lê Phương (22 tuổi – sinh viên) kể về một lần xem chương trình thực tế Nếm và Nấu trên kênh Real TV: “Hai cô MC của chương trình thực sự làm người xem khó chịu. Làm một chương trình về ẩm thực mà MC không những vụng về từ lúc đi chợ cho tới cả lúc chế biến món ăn. Có tập làm bánh xèo MC mua bột bán sẵn ở siêu thị mà còn không biết pha bột thế nào.”
Hay bạn Lan Anh (19 tuổi) chia sẻ về chương trình Love Bus: “Mình là fan của chương trình Hành trình Kết nối trái tim (Love Bus). Chương trình rất hấp dẫn từ khi bắt đầu nhưng về sau lại kéo dài tới hơn 150 tập, nhiều lúc xem rất nản vì nội dung không mới và các cặp đôi cũng không có cá tính in đậm như những phần đầu..”
Thêm vào đó, nhiều chương trình làm thực tế nhưng sự đầu tư lại không công phu, kĩ lưỡng, thời lượng lại bó hẹp rất ngắn nên chỉ đủ để người tham gia chạy đi làm nhiệm vụ. Điển hình cho dạng chương trình này có Dù bạn ở đâu, Tôi yêu Hà Nội...
Nâng cao chất lượng của chương trình truyền hình thực tế là vấn đề đặt ra bởi tiềm năng của những chương trình này trong tương lai sẽ mở rộng rất nhiều. Nhìn vào những nước có truyền hình thực tế phát triển như Mĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh... có thể nhận thấy họ nắm trong tay những kịch bản rất độc đáo, mới lạ, đầy ắp ý tưởng sáng tạo và có đội ngũ sản xuất ê-kíp vô cùng chuyên nghiệp. Đó là những điều mà Việt Nam nên học hỏi và tiếp thu cũng như tiếp tục sản xuất những chương trình thật hấp dẫn và thuyết phục người xem trong tương lai.
Thành công không dễ
Cách đây năm năm, khán giả Việt Nam lần đầu tiếp xúc với truyền hình thực tế (reality show) qua chương trình Phụ nữ Thế kỉ 21. Chương trình với mục đích tìm kiếm và tôn vinh vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ trong thời hiện đại đã thu hút được sự chú ý của người xem ngay từ khi mới phát sóng. Mỗi tuần trên tivi chiếu một tập phim giúp người xem được theo dõi quá trình sinh hoạt, tham gia vào trò chơi của các thí sinh. Các thử thách trong từng tuần khác nhau và sẽ có những thí sinh bị loại để chọn ra những người xuất sắc nhất tham gia vào vòng chung kết. So với những chương trình game show hàng tuần đơn điệu và dễ gây nhàm chán vì chỉ cùng có một nội dung kịch bản, khán giả Việt ưa thích “món ăn tinh thần” mới lạ này hơn.
Cũng kể từ đó trên tivi xuất hiện khá nhiều reality show mới, đa phần được mua bản quyền từ nước nài, có thể kể tới như Việt Nam Idol, 72h thử thách sức bền, Love Bus, 12 cá tính, Dù bạn ở đâu… Có nhiều chương trình đã gây được tiếng vang lớn và liên tiếp thành công sau nhiều mùa, song cũng có những chương trình mờ nhạt và càng đi tiếp thì càng mất người xem. Lý do là ở đâu ?
Nhiều người cho rằng, muốn thành công phải gây “mâu thuẫn”? Công thức này nghe có vẻ ngược đời nhưng thực tế nó đúng với đa phần các chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam. Vietnam Idol là một ví dụ tiêu biểu. Năm 2010 xứng đáng được coi là một mùa thi thành công của chương trình này bởi nó thu hút được sự quan tâm rất lớn của công chúng và cả giới truyền thông. Nhưng có lẽ là chỉ khi tới Top 3, khi thí sinh Lều Phương Anh bị loại, vòng chung kết của VietNam Idol gây ra sự tranh cãi rất lớn, gần như một cuộc chiến nảy lửa của nhiều người trên các diễn đàn, trang mạng xã hội và tốn biết bao giấy mực của báo chí, giữa một phe bênh vực cô gái không xinh đẹp nhưng có giọng ca trời phú của Uyên Linh và một phe ủng hộ giọng ca kĩ thuật điêu luyện của cô ca sĩ 16 tuổi Văn Mai Hương. Các nhà mạng cũng nhanh chóng kiếm lời vì lượng người nhắn tin bầu chọn trước đêm chung kết chắc cũng không dưới con số hàng nghìn.
Hai thí sinh gây nhiều tranh cãi của Vietnam Idol
Tương tự như VietNam Idol, chương trình VietNam’s Next Top Model cũng là một show thực tế có tỉ suất bạn xem đông đảo. Người xem thích Vietnam’s Next top Model vì nó bám sát thực tế, bộc lộ được cá tính của từng thí sinh tham gia với mọi cung bậc cảm xúc. Cũng bởi vậy mà mỗi lần có một thí sinh nào đó bị loại, những tranh cãi nổ ra là điều không thể tránh khỏi.
Một thực tế khác là có đôi lúc, những ý kiến trái chiều còn tập trung vào cả ban giám khảo. Dư luận có thể chê một Siu Black với những hành động hơi.. thái quá, một Hà Anh quá nghiêm khắc và nhận xét hà khắc với thí sinh, hay Siêu mẫu Xuân Lan có giọng nói… không thuận tai(?!) Nhìn chung càng có nhiều tranh cãi, chương trình càng tạo ra độ “hot” và thương hiệu riêng cho chính mình!
Cần loại bỏ sạn
Dù không thể phủ nhận sức nóng của một show thường nhờ những tranh cãi xung quanh nó, nhưng một chương trình thực tế thành công thật sự phải dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó có cả kịch bản chương trình, ê kíp sản xuất và những nhân tố như người dẫn, khách mời nổi tiếng… Tuy vậy nhiều chương trình thực tế ở Việt Nam vẫn còn vướng vài những hạt sạn đáng tiếc. Bạn Lê Phương (22 tuổi – sinh viên) kể về một lần xem chương trình thực tế Nếm và Nấu trên kênh Real TV: “Hai cô MC của chương trình thực sự làm người xem khó chịu. Làm một chương trình về ẩm thực mà MC không những vụng về từ lúc đi chợ cho tới cả lúc chế biến món ăn. Có tập làm bánh xèo MC mua bột bán sẵn ở siêu thị mà còn không biết pha bột thế nào.”
Hay bạn Lan Anh (19 tuổi) chia sẻ về chương trình Love Bus: “Mình là fan của chương trình Hành trình Kết nối trái tim (Love Bus). Chương trình rất hấp dẫn từ khi bắt đầu nhưng về sau lại kéo dài tới hơn 150 tập, nhiều lúc xem rất nản vì nội dung không mới và các cặp đôi cũng không có cá tính in đậm như những phần đầu..”
Thêm vào đó, nhiều chương trình làm thực tế nhưng sự đầu tư lại không công phu, kĩ lưỡng, thời lượng lại bó hẹp rất ngắn nên chỉ đủ để người tham gia chạy đi làm nhiệm vụ. Điển hình cho dạng chương trình này có Dù bạn ở đâu, Tôi yêu Hà Nội...
Love Bus : concept đã quá nhàm ?
Nâng cao chất lượng của chương trình truyền hình thực tế là vấn đề đặt ra bởi tiềm năng của những chương trình này trong tương lai sẽ mở rộng rất nhiều. Nhìn vào những nước có truyền hình thực tế phát triển như Mĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh... có thể nhận thấy họ nắm trong tay những kịch bản rất độc đáo, mới lạ, đầy ắp ý tưởng sáng tạo và có đội ngũ sản xuất ê-kíp vô cùng chuyên nghiệp. Đó là những điều mà Việt Nam nên học hỏi và tiếp thu cũng như tiếp tục sản xuất những chương trình thật hấp dẫn và thuyết phục người xem trong tương lai.
Đoàn Thu Ninh
Lớp Báo mạng Điện tử K.29
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Lớp Báo mạng Điện tử K.29
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận