Mỗi ngày đến trường có còn là một ngày vui?

(Sóng trẻ) - Học ở trường, học ở nhà, học ngày, học đêm vì áp lực điểm số đang là tình trạng phổ biến trong giới học sinh Việt Nam. Một độ tuổi đang cần có sự phát triển toàn diện, được ăn, được chơi, được học thì nay đã bị “bóng đen” điểm số bao trùm, khiến bản thân học sinh đang trở thành những sản phẩm của quy trình đào tạo “công nghiệp” đầy tính khuôn mẫu, nhồi nhét.

Mỗi ngày đến trường đâu còn là một ngày vui!

"Hôm nay có bài tập không?", "Hôm nay con được mấy điểm" - là những câu hỏi quen thuộc của các phụ huynh dành cho con em mình khi chúng đi học về. Khi xã hội ngày càng phát triển, học vấn sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Đó là điều hết sức đáng trân trọng bởi nó thúc đẩy việc học trong xã hội nói chung và trong tự thân mỗi gia đình, tế bào xã hội, nói riêng. Song, coi trọng học hành ở mức độ nào là đủ? Rõ ràng cái gì cũng có một ngưỡng giới hạn của nó. Với việc coi trọng học vấn quá mức như hiện nay, chính phụ huynh đã vô tình gây nên một áp lực không nhỏ cho các em học sinh mới đang ở tuổi ăn, tuổi chơi.
                          
 d030a933d_anh1.jpg

Việc học chiếm trọn quỹ thời gian của học sinh 
 
Ngày nay, học sinh tới trường được cha mẹ chăm lo cẩn thận, được sắm cho những trang thiết bị hiện đại như máy tính, kim từ điển, máy ghi âm... thế nhưng vẫn có rất nhiều các em học sinh sợ việc đi học vì bố mẹ ép học quá nhiều. Cháu Nguyễn Phương Linh (6 tuổi, học sinh lớp 1 của một trường Tiểu học ở Hà Nội) đã khóc khi mẹ đưa đi học thêm. Khi hỏi vì sao mẹ cháu lại ép bé học nhiều như vậy, mẹ bé thản nhiên nói: "Nó học kém quá, điểm số toàn 6 thôi nên tôi lo lắm, nhất định phải cho nó đi học thêm”.

Mỗi ngày qua đi, số lượng sách trong ba lô được trẻ em Việt Nam cõng trên lưng ngày một nặng trĩu (nhiều chiếc ba lô đựng sách nặng tới 4 - 5 kg). Một ngày các em phải học nào Toán, nào Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tự nhiên - xã hội... Ở các nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản, học sinh các cấp phổ thông của họ, đặc biệt là học sinh cấp I chỉ đến trường với tinh thần: chơi là chính, học là phụ. Còn, ở Việt Nam thì ngược lại. Ngay từ lớp 1, các em đã phải học gần 10 tiết 1 ngày, số lượng các môn học là 7 đến 8 môn. Không những thế, cha mẹ còn bắt các em phải đi học thêm các môn chính như Toán, Tiếng Việt.
                                        
Giao thật nhiều bài tập về nhà
   
Học ở trường đã như vậy, về nhà đâu phải đã được nghỉ ngơi. Chị Hằng, 30 tuổi, có con học lớp 4 của trường Tiểu học ở khu vực quận Hà Đông, nhăn mặt kể: "Có những hôm con tôi làm bài tập cả tối, khoảng 2 hay 3 tiếng mới xong hết. Nhiều khi muốn cho con đi chơi nhưng bài tập thì chưa làm xong nên lại thôi".

Nhìn lại cấp học phổ thông, nhiều bạn sinh viên không khỏi ngỡ ngàng bởi áp lực học tập bây giờ vượt xa thời điểm trước khi các bạn vượt vũ môn. Bạn Vũ Ái Linh, sinh viên ĐHQG Hà Nội chia sẻ: "Trẻ con bây giờ phải học nhiều quá, không như mình ngày trước. Lúc trước, mình đi học về là được chạy đi chơi với lũ trẻ trong xóm, thi thoảng mới có một hay hai bài. Bây giờ thì khó lắm, tối về là chúng nó phải ngồi làm bài tập trên lớp hoặc sẽ phải đi học thêm, học nếm".
                
d030a933d_anh3.2.jpg

Việc học mà chơi, chơi mà học dường như chỉ còn lại trong kí ức

 
Bạn Nguyễn Thị Thu Hương, sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội nhận xét: "Mình nghĩ việc học là cần thiết nhưng khi đặt việc học quá nặng đối với trẻ sẽ khiến các em cảm thấy bị áp lực, đâm ra sợ đến trường, đến lớp".

Trước tình hình học hành tràn lan, không hiệu quả, T.P Hà Nội đã đi tiên phong trong việc áp dụng cách học VNEN. Đây là cách học chia lớp thành các nhóm học tập. Các em học sinh sẽ được trao đổi với các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến của nhóm mình với cô giáo. Cách học này nhằm mục đích giúp cho trẻ tự tin hơn, có quyền nói lên ý kiến của mình thay vì cách học truyền thống thầy giảng, trò chép. Cùng với đó, các cô giáo không được giao bài tập về nhà và chỉ được nhận xét bài của các em học sinh chứ không được chấm điểm hoặc chỉ được ghi điểm cao, còn điểm thấp thì không được ghi. 
                                   
Dù có một số ưu điểm nhất định, song đây không phải là giải pháp tối ưu bởi sẽ có nhiều học sinh lười suy nghĩ, ỷ lại vào các bạn học giỏi trong nhóm. Như vậy, kết quả học tập sẽ không đồng đều. Hơn nữa, việc giáo viên không được chấm điểm kém sẽ khiến học sinh chủ quan, cho rằng mình đã là người giỏi giang. Thậm chí điều này sẽ khiến các em trở nên lười biếng vì nghĩ rằng: bây giờ cô có chấm điểm đâu mà sợ(!). 

d030a933d_anh4.jpg
      
Làm việc nhóm là cơ hội tốt để những học sinh lười biếng hưởng lợi từ thành quả của người khác

Thế giới đang trở nên phẳng hơn. Sự hội nhập, cạnh tranh đang đặt ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội và thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là nguy cơ tụt hậu về mặt tri thức. Có lẽ những lời kêu gọi, tranh cãi về việc học không còn là đề tài mới mẻ của giới báo chí, truyền thông. Song, rõ ràng bất cứ ai cũng phải thừa nhận một chân lý hiển nhiên rằng: chỉ khi chúng ta xây dựng được một hệ thống giáo dục hợp lí, tối ưu thì khi ấy thế hệ tương lai của đất nước mới được phát triển một cách toàn diện nhất.  
                                                                                                 Vân Bùi
                                                                                      Truyền Hình K32A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN