Phản ứng của người dân đối với việc tăng giá xe buýt

(Sóng trẻ) - Từ ngày 1/11/2024, UBND thành phố Hà Nội tăng giá vé xe buýt có trợ giá. Trước thông tin giá vé được điều chỉnh, nhiều người dân tán thành với quyết định này.

Theo đó, giá vé mới được điều chỉnh như sau:

Đối với vé lượt:

Đối với vé tháng:

Kể từ năm 2014, giá vé xe buýt vẫn giữ nguyên. Tính tới hiện tại, mức giá vé xe cũ không còn phù hợp với sự phát triển của mạng lưới tuyến. Bên cạnh đó, giá vé xe buýt hiện nay được đánh giá là tương đối thấp với khả năng chi trả cho đi lại của người dân, kể cả các lao động có thu nhập thấp. 

khong-co-tieu-de207_20241024194634.png
Xe buýt được đông đảo người dân lựa chọn làm phương tiện di chuyển hàng ngày. (Ảnh: Thu Hà)

Cho rằng việc tăng giá là hợp lý, bạn Hoàng Anh Ngọc (sinh viên năm 3 trường Đại học Nguyễn Trãi) chia sẻ: “Đã 10 năm kể từ lần cuối điều chỉnh giá, tôi thấy mức tăng như vậy vẫn ở mức chấp nhận được. Tôi vẫn sẽ tiếp tục sử dụng vé tháng vì chúng rẻ hơn so với việc di chuyển bằng các hình thức khác”.

Bạn Mai Hà Minh (sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội) cho hay: “Tôi mong việc tăng giá vé xe buýt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Khi chất lượng được cải thiện, các xe buýt có thể tiến tới hiện đại hóa các phương thức thanh toán, mục đích để thuận tiện cho người dân hơn nữa”.

khong-co-tieu-de207_20241024194826.png
Nhiều tuyến xe vẫn đang sử dụng phương thức thanh toán vé lượt bằng tiền mặt. (Ảnh: Thu Hà)
khong-co-tieu-de207_20241024083159.png
Hình thức thanh toán bằng mã QR được sử dụng trên một số tuyến buýt. (Ảnh: Thu Hà)

Bà Đỗ Thị Lan (62 tuổi) thuộc diện được miễn phí khi sử dụng xe buýt. Bà Lan chia sẻ mức lương lao động tự do của bà là 200.000 đồng/ngày; theo bà, với mức lương này, giá vé điều chỉnh vẫn ở mức có thể chi trả. Đồng thời, bà mong muốn thành phố có giải pháp để xe buýt vận hành nhanh và đúng giờ hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Theo lời anh Nguyễn Viết Hiệp, phụ xe trên tuyến buýt số 90 (Hào Nam - sân bay Nội Bài), sau khi có thông báo chính thức sửa đổi giá vé, đa số khách hàng đều phản ứng tích cực và cho rằng sự thay đổi này không quá lớn. Giá vé xe buýt tăng sẽ giúp giảm gánh nặng cho ngân sách cho thành phố. Anh cũng chia sẻ thêm, với mức điều chỉnh giá này, sẽ không có quá nhiều người bỏ xe buýt để sử dụng phương tiện khác.

Hà Nội hiện có 154 tuyến xe buýt, trong đó 132 tuyến trợ giá, 8 tuyến không trợ giá, 12 tuyến kế cận và 2 tuyến city tour, phủ đến tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã và 512/579 xã phường, thị trấn. Toàn thành phố có hơn 2.000 xe buýt, trong đó trăm xe sử dụng năng lượng sạch. Hỗ trợ tài chính cho xe buýt từ ngân sách thành phố tăng đáng kể trong những năm gần đây, từ mức trung bình 1.370 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2015-2019 lên đến 2.750 tỷ đồng vào năm 2023.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN