Một vùng quê khác thường

(Sóng Trẻ) - Làng Nành – Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng bởi chợ Vải và thuốc Bắc sầm uất. Ở đây đã, đang tồn tại lối sống, sinh hoạt lạc hậu, đi ngược với sự văn minh của xã hội.

Vợ chồng đổi vai

Hồi xưa, Ninh Hiệp cũng như bao làng quê bình dị, yên ả khác. Người dân nơi đây làm lụng vất vả, lam lũ: làm ruộng, bóc nong nhãn, buôn bán nơi xa… Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu buôn bán với nước nài.

Cách đây khoảng 10 năm, người Ninh Hiệp sang Trung Quốc mua vải vóc, quần áo về làng bán. Chợ hình thành, người mua kẻ bán tấp nập, nhộn nhịp.  2 – 3 năm trước, chính quyền địa phương tăng cường xây dựng chợ: chợ Phú Điền, chợ đầu mối Ba Da, chợ Nành. Hàng trăm ki ốt mọc lên san sát. Vải vóc, quần áo la liệt khắp nơi từ đầu làng tới tận nhà dân. Xưa nay ai cũng biết buôn bán chỉ thích hợp với phụ nữ. Do đó, như lẽ tất yếu, ở đây vợ chồng đổi vai: vợ kiếm tiền, chồng làm việc nhà: nuôi con, nấu cơm, giặt giũ, dọn hàng… Họa hoằn mới thấy những người đàn ông có mặt ở chợ trừ buổi trưa trông hàng cho vợ về ăn cơm. Dần dần, lối suy nghĩ: vợ kiếm tiền, chồng làm việc nhà đã ăn sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ của những con người nơi nại thành Hà Nội này.

“Cha truyền con nối”, hầu như đứa trẻ nào lớn lên, trưởng thành đều nhận ra sự khác thường ấy nhưng “quen rồi, biết làm sao được” - bạn T.H, 18 tuổi chia sẻ. Ai nấy đều tự hiểu trách nhiệm của vợ chồng trong nhà mặc dù nó trái ngược hoàn toàn với lẽ tự nhiên.

Trình độ học vấn bỏ ngỏ

Hầu như tất cả mọi người đều cho rằng cái đích cuối cùng của việc học là một công việc ổn định với lương tháng cao. Thấm nhuần “tư tưởng” ấy, ngay từ trên ghế nhà trường, những cô bé, cậu bé luôn “nung nấu” ý định đi buôn cùng mẹ. Hàng năm, rất nhiều em học sinh chỉ vừa mới tốt nghiệp THCS đã vội bỏ học, “tập sự” buôn bán dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, cô dì, chú bác. Có những em đã học cấp 3 (thậm chí vào được trường đỉnh) được một thời gian nhưng do khó khăn và những cám rỗ vật chất cũng dễ dàng từ bỏ trường lớp, bạn bè để về với chợ vải.

Bị phạt nhặt rác sân trường vì đi học muộn, ba em A, L, T ( THPT YV) đã rủ nhau nghỉ học vô thời hạn.

Đáng buồn hơn nữa, không ít người từng “mài đũng quần” nơi giảng đường đại học, vất vả đèn sách bao năm để có tấm bằng tốt nghiệp nhưng vì đồng lương ít ỏi đã quyết định trở về mái chợ làng, buôn bán với số vốn vài trăm triệu gia đình cho. Cô T, cử nhân Tiếng Anh sau khi đi dạy cấp 2 một thời gian đã thôi việc, kinh doanh vải vóc thay vì trở thành cán bộ nhà nước.

Điều đáng nói ở đây chính là thái độ của những bậc phụ huynh. Dẫu biết rằng “buôn bán chỉ có thời” nhưng họ vẫn tỏ thái độ không dứt khoát, nhiều người thậm chí còn khuyến khích con nghỉ học. Thật lạ xiết bao!

Lí do, suy cho cùng cũng chỉ là đồng tiền. Theo những người bán hàng, việc buôn bán khá thuận lợi: mỗi ngày bình thường trung bình bán được 3 – 8 triệu, còn đắt hàng thì số tiền phải tới 8 con số. Ít nhất cũng lãi 10%. Người trong làng giàu lên nhanh chóng, không hiếm những phụ nữ trên dưới 30 tuổi đã có trong tay tiền tỷ. Nhà cao tầng mọc lên san sát. Thật không na nếu có người gọi làng Nành là “phố trong làng”.

Tệ nạn xã hội tràn lan

Kinh tế của Ninh Hiệp đứng vào top đầu các xã trong huyện Gia Lâm. Vì thế, cha mẹ hết sức nuông chiều con cái. Những thanh niên độ tuổi đôi mươi sung sức tuy nhiên, sức đó không dành để lao động mà để “cưỡi” trên những con xe SH, Atila, Spasy, Dylan… hay lướt ngón trên những chiếc điện thoại Iphone, Black berry… Như lẽ tất yếu, “nhàn vi cư bất thiện” cộng với trình độ văn hóa kém, nhiều thanh thiếu niên sa vào các tệ nạn xã hội nguy hiểm như cờ bạc, cá độ, mại dâm… Không ít lần công an ập vào nhà dân, phát hiện vụ chơi xốc đĩa, cờ bạc tiền triệu; bắt tạm giam những tên mặt búng ra sữa.

Bên cạnh đó, gần đây, cá độ bóng đá đang trở thành vấn nạn bức xúc của dân làng. Không ít cha mẹ ngã ngửa ra khi một ngày kia, một toán xã hội đen xông vào nhà thông báo và đòi số tiền nợ lên đến chục triệu của “quý tử”. Chúng tìm đủ mọi cách để moi tiền của gia đình con nợ.

 Anh H, 56 tuổi cho biết: “Có lần, bọn chúng đã quăng một cái đầu chó vào sân nhà một con nợ, hàm ý đe dọa số phận tương tự của đứa con nếu cha mẹ không chịu chi tiền”. Thành ngữ có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận” nên nhiều gia đình dẫu nghèo khó cũng cố vay mượn hay những nhà giàu có cũng khánh kiệt vì con cái hư hỏng.

Giá cả trên trời

Cũng vì kinh tế phát triển nên ở làng Nành, Ninh Hiệp, những mặt hàng thiết yếu như thức ăn, đồ gia dụng… đắt đỏ chẳng khác gì chợ thành phố. Cụ thể, tại chợ thôn 5 rau muống 3.000 – 5.000 đồng/mớ, rau ngót 5.000 đồng/mớ, cà chua 2.000đồng/lạng…   Đó cũng là nguyên nhân chính khiến rất nhiều tiểu thương buôn bán nơi khác kéo về chợ buôn bán. Đặc biệt, người dân nơi đây hầu như đều chấp nhận điều đó. Thậm chí, không ít bà nội trợ hiếm khi hỏi giá cả mà chỉ đưa ra những yêu cầu như “Bán cho tôi 30.000 đồng thịt thăn” hay “Cho 25.000 đồng gan nhé em!”…

Khi cái ăn, cái mặc đã đủ đầy, con người quan tâm nghiều hơn tới đời sống tinh thần. Nắm bắt được nhu cầu ăn uống, thời trang, giải trí… của đại đa số người dân Ninh Hiệp, nhiều người ở các xã lân cận như Yên Thường, Trùng Quán, Đình Xuyên… sang thuê nhà, mở cửa hiệu làm ăn rất phát đạt. Chưa có làng quê nào nhiều quán ăn, cửa hàng may, salon tóc, hàng cháo dinh dưỡng nhiều như ở đây, đặc biệt là hầu như quán nào cũng đông khách.

Giàu có ai cũng thích thật nhưng giàu sang phú quý như ở Ninh Hiệp thì thật không hay chút nào!

Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi

ĐTH

Lớp Báo mạng điện tử K.31

Học viện báo chí và tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN