Biến đổi khí hậu trầm trọng hơn khi tình trạng phát thải cacbon tăng lê

(Sóng trẻ) – “Các quốc gia sẽ phải tăng mục tiêu cắt giảm lượng cacbon gấp 5 lần, để thế giới không tăng nhiệt độ lên quá 1,5oC”, Liên Hợp Quốc cho biết.

1e2553953_anh_1_khi_hsu.jpg

Biến đổi khí hậu được cho là đã làm tăng mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy rừng gần đây ở Úc

Theo báo cáo chênh lệch về lượng phát thải hàng năm của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho thấy ngay cả khi tất cả các kế hoạch đề ra được đáp ứng, thế giới vẫn sẽ nóng lên gấp đôi số nhiệt độ dự kiến vào năm 2100. Các nước giàu hơn đang thất bại trong việc cắt giảm khí thải nhanh chóng. 15/20 quốc gia giàu có nhất không có mốc thời gian cụ thể nào cho mục tiêu giảm lượng cacbon ra xả ra môi trường. Nổi bật trong báo cáo này là vấn đề về nồng độ khí nhà kính, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (Unep) đã công bố ảnh chụp theo dõi về cách thế giới đang làm giảm mức độ ô nhiễm của các chất này.

1e2553953_anh3.jpg

Phá rừng ở châu Á đã làm gia tăng đáng kể lượng khí thải carbon trong thập kỷ qua

Trong một đánh giá mới đây của Liên Hợp Quốc chỉ ra: "Các quốc gia đã thất bại trong việc ngăn chặn sự tăng trưởng của khí thải nhà kính toàn cầu, có nghĩa là cần phải cắt giảm chúng sâu hơn và nhanh hơn”. Khí thải đã tăng 1,5% mỗi năm trong một thập kỷ qua. Năm 2018, tổng số khí thải đạt tới 55 gigaton CO2. Điều này đang khiến Trái Đất rơi vào quá trình tăng nhiệt độ từ 3,2oC vào cuối thế kỷ này.

1e2553953_anh2.png

Biểu đồ cho thấy rõ nhất về nhiệt độ 10 năm nóng nhất và 10 năm lạnh nhất

Vào năm nái, Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã cảnh báo rằng việc nhiệt độ tăng hơn 1,5 lần trong thế kỷ này sẽ gây ra những tác động cực kỳ nghiêm trọng đối với đời sống của con người, thực vật và động vật trên khắp hành tinh. Báo cáo từ tổ chức này cho rằng để giữ cho mức độ an toàn được duy trì, thế giới cần cắt giảm lượng khí thải giảm 7.6% mỗi năm trong 10 năm tới.

1e2553953_anh4.jpg

Lũ lụt là một trong những hậu quả tai hại nhất của việc gia tăng nhiệt độ

Các mục tiêu này đặc biệt chú ý đến hành động của các nước phát triển nhất. Nhóm 20 người giàu nhất (G20) đang chiếm 78% tổng lượng khí thải. Nhưng cho đến nay, chỉ có EU, Anh, Ý và Pháp cam kết thực hiện các mục tiêu bằng giảm khí thải dài hạn. 7 thành viên G20 cần phải hành động nhiều hơn nữa mới có thể đạt được những lời hứa hiện tại của họ, bao gồm Úc, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi và Hoa Kỳ.

Ba quốc gia - Ấn Độ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ - đều đang trên đà đạt được 15% kế hoạch của mình. Nhưng theo báo cáo các nhà nghiên cứu cho biết điều này là do các mục tiêu mà họ tự đặt ra ban đầu đã quá thấp. Đối với ba nước khác: Argentina, Ả Rập Saudi và Indonesia - các nhà nghiên cứu không chắc chắn việc họ có đạt được mục tiêu của mình hay không.

Nếu không nâng cao thêm việc giảm cacbon cho kế hoạch của hầu hết các quốc gia, Liên Hợp Quốc cho biết mục tiêu chỉ tăng 1,5oC mỗi năm sẽ bị chênh lệch bởi những con số đáng kể. Vì vậy, đối với Argentina, các khuyến nghị đang chuyển hướng công chúng sang sử dụng rộng rãi phương tiện giao thông công cộng tại các thành phố lớn. Trung Quốc được khuyến cáo nên cấm tất cả các nhà máy nhiệt điện than mới.

Trọng tâm lớn nhất của hành động này là ở hệ thống năng lượng. Để làm được quy mô thay đổi lớn cần thiết, nghiên cứu cho biết thế giới sẽ phải chi tới 3,8 nghìn tỷ đô la mỗi năm, từ năm 2020 đến năm 2050 để đạt được mục tiêu nhiệt độ chỉ tăng 1,5oC.

1e2553953_anh5.jpg

Phải tăng rất nhiều chi tiêu cho năng lượng tái tạo

Các nhà đàm phán của Liên Hợp Quốc chuẩn bị gặp nhau ở Madrid vào tuần tới tại COP25 để bàn về vấn đề này và họ đang cảm thấy áp lực phải tăng mục tiêu hơn nữa về việc giảm cacbon. "Đây là một lời nhắc nhở mới và rõ ràng của Unep rằng chúng ta không thể trì hoãn hành động bảo vệ khí hậu nữa", Teresa Ribera, bộ trưởng của Tây Ban Nha cho quá trình chuyển đổi sinh thái nói.

Từ đây, họ cùng đặt mục tiêu các kế hoạch phải được triển khai ở mọi cấp độ, mọi chính phủ quốc gia và địa phương, và phần còn lại của các chủ thể xã hội kinh tế và dân sự. Cần khẩn trương tuân thủ các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về khí hậu và nâng cao hơn nữa việc giảm lượng cacbon ra môi trường.

Như Quỳnh (theo BBC)
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN