Muôn nẻo cuộc đời nài trại cai nghiệ

(Sóng Trẻ) - Những phụ nữ mòn mỏi theo thời gian để chờ chồng, chờ con trở về sau cai nghiện ma túy, liệu rằng sự hy sinh của họ có được đền đáp xứng đáng không? Với họ, tương lai là cả một câu hỏi lớn về cuộc sống và hạnh phúc gia đình.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh…

Khu chờ gặp người thân của Trung tâm giáo dục Lao động Xã hội số 1 (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội) những ngày rét lạnh tấp nập người thăm vào ngày cuối tuần. Đến đây, chúng tôi mới thấu hiểu về hoàn cảnh những người phụ nữ chờ chồng, trông con trong thời gian cai nghiện. Mỗi người một hoàn cảnh riêng nhưng dường như họ đều có chung nỗi trăn trở: Chẳng biết sau khi rời khỏi trung tâm này cuộc đời của chồng, của con họ liệu có từ bỏ được “cái chết trắng”?

Với đôi mắt thâm quầng, vẻ mặt đăm đăm làm cho người phụ nữ già hơn so với tuổi, chị Thu Hương (25t, Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Bọn mình cưới nhau được hơn 1 năm thì phát hiện chồng nghiện heroin. Lúc đầu gia đình rất hoang mang mỗi khi thấy chồng vật vã vì lên cơn. Sau khi được tư vấn của mọi người trong khu phố, gia đình mình quyết định đưa anh ấy lên đây để cai nghiện. Sau gần 1 năm ở đây trông anh ấy cũng khá hơn nhưng có lẽ chưa cai được là bao nhiêu. Mỗi lần lên thăm, tôi luôn động viên anh cố gắng vượt qua khó khăn để sớm về với 2 mẹ con. Cũng may mình còn có đứa con làm nơi nương tựa những lúc trống vắng”.

Còn với Thùy Trang ở Ba Đình, Hà Nội lại khác, cưới nhau hơn 1 năm nhưng chưa dám có con vì khi cưới về biết chồng nghiện, cô kiên quyết không sinh con. Sau khi đưa chồng lên đây cai nghiện, chị phải chịu không ít áp lực từ gia đình, họ hàng. Trang chia sẻ: “Hiện tại em chưa có việc làm ổn định nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Hàng tháng tiền thăm và chu cấp cho anh ấy đều do em tự túc cả. Nhưng biết làm sao được khi mình đã quyết định lựa chọn như thế. Hàng đêm ở nhà một mình em thấy cuộc sống thật vô nghĩa. Muốn có con nhưng sợ mình không thể nuôi nổi. Thôi đành chờ đợi thôi”.

Đã nài 70 tuổi, nhưng bà Hồng quê ở Mỹ Đức, Hà Nội vẫn phải lên thăm đứa cháu nội năm nay vừa tròn 19 tuổi đang cai nghiện ở đây. Do gia đình nuông chiều nên “cậu ấm” nghiện từ lúc nào không hay. Mỗi lần lên thăm cháu bà đều khóc hết nước mắt. Thương thì ít, giận thì nhiều. Bà bộc bạch: “Con dại cái mang thôi anh à! Cuộc đời của nó còn dài nên họ hàng phải cố gắng thôi. Mong sao con cháu biết sai mà sửa để mình được an ủi tuổi già. Chứ mỗi khi tỉnh giấc nghĩ đến con cháu mà đau cháy lòng”. Mỗi người câu chuyện nhưng họ đều hiểu, phải nén nỗi đau để từng ngày mong cho người thân trong gia đình mình sớm trở về với cuộc sống bình thường như bao gia đình khác.

Tương lai về đâu?

Hơn 2 năm thăm chồng, với bao nước mắt tủi cực từng đêm ướt gối để mong đến ngày “anh về với em” vậy mà chỉ 3 tháng sau chồng chị Thu Hồng ở Hà Đông, Hà Nội lại phải vào trung tâm để cai nghiện lần 2. Nỗi đau lại nhân lên nhiều hơn nhưng thương chồng, vì con chị vẫn phải hàng tháng lặn lội lên thăm và động viên chồng. Không kìm được nước mắt, chị bùi ngùi: “Sau 2 năm đi cai nghiện tưởng anh ấy sẽ từ bỏ được ma túy, chứ ai ngờ chỉ sau chưa đầy 3 tháng lại đâu vào đấy? Uổng bao công sức của mẹ con em thăm nom suốt 2 năm trời. Thương con bao nhiêu thì giận chồng bấy nhiêu, không vì con em chết quách đi cho rồi”.  

Chỉ còn không lâu nữa thì chồng chị Hà Trang, 22 tuổi quê ở Đông Anh, Hà Nội sẽ cai nghiện xong nhưng chị không khỏi thấp thỏm vì chẳng biết sau khi về chồng có bỏ hẳn được không? Chị kể: “Hai năm qua em phải vượt qua sức ép của gia đình để chờ đợi chồng. Ai cũng bảo chưa có con thì li dị đi mà tìm chồng khác nhưng em không thể vì em thương anh ấy. Giờ đây, khi phải đối mặt với thực tế em rất lo, vì em thấy nhiều người ở gần nhà em sau cai về vẫn không bỏ được. Thôi đành thử vận may một lần nữa xem sao”.

Mỗi phụ nữ có một tâm trạng riêng nhưng ai cũng có một nỗi lo chung là sau khi trở về nhà rồi chồng mình, con mình có thể bỏ hẳn “con ma trắng” không? Đúng như chị Hương ở Ba Đình, Hà Nội trăn trở: “Tuần sau chồng mình được về rồi vậy mà thấy lo quá. Chưa biết làm thế nào để duy trì các mối quan hệ của anh ấy. Gia đình họ hàng đang nhìn anh với con mắt khác nên cũng phải giúp anh đối mặt. Bên cạnh đó “đám bạn nghiện” của anh vẫn dình dập quanh anh để tìm cách kéo anh trở lại với chúng. Mình cảm thấy sức ép quá lớn. Mong là mọi chuyện sẽ bình yên cho 2 mẹ con mình”.

Phạm Quang Tiến

Lớp Báo in K31B, Học viện chính trị

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN