Mỹ sử dụng phương pháp cấy ghép não để cai nghiện ma túy
(Sóng trẻ) – Một bệnh nhân nghiện ma túy nghiêm trọng đang được cấy ghép não để giúp giảm cảm giác thèm thuốc, đây là thử nghiệm đầu tiên ở Mỹ.
Gerod Buckhalter, 33 tuổi, người đã phải vật lộn với việc lạm dụng chất gây nghiện trong hơn một thập kỷ với nhiều lần tái phát. Nhưng bây giờ, ông đã được sử dụng một thiết bị hiện đại để cải thiện tình trạng này. Bác sĩ chính của ông, Ali Rezai mô tả thiết bị này là một "máy tạo nhịp tim cho não".
Tiến sĩ Ali Rezai và nhóm của ông đã thực hiện việc dùng các thiết bị vào đầu tháng này
Ông Buckhalter đã được phẫu thuật vào ngày 1 tháng 11 tại Bệnh viện Y khoa Đại học West Virginia. Ca mổ bắt đầu với một loạt các hoạt động quét não. Các bác sĩ tạo ra một lỗ nhỏ trên hộp sọ để chèn một điện cực nhỏ 1mm vào vùng não cụ thể. Để điều chỉnh các xung nghiện và tự kiểm soát.
Gerod Buckhalter – người đã phải vật lộn với chứng nghiện nghiêm trọng trong nhiều năm
Có một cục pin được lắp dưới xương đòn, sau đó các hoạt động của não sẽ được theo dõi từ xa bởi đội ngũ bác sĩ, nhà tâm lý học và chuyên gia chữa nghiện. Tất cả chuyên gia sẽ cùng xem cảm giác thèm thuốc có giảm đi không.
Phương pháp kích thích não sâu (DBS) đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị một loạt các tình trạng bao gồm bệnh Parkinson, động kinh và rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Có khoảng 180.000 người trên thế giới đã cấy ghép não.
Quan sát não sau khi được cấy ghép thông qua hình ảnh X quang
Đây là lần đầu tiên DBS được chấp thuận thực hiện cho người nghiện ma túy và nó là một thử nghiệm phức tạp, liên quan đến nhiều đội, bao gồm các nhà đạo đức học, nhà tâm lý học và nhiều nhà quản lý. Trong hai năm liên tục, bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ.
Ông Buckalter cùng gia đình trước khi phẫu thuật
Tiến sĩ Rezai nói: “Tình trạng nghiện rất phức tạp, có một loạt các động lực xã hội đang tác động, do các yếu tố di truyền khác và một số cá nhân sẽ được tiếp cận với các phương pháp điều trị nên não của họ sẽ dần thay đổi và họ sẽ có cảm giác thèm ăn hơn. Điều trị này dành cho những người đã thất bại trong mọi điều trị khác, cho dù đó là thuốc, liệu pháp hành vi, can thiệp xã hội. Đây là một thử nghiệm rất nghiêm ngặt với sự giám sát của các nhà đạo đức và nhà quản lý cùng nhiều cơ quan khác”.
Ông chỉ ra những số liệu cho thấy sử dụng thuốc quá liều là nguyên nhân chính gây tử vong cho những người dưới 50 tuổi ở Mỹ. West Virginia là nước có tỷ lệ tử vong do dùng thuốc quá liều theo lứa tuổi cao nhất thế giới, thứ này có liên quan đến chất gây nghiện ở Mỹ. Trong năm 2017 đã có 49,6 trường hợp tử vong vì lý do này trên tổng số 100.000 người, theo Viện lạm dụng ma túy quốc gia cho biết.
Đầu năm nay, Hiệp hội Hoàng gia Anh đã cảnh báo về những nguy cơ đạo đức của việc sáp nhập máy móc và con người, và đặc biệt quan tâm đến kế hoạch của các công ty công nghệ như Neuralink của Facebook và Elon Musk công bố về nghiên cứu phát triển các sản phẩm thương mại. Công nghệ Neuralink hiện đã được áp dụng để bắt đầu thử nghiệm trên người ở Mỹ, với các điện cực được đưa vào não của bệnh nhân bị tê liệt.
Và Facebook cũng đang hỗ trợ nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra một tai nghe có thể phiên âm các từ với tốc độ 100 từ mỗi phút, chỉ bằng cách suy nghĩ trong đầu. Tiến sĩ Rezai hoài nghi về các công ty công nghệ tiêu dùng đang tham gia vào lĩnh vực này để nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. "Tôi nghĩ rằng nó rất tốt cho khoa học và chúng ta cần nhiều khoa học hơn để phát triển các lĩnh vực và tìm hiểu thêm về bộ não. Đây không phải là một công nghệ tiêu dùng mà là cách để tăng cường chất lượng cuộc sống cho con người. điều này vô cùng quan trọng”.
Khi nói đến các ứng dụng công nghệ, nó cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Điều này không giống như việc tiêm phòng cúm hay xăm hình trên cơ thể. Vì phẫu thuật có những rủi ro rất lớn và không hề đơn giản. Nó chỉ dành cho những người mắc bệnh mãn tính, đã thất bại trong tất cả các phương pháp điều trị khác và đều không có hy vọng.
Như Quỳnh (theo BBC)
Cùng chuyên mục
Bình luận