Ngành Xã hội học

(Sóng Trẻ)Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học xã hội học, có năng lực phát hiện, lí giải, phân tích và giải quyết các vấn đề xã hội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lí tưởng của Đảng với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực sư phạm và năng lực giao tiếp xã hội, có khả năng thích ứng với hoàn cảnh, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và xu hướng hòa nhập quốc tế. Có cơ hội làm việc mở rộng và cơ hội học hỏi ở bậc cao hơn cả trong và nài nước.

1  Mục tiêu đào tạo
1.1 Mục tiêu tổng quát
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học xã hội học, có năng lực phát hiện, lí giải, phân tích và giải quyết các vấn đề xã hội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lí tưởng của Đảng với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực sư phạm và năng lực giao tiếp xã hội, có khả năng thích ứng với hoàn cảnh, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và xu hướng hòa nhập quốc tế. Có cơ hội làm việc mở rộng và cơ hội học hỏi ở bậc cao hơn cả trong và nài nước.

1.2 Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức
+ Trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Trang bị cho người học hệ thống kiến thức cơ bản cơ sở, chuyên ngành về xã hội học: lý thuyết xã hội học, phương pháp nghiên cứu xã hội học và kỹ năng thiết kế, tổ chức nghiên cứu xã hội học. Có năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào việc nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra, đồng thời đạt được trình độ trung cấp về lý luận chính trị và hành chính.
+ Được trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực truyền thông, phát hiện và lập kế hoạch nghiên cứu, giải quyết các vấn đề 
+ Được trang bị kiến thức quản lí lãnh đạo, tư vấn cho các dự án phát triển xã hội, phát triển cộng đồng trong xây dựng đảng và chính quyền, trong phát triển các tổ chức đoàn thể xã hội phát hiện các vấn đề xã hội, giải quyết các vấn đề nghiên cứu, lập dự án, điều hành quản lý nhóm, kỹ năng đàm phán, giao tiếp hiệu quả
+ Có tri thức chuyên sâu làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo 
- Về kỹ năng nghề nghiệp
+ Có kiến thức xã hội học chung về lí thuyết, lịch sử, các trường phái tiếp cận xã hội học và chuyên ngành xã hội học cơ bản. Đồng thời có trình độ nại ngữ đáp ứng yêu cầu giao tiếp và bước đầu vận dụng vào quá trình nghiên cứu và có kỹ năng giảng dạy xã hội học ở các trường đại học, cao đẳng, các trường Chính trị - Hành chính tỉnh, thành phố.
+ Có phương pháp, kỹ năng nghiên cứu xã hội học cần thiết, cơ bản cho việc tổ chức các hình thức nghiên cứu định tính và định lượng như phát hiện vấn đề xã hội, lập đề cương nghiên cứu, triển khai hoạt động điều tra, sử dụng thành thạo các phương pháp thu thập thông tin, phương pháp chọn mẫu cách thức xử lý thông tin (SPSS, Nvivo…), viết báo cáo.
+ Có kĩ năng điều hành, quản lí nhóm, tư vấn cho các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội các cấp, các cơ quan đoàn thể, các dự án phát triển xã hội, các dự án phát triển cộng đồng… Có kĩ năng đàm phán, giao tiếp hiệu quả, xử lý tình huống trong các lĩnh vực xã hội.
+ Có khả năng vận dụng tốt kiến thức xã hội học vào các lĩnh vực nghiên cứu truyền thông đại chúng, kinh tế - xã hội khác. Trang bị các lí thuyết, phương pháp nghiên cứu xã hội học trong nghiên cứu truyền thông đại chúng như phân tích sản phẩm truyền thông; đánh giá nhu cầu của công chúng; đánh giá hiệu quả các phương tiện truyền thông đại chúng, các chương trình truyền thông; xây dựng và lập kế hoạch truyền thông.

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, trung thành với Đảng;
+ Tích cực tham gia xây dụng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có dũng khí đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, quan liêu, tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác.
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, có lối sống trong sáng, khiêm tốn, giản dị, gần gũi quần chúng, có ý thức tổ chức, kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lòng yêu nghề nghiệp.
- Vị trí làm việc sau tốt nghiệp
+ Giảng dạy và nghiên cứu về xã hội học trong các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.
+ Tham gia nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu….
+ Có thể làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp.
+ Có thể làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp về các lĩnh vực quảng cáo, quan hệ công chúng, maketting, phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng, các dự án nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ trong và nài nước…
+ Có thể làm tại các cơ quan với vị trí như biên tập chương trình, người dẫn chương trình…

- Trình độ nại ngữ
Người học khi tốt nghiệp đạt trình độ nại ngữ B2 khung châu Âu (tương đương 550 điểm TOEIC hoặc 500 điểm TOEFL hoặc 5.0 điểm IELTS). 

- Trình độ Tin học
Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học văn phòng trình độ A, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm 

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh: Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành Xã hội học nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học bổ túc trở lên; có kết quả xếp loại học lực 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 từ Trung bình khá trở lên;
- Hạnh kiểm cả 3 học kỳ nêu trên xếp loại Khá trở lên;
- Kết quả thi trung học phổ thông quốc gia xếp loại Trung bình khá trở lên;
- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước;
- Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đối tượng là người nước nài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27  tháng 12  năm  2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 của Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT.

6. Thang điểm: Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

7. Nội dung chương trình:
675e7ca23_1.jpg

10a783e8e_1.jpg

4f67e4740_1.jpg
e1ee3d75e_1.jpg
27cb0a566_1.jpg
228ea4084_1.jpg
d4e365e3e_1.jpg


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN