Nghị lực của chàng trai người Mông với đam mê thiết kế thời trang


Từng ngủ gầm cầu, cống nước hàng tháng trời, rồi làm đủ thứ nghề để mưu sinh, giờ đây chàng trai trẻ người Mông Sùng A Bình đã gây dựng nên cơ sở chuyên thiết kế, sản xuất vẽ trang trí  và tạo mẫu áo dài thổ cẩm tại  quận Tân Bình( Sài Gòn) với doanh thu  gần 50 triệu/tháng.



Chúng tôi liên hệ với Sùng A Bình(SN 1990) sau khi anh vừa hoàn thành mẫu vẽ thổ cẩm trên tà áo dài. Bình cho biết, kết hợp thổ cẩm trên từng bộ trang phục áo dài là một thiết kế mới đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, vải thổ cẩm làm bằng tay thì Sài Gòn không có nên anh phải đi nhập từ Sapa và bên Thái Lan về cũng khá vất vả.

Những năm tháng cực nhọc, sống chật chội giữa phố thị Sài Gòn

0d0547761_anh_1.jpgSùng A Bình (SN 1990) ở Pú Nhung huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Ảnh: NVCC

Sùng A Bình là con út trong gia đình có 5 anh chị em. Vì chán ghét cảnh bố mình suốt ngày rượu chè, đánh đập mẹ, anh đã quyết định xuống TP. Hồ Chí Minh làm thêm khi mới có 14 tuổi còn chưa tốt nghiệp cấp 2. Một đứa trẻ khi lần đầu tiên đặt chân xuống thành phố, mọi thứ đều xa lạ và khó khăn với Bình. 

“Còn nhớ lần đầu tiên xuống tìm việc làm ở dưới này, khi bác tài thông báo đã đến Sài Gòn bảo mọi người xuống xe thì tôi nhất quyết không xuống mà phải đợi đến TP. Hồ Chí Minh khiến mọi người trên xe đều mắc cười. Thật sự lúc đó cái tên Sài Gòn nó xa lạ với tôi lắm”. Bình kể.

Bước xuống xe, trong người Bình chỉ còn vài chục nghìn. Cuộc sống của cậu bé lưu lạc trong một trang mới đầy dẫy những khổ nhọc của Sài Gòn.

May mắn Bình được làm phụ giúp trong quán cơm, nhưng không được thuê trọ vì không có chứng minh thư, nên ngày đi làm đêm về ngủ trong các cống nước với nhóm trẻ con cơ nhỡ, lang thang nài đường mà cả lũ gọi với nhau là “hang động”.

Bình chăm chỉ làm đủ nghề để kiếm tiền  như rửa bát đũa, bán nước mía, thợ cắt tóc… được nửa năm, nhưng cuộc sống của anh vẫn cứ trượt dài trong nghèo khó. Bình may mắn được cô Trần Thị Ngọc Tranh đưa về ở cùng một nhóm trẻ con bằng tuổi anh. Bình coi cô như là người mẹ thứ hai của mình và nhanh chóng hòa nhập được với gia đình mới này, sau đó anh bắt đầu đi học nghề may vì không muốn dựa dẫm hoàn toàn vào người khác.

Bình chia sẻ: “Hình ảnh của mẹ ở quê, ngày ngày vác gùi lên nương rẫy mà cuộc sống vẫn không khấm khá, đã làm thay đổi suy nghĩ và thay đổi chính cuộc sống của tôi. Sau gần 3 năm xa nhà, tôi quyết định liên hệ về nhà để lấy học bạ tiếp tục đi học lại lớp 9 Trung tâm giáo dục thường xuyên(TTGDTX), nhưng buồn thay khi nghe mẹ nói ba tôi đã mất sau khi tôi đi được một năm. Tôi buồn rất nhiều nhưng đã cố gắng lấy đó làm nguồn động lực để đứng vững hơn và theo đuổi ước mơ của mình”.

0d0547761_anh_2.jpgMẫu thiết kế Áo dài cách tân kết hợp thổ cẩm

Chàng trai người Mông này luôn biết lấy những khó khăn, thất bại làm nguồn động lực để phấn đấu đi lên. Nhờ chăm chỉ, cần cù chịu khó, sau khi tốt nghiệp TTGDTX, Bình thi vào trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tp.HCM  với ngành diễn viên sân khấu được hai năm. Sau đó học tiếp Đại học văn hóa Tp.HCM, năm 2016 thì anh tốt nghiệp ngành đạo diễn sự kiện Văn hóa nghệ thuật ở trường này.

Niềm vui tưởng chừng đã mỉm cười với chàng trai, nhưng ngược lại tấm bằng đại học anh cầm trên tay lại là một khó khăn đối với anh lúc này khi nguồn vốn quá lớn khiến anh không thể theo đuổi và phải dừng lại ước mơ làm đạo diễn của minh.

Mong muốn xây dựng thương hiệu thời trang thổ cẩm “Sa Bình Hmoob”

Vòng quay nguồn vốn luôn là vấn đề khó khăn đối với tất cả mọi người. Bình cũng vậy, một mình phải tự vay mượn vốn cộng thêm số tiền tiết kiệm được từ những năm đầu sinh viên anh đi dạy Guitar, dạy vẽ cho các em nhỏ vào mỗi tối. 

0d0547761_anh_3.jpgNhiều mẫu áo đã được khách hàng chọn đặt

Từ bỏ ước mơ làm đạo diễn, chàng trai đa tài này lại lần nữa khiến người ta nể phục bởi tài hội họa.

 Nhờ có năng khiếu và được học hành, được làm việc với nhiều nhà thiết kế nổi tiếng, giờ anh có thể tự mở được cơ sở thời trang cho riêng mình. Bình cho biết: “Hiện nay, Cơ sở của anh có 5 nhân viên chuyên vẽ thiết kế và tạo mẫu Áo dài, cộng tác thực hiện vẽ theo đơn hàng của một số nhà thiết kế”. 

Mặc dù mới là bước đầu còn rất nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi thấy được sự nhiệt huyết, quyết tâm từ  ánh mắt  và con người của chàng trai này đang rất lớn: “Tôi rất tâm huyết với mảng thổ cẩm, tôi thấy được sự khó khăn mà lại tốn nhiều thời gian của các bà mẹ người Mông lú dệt, thêu từng hình thổ cẩm, mà cuối cùng lại bán với giá thấp. 

Vì thế tôi có ý tưởng là mua chính những thổ cẩm này để kết hợp trên bộ áo dài truyền thống với ý nghĩa một hình thù được thêu trên áo sẽ là một câu chuyện mang một ý nghĩa riêng biệt, vừa là để khẳng định được giá trị văn hóa của người Mông. Và đó cũng là hướng tôi lựa chọn xây dựng thương hiệu thời trang thổ cẩm “Sa Bình Hmoob”. Tôi tin là sẽ làm được”. 

Hiện nay, những thiết kế của Bình càng được nhiều người biết đến và đón nhận. Hệ thống  fanpage có hàng nghìn người theo dõi, chia sẻ đặt hàng theo yêu cầu.  Đó càng tạo ra động lực cho Bình vượt qua chính mình, triển khai và mở rộng hệ thống cơ sở “Sa Bình Hmoob”.
                                                                                                                                   Giàng Kía 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật4 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN