"Người làm báo bản chất là người làm văn hóa"

(Sóng trẻ) – Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, chiều 18/3, báo Quân đội Nhân dân tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Xây dựng văn hóa cơ quan báo chí và văn hóa người làm báo".

Buổi tọa đàm có sự tham gia của Đại tá Lê Ngọc Long – Phó tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân, Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Báo Quân đội Nhân dân; Đại tá, PGS,TS Nhâm Cao Thành – Phó Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Đồng thời, chương trình còn có sự góp mặt của hai diễn giả gồm nhà báo Hồ Quang Lợi – Nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam và PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng – Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam.  

z4192282741248_53a8bf309042992132eb4fd5fb1b07d6.jpg
Tọa đàm là dịp để các vị diễn giả chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm về xây dựng văn hóa người làm báo tại các cơ quan báo chí. (Ảnh: Như Ý)

 

Văn hóa báo chí là vấn đề mà bất kỳ cơ quan báo chí nào cũng cần xây dựng cho đội ngũ cán bộ người làm báo. Đối với PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng, “Báo chí Quân đội trung thành, đổi mới, sáng tạo vì lợi ích của đất nước và nhân dân” là cốt lõi văn hóa của báo chí quân đội.

Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của các loại hình báo chí Việt Nam, chúng ta đồng thời cũng đối diện với những thách thức không hề nhỏ. Ngày nay, trong đời sống báo chí vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết như một bộ phận báo chí có biểu hiện rời xa tôn chỉ, mục đích, thờ ơ với nhóm công chúng của mình. Một số người làm báo không thực hiện theo đúng đạo đức nghề nghiệp, từ đó có những hành vi sai phạm trong hoạt động báo chí, dẫn đến phải xử lý pháp luật.

Trong bối cảnh đó, việc nâng cao nhận thức về văn hóa, tạo lập không gian văn hóa trong hoạt động báo chí, xây dựng văn hóa người làm báo trở thành yêu cầu cấp thiết.

Năm 2022, Hội Nhà báo Việt Nam đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” và nhận được sự tham gia hưởng ứng của nhiều cơ quan báo chí. Trong đó, Hội Nhà báo đã công bố một bộ “Tiêu chí văn hóa của người làm báo Việt Nam”. Đây là bộ quy tắc có nhiều điểm khác biệt và tiến bộ hơn so với quy tắc 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo mà chúng ta đã thực hiện từ nhiều năm nay.

PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng bày tỏ quan điểm: “Người làm báo bản chất là người làm văn hóa, người lan tỏa các giá trị văn hóa, bảo vệ, gìn giữ và phát huy trình độ văn hóa của địa phương, của dân tộc. Do đó, nếu người làm báo vi phạm luật pháp, đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức thì không thể chấp nhận được”.

Dưới góc nhìn của một người làm báo lâu năm, nhà báo Hồ Quang Lợi đã chia sẻ một vài gợi ý cho các phóng viên trẻ để các tác phẩm báo chí có thêm nhiều  yếu tố văn hóa, nhân văn. Đồng thời, nhà báo cũng nhấn mạnh: “Có những điều pháp luật không cấm nhưng đạo đức không cho phép chúng ta làm thế. Báo chí có trách nhiệm rất lớn là lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra xã hội bằng sản phẩm báo chí mang tính nhân văn, luôn quan tâm con người, tôn trọng con người, vì con người”. 

Trong khuôn khổ tọa đàm, các bạn học viên, sinh viên cũng có cơ hội được trao đổi trực tiếp cùng hai vị diễn giả của chương trình. Với câu hỏi làm cách nào để giữ gìn giá trị cốt lõi của văn hoá trong thời kỳ bùng nổ truyền thông số như hiện nay, nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ: “Để giữ gìn được giá trị cốt lõi của văn hóa báo chí ngoài việc thông tin những gì đọc giả cần, nhà báo còn phải giúp đọc giả hiểu sâu sắc những gì nhà báo viết, cao hơn nữa là báo chí phải góp phần giải đáp được những vấn đề mà đời sống đặt ra.”

anh-3.jpg
Nhà báo Hồ Quang Lợi bàn luận thêm về vấn đề giữ gìn giá trị văn hóa cốt lõi trong thời đại bùng nổ truyền thông số. (Ảnh: Như Ý)

 

Ngày nay, báo chí nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ công nghệ. Ứng dụng công nghệ để truyền tải nội dung là xu hướng tất yếu, vì vậy, nâng cao chất lượng nội dung trên báo chí hiện nay phải song hành với đầu tư phát triển công nghệ tốt. 

Đồng quan điểm, PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng: “Việt Nam có một nền văn hoá giàu có, đặc sắc. Là người làm báo cần phải hiểu rõ nền văn hoá của chúng ta, sau đó mới có thể áp dụng công nghệ trong công cuộc phát triển, giữ gìn văn hoá.”

Tham gia buổi tọa đàm, bạn Lương Thị Hiền - sinh viên năm 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Theo mình, đây là một buổi tọa đàm ý nghĩa. Tại đây, mình thấy bản thân biết thêm nhiều kiến thức về văn hóa báo chí, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các nhà báo lành nghề. Hơn nữa, tọa đàm còn là kim chỉ nam đối với những người trẻ đang có định hướng theo nghề báo. Việc bồi dưỡng văn hóa báo chí cho những người trẻ sẽ là tiền đề lớn để họ có thể làm báo trọn vẹn nhất, tốt nhất”.

anh-4-1.jpg
Tọa đàm thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo học viên, sinh viên. (Ảnh: Như Ý)

Vấn đề xây dựng văn hóa báo chí trong cơ quan báo chí và đối với người làm báo hiện đại là một vấn đề rộng, cần nhìn nhận và phân tích với góc nhìn khách quan, đa chiều, gắn liền với thực tiễn sinh động. Làm tốt được điều này chính là góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; là vũ khí sắc bén của Đảng, chế độ ta trên mặt trận tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN