Người nặng lòng với văn hóa dân tộc Thổ
(Sóng trẻ) - “Ngày nay nhạc cụ rất phong phú về chủng loại và rất hiện đại, nhưng mỗi khi nghe các loại nhạc cụ ấy, chúng tôi vẫn cảm thấy thiếu mất cái "hồn" quê trong đó. Những loại nhạc cụ truyền thống như đàn tính tang, đàn nguyệt, sáo, nhị, trống đất... khi hòa tấu nghe xao xuyến như được sống lại về với cội nguồn. Do đó hiện nay chúng tôi đang cố gắng truyền lại nhạc cụ truyền thống của dân tộc cho con cháu mình sau này giữ gìn đến muôn đời”.
Sự lai căng, pha tạp của nhạc nại đã làm mất đi những nét đẹp của âm nhạc dân tộc. việc giữa gìn những nhạc cụ dân tộc truyền thống là rất cần thiết và có giá trị. Ông Hương đã có công lao to lớn trong lĩnh vực này. Dù tuổi đã cao, nhưng ông vẫn luôn mày mò, tìm kiếm sáng chế ra những loại đàn để khôi phục lại những bản sắc âm nhạc dân tộc từ xa xưa nay đang bị phai nhạt dần trong giới trẻ. Công việc tìm kiếm, sáng chế ra các nhạc cụ dân tộc tốn không ít thời gian và rất vất vả, nhưng với sự đam mê nhiệt tình, ông vẫn miệt mài làm mà không đòi hỏi một đồng thù lao nào.
Hiện nay, gia đình ông cất giữ rất nhiều nhạc cụ dân tộc truyền thống của dân tộc thổ. Không những thế, chưa kể đến những nhạc cụ dân tộc khác mà ông đã tự mày mò sáng chế ra. Bà con trong xã nài xã ai cũng biết đến và yêu quý ông.
Có hàng trăm nhạc cụ dân tộc Thổ được ông tìm hiểu và sáng tạo nên nhưng cây đàn Tính Tang được coi là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Thổ. Từ cấu tạo đơn giản, trước chỉ là một ống tre, âm thanh phát ra đơn điệu nay được ông Hương sáng chế ra thành một loại đàn tính tang độc đáo. Cây đàn gọi bạn từ xa xưa nay được tạo nên từ nhiều ống tre to nhỏ khác nhau, được ghép nối với nhau thành một loại đàn độc đáo tạo nên những âm vực trầm bổng khác nhau. Mới nhìn có thể nhiều người sẽ nhầm là cây đàn T.rưng của người Tây Nguyên, nhưng khi gõ lên mới thấy cái đặc biệt của nó, gõ lên mới bộc lộ rõ bản sắc riêng biệt nhạc cụ dân tộc Thổ.
Ông Trương Sông Hương bên nhạc cụ truyền thống
Nài ra, ông còn thành lập nên câu lạc bộ văn hóa dân tộc Thổ do ông làm chủ nhiệm. Hiện nay, câu lạc bộ có hơn 60 người gồm cả người già lẫn thanh niên. Câu lạc bộ ra đời đã trở thành điểm đến của người yêu quý văn hóa Thổ. Đây là thành quả của công sức sáng tạo của ông Hương, là hoa trái của lòng yêu lao động, nhiệt thành với văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hằng tuần, CLB của ông Hương tổ chức văn nghệ một lần, trong những lần đó, những người già như ông Hương trở thành người chỉ dẫn, truyền thụ lại cho lớp trẻ những làn điệu dân ca của dân tộc mình. Sức mạnh của lòng yêu văn hóa dân tộc và lòng tự hào dân tộc ngày càng được lan tỏa khắp vùng cao tây Bắc Nghệ An, nơi ông sinh sống.
Tuy nhiên, ông Hương vẫn còn trăn trở nhiều điều vì hiện nay lớp trẻ có xu hướng thích nhạc nại, nhạc hiện đại nên việc giữ gìn nét đẹp âm nhạc dân tộc mình gặp nhiều khó khăn. Ông hương tâm sự: “Ngày nay nhạc cụ rất phong phú về chủng loại và rất hiện đại, nhưng mỗi khi nghe các loại nhạc cụ ấy chúng tôi vẫn cảm thấy thiếu mất cái "hồn" quê trong đó. Những loại nhạc cụ truyền thống như đàn tính tang, đàn nguyệt, sáo, nhị, trống đất... khi hòa tấu nghe xao xuyến như được sống lại về với cội nguồn. Do đó hiện nay chúng tôi đang cố gắng truyền lại nhạc cụ truyền thống của dân tộc cho con cháu mình sau này giữ gìn đến muôn đời”.
Ghi nhận những thành quả và công lao của CLB đặc biệt là cá nhân ông Trương Sông Hương, ông Đậu Ngọc Tuân - Phó phòng VHTT – huyện Quỳ Hợp cho biết: "Với những cống hiến, những hoạt động thiết thực của hội viên CLB, nhất là cá nhân ông Trương Sông Hương - Đội trưởng Đội văn nghệ dân gian xã Thọ Hợp đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn vốn văn hoá đặc sắc của dân tộc Thổ trước sự xâm nhập của các nền văn hoá khác”.
Hiện nay, trước sự xâm nhập của nền văn hóa khác, việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là một điều rất đáng quý, ông Trương Sông Hương là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo. Thế hệ trẻ cần ý thức hơn nữa việc gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. Xứng đáng với mong mỏi của ông cha ta ngàn xưa.
Cao Thị Sơn
Lớp Phát thanh K31
Lớp Phát thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận