Người nghệ nhân làm lá, hoa trẻ mãi
(Sóng Trẻ) - Hoa nở, hoa tàn đó là quy luật của muôn đời. Thật khó có thể chống lại những quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Vậy mà có một nghệ nhân vì lòng yêu hoa, yêu nghệ thuật đến mê say mà dành biết bao thời gian, tâm huyết lẫn tình yêu từ tận trái tim mình để nghiên cứu, tìm ra cách làm bất tử những bông hoa sớm nở tối tàn và tạo nên những bức tranh biến ảo, có hồn và đầy màu sắc. Người nghệ nhân ấy là ông tổ của nghề làm hoa khô và tranh lá ở Việt Nam - Nguyễn Bá Mưu.
Sinh ra và lớn lên tại một làng quê có nghề đúc đồng nổi tiếng (Quảng Bố, Bắc Ninh), bác Mưu thời trẻ có hai ước mơ hoặc trở thành một kiến trúc sư, hoặc trở thành một kỹ sư nông nghiệp. Năm 1972, khi đang công tác tại công ty Artexport (chuyên xuất khẩu thủ công mỹ nghệ), bác Mưu có dịp tiếp xúc với các chuyên gia của công ty Mitsishi (Nhật Bản) và học được một số kiến thức về công nghệ xử lý hoa khô. Nghệ nhân kể: "Ngay lúc đó tôi đã có ý tưởng đến một lúc đủ điều kiện sẽ bắt tay vào làm mặt hàng này". Luôn ấp ủ mục tiêu trong mình, bác tranh thủ tích góp kiến thức về sinh vật cảnh. Những năm tháng sau này làm việc trong Tổng công ty Vegetexco (xuất khẩu rau, hoa, quả tươi) và khi về hưu làm quản lý Trại cây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bác có dịp bồi đắp và mở rộng kiến thức về sự đa dạng và đặc trưng của cỏ cây hoa lá các vùng miền khác nhau.
Xúc động nhớ lại những ngày đầu bác Mưu và người vợ đã lặn lội ở biết bao vùng đất để sưu tầm lá về phơi khô; mất bao nhiêu công sức, thời gian và gặp không ít thất bại. Bác đã ngày đêm miệt mài nghiên cứu về quy luật sinh học của lá, của hoa và các phương thức để phơi khô, diệt khuẩn trên lá rồi nhuộm màu. Người nghệ nhân ấy đã nâng niu, trân trọng những bông hoa, chiếc lá khô tưởng chừng như bị vứt đi và dẫm nát dưới chân ai. Chiếc lá khô, bông hoa ấy giờ lại đc tái sinh và khoe sắc trên những chiếc lọ, chiếc bình và thổi hồn vào những bức tranh mộc mạc, dung dị nhưng đọng thấu và làm đắm say lòng người.
Dù đã ở tuổi 71 và đạt được khá nhiều thành công trong nghề làm hoa tươi, nhưng người nghệ nhân ấy vẫn ngày đêm trăn trở, không ngừng tìm tòi và sáng tạo nên những mẫu hoa, những bức tranh với những đề tài và ý tưởng mới. Những bức tranh cổng làng Mông Phụ, phố cổ Hà Nội hay cầu Thê Húc năm 1884... đã đem đến cái nhìn và cách cảm nhận mới lạ cho những cảnh vật dường như đã quá quen thuộc. Bác cũng có niềm trăn trở mới đó là làm sao tìm ra những người trẻ tâm huyết để nghề làm hoa khô nghệ thuật không bị mai một. Bác có 3 người con nhưng họ đều thành đạt ở những lĩnh vực khác, nên từ những năm 90, bác đã thu nhận học trò. Học trò của bác rất đông, ước tỉnh khoảng hơn 400 người : người là học sinh, sinh viên , người chưa có việc làm, hay những người khuyết tật... đều có thể là truyền nhân của bác. Bác rất cởi mở : “ Các con tôi đều thành đạt ở những lĩnh vực khác, nên nghề tôi truyền đều là cho người nài cả, thời gian tôi nghiên cứu làm hoa có thể lên đến vài chục năm, nhưng một học sinh được tôi dạy thì trong khoảng 4 tháng là có thể làm được rồi”. Bác mong muốn học trò sau khi ra làm nghề “trả ơn” thầy bằng những tác phẩm sáng tạo và niềm say mê nghề đến trọn đời. Sau khi được giảng dạy bằng cả tấm lòng , các học trò của bác còn được bác bố trí và cân nhắc việc làm ngay tại công ty mà bác mở.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, khi ngàn hoa khắp đất trời đua nhau khoe sắc, một bình hoa khô đặt ở trong nhà sẽ làm cho căn phòng thêm đẹp và sang trọng. Đó cũng là cách chúng ta thể hiện niềm kính trọng đến với người nghệ nhân già đã dành nhiều tài hoa và tâm huyết dành cho loài hoa, lá “bất tử”.
Sinh ra và lớn lên tại một làng quê có nghề đúc đồng nổi tiếng (Quảng Bố, Bắc Ninh), bác Mưu thời trẻ có hai ước mơ hoặc trở thành một kiến trúc sư, hoặc trở thành một kỹ sư nông nghiệp. Năm 1972, khi đang công tác tại công ty Artexport (chuyên xuất khẩu thủ công mỹ nghệ), bác Mưu có dịp tiếp xúc với các chuyên gia của công ty Mitsishi (Nhật Bản) và học được một số kiến thức về công nghệ xử lý hoa khô. Nghệ nhân kể: "Ngay lúc đó tôi đã có ý tưởng đến một lúc đủ điều kiện sẽ bắt tay vào làm mặt hàng này". Luôn ấp ủ mục tiêu trong mình, bác tranh thủ tích góp kiến thức về sinh vật cảnh. Những năm tháng sau này làm việc trong Tổng công ty Vegetexco (xuất khẩu rau, hoa, quả tươi) và khi về hưu làm quản lý Trại cây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bác có dịp bồi đắp và mở rộng kiến thức về sự đa dạng và đặc trưng của cỏ cây hoa lá các vùng miền khác nhau.
Xúc động nhớ lại những ngày đầu bác Mưu và người vợ đã lặn lội ở biết bao vùng đất để sưu tầm lá về phơi khô; mất bao nhiêu công sức, thời gian và gặp không ít thất bại. Bác đã ngày đêm miệt mài nghiên cứu về quy luật sinh học của lá, của hoa và các phương thức để phơi khô, diệt khuẩn trên lá rồi nhuộm màu. Người nghệ nhân ấy đã nâng niu, trân trọng những bông hoa, chiếc lá khô tưởng chừng như bị vứt đi và dẫm nát dưới chân ai. Chiếc lá khô, bông hoa ấy giờ lại đc tái sinh và khoe sắc trên những chiếc lọ, chiếc bình và thổi hồn vào những bức tranh mộc mạc, dung dị nhưng đọng thấu và làm đắm say lòng người.
Dù đã ở tuổi 71 và đạt được khá nhiều thành công trong nghề làm hoa tươi, nhưng người nghệ nhân ấy vẫn ngày đêm trăn trở, không ngừng tìm tòi và sáng tạo nên những mẫu hoa, những bức tranh với những đề tài và ý tưởng mới. Những bức tranh cổng làng Mông Phụ, phố cổ Hà Nội hay cầu Thê Húc năm 1884... đã đem đến cái nhìn và cách cảm nhận mới lạ cho những cảnh vật dường như đã quá quen thuộc. Bác cũng có niềm trăn trở mới đó là làm sao tìm ra những người trẻ tâm huyết để nghề làm hoa khô nghệ thuật không bị mai một. Bác có 3 người con nhưng họ đều thành đạt ở những lĩnh vực khác, nên từ những năm 90, bác đã thu nhận học trò. Học trò của bác rất đông, ước tỉnh khoảng hơn 400 người : người là học sinh, sinh viên , người chưa có việc làm, hay những người khuyết tật... đều có thể là truyền nhân của bác. Bác rất cởi mở : “ Các con tôi đều thành đạt ở những lĩnh vực khác, nên nghề tôi truyền đều là cho người nài cả, thời gian tôi nghiên cứu làm hoa có thể lên đến vài chục năm, nhưng một học sinh được tôi dạy thì trong khoảng 4 tháng là có thể làm được rồi”. Bác mong muốn học trò sau khi ra làm nghề “trả ơn” thầy bằng những tác phẩm sáng tạo và niềm say mê nghề đến trọn đời. Sau khi được giảng dạy bằng cả tấm lòng , các học trò của bác còn được bác bố trí và cân nhắc việc làm ngay tại công ty mà bác mở.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, khi ngàn hoa khắp đất trời đua nhau khoe sắc, một bình hoa khô đặt ở trong nhà sẽ làm cho căn phòng thêm đẹp và sang trọng. Đó cũng là cách chúng ta thể hiện niềm kính trọng đến với người nghệ nhân già đã dành nhiều tài hoa và tâm huyết dành cho loài hoa, lá “bất tử”.
Quỳnh Trang
Lớp Báo in K.31 A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo in K.31 A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận