Nhà báo chiến trường Nguyễn Tiến Sỹ: Nước mắt cho đồng đội thân yêu


(Sóng Trẻ) - Đến với quay phim như một cơ duyên, gắn bó với mảnh đất Nam Bộ đầy nắng và gió như máu mủ ruột già trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, nhà báo chiến trường Nguyễn Tiến Sỹ đã chia sẻ cho chúng tôi về những kỉ niệm, cảm xúc nghẹn ngào và cũng không ít nước mắt về hổi ức hơn 38 năm về trước. 

Nghề chợt đến như một cơ duyên 

Được biết trước khi nhập ngũ, bác đã học ngành sư phạm. Vậy đâu là lí do mà sau đó bác lại chọn quay phim chiến trường là công việc chính khi khoác lên mình chiếc áo lính?  

Lúc bấy giờ thực ra tôi cũng không am hiểu cái nghề quay phim này lắm. Nhưng cảm thấy được cầm máy ảnh đi chụp ảnh, nhất là ở chiến trường thì thích vô cùng. 

Thời bấy giờ, có máy ảnh của Đức, đồng hồ của Tiệp đeo ở trên xe đạp là thấy oai lắm rồi, chứ không phải như bây giờ máy móc hiện đại cứ bỏ trong túi kín mà đi đâu.

3a540fe0b_1.jpg

Mà tôi cũng may mắn lắm. Bởi đây là do Trung ương tuyển xuyến, con em nông dân phải trong sạch, đủ sức khỏe và trình độ văn hóa mới được dự tuyển lớp quay phim đấy.

Cái nghề nó đến với mình rất là tự nhiên như thế thôi

Niềm đam mê đánh tan mưa bom bão đạn

Khi được giao nhiệm vụ vào hẳn trong chiến trường, quay những thước phim tư liệu thật, đối mặt với mưa bom bão đạn, bác cảm thấy thế nào? 

Lúc mà địch chỉ còn cách mình không xa mà trinh sát cứ báo về là cũng hồi hộp lắm, sợ lắm. Nhưng khi một tiếng súng nổ là tan biến hết. Lúc tôi đi gần vào đến nơi có địch để đánh mà chưa có lệnh phát hỏa là cũng thấy run, cũng sợ, cũng nhớ đến vợ con ở nhà. Nhưng khi tiếng súng nổ hay hiệu lệnh phát ra rồi là coi như tan biến hết, không còn nhớ gì nữa. Mà lúc bấy giờ con người mình theo tự nhiên bản năng làm việc, còn đâu mà sợ. 

Bác bị thương trong hoàn cảnh nào?

Khoảng tháng 3, tháng 4 năm 1973, Tôi bị thương trong một trận đánh càn bên bờ kênh xã Cái Sơn, huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho.

Trong khi tôi đang quay phim, khi ấy mùi thuốc súng hai bên làm mình “say đòn” lắm, hăng lắm, chẳng có chẳng có ý niệm gì về gia đình hay mưa đạn vẫy vùng xung quanh. 

Thế sau đó tôi cảm thấy có cái gì chạm nhẹ vào cánh tay, rồi thấy ướt ướt áo, hóa ra là chảy máu rồi. Tôi ngồi xuống, với tay ra sau lưng lấy hai cuộn băng để băng bó nhưng không thể được. Hai tay đều bị thương, tay trái bị bắn ở cánh tay, tay phải bị thương ở bả vai và thật may đồng đội đã tiêm thuốc cầm máu. 

Mà lúc ấy khi mà cơ thể chảy ra quá nhiều máu, khát nước ở là khát nước, khát nước đến cháy cổ cháy họng nhưng không được uống nước, vì đồng đội cảnh báo là sẽ chết. Lúc ấy muốn thà chết còn hơn là không được uống nước, khát kinh khủng đến thế cơ mà. 

Thấy thế anh bác sĩ cũng thương, cho tôi 2 thìa nước nhỏ. Vậy mà tôi không cảm giác có nước, nó cháy cổ cháy miệng đến như vậy cơ mà. 

Đến tối, tôi được đưa xuống xuồng đuôi tôm, chạy đến bệnh xá. Cơ mà khi tôi tỉnh thì tôi mới nhận ra, bên trong bệnh xá nơi tôi nằm thì có một cái bàn thờ, bên nài cũng có chuồng lợn, cũng có dàn hành, dây phơi quần áo như một căn nhà bình thường. Lúc đó tôi mới biết bệnh viện trong vùng  phải nguy trang như nhà dân, thế thì phải nói là những bác sỹ, y tá trong khu vực đó thật vô cùng vất vả. 

3a540fe0b_2.jpg

Lúc mà bác bị thương thì cảm nghĩ của bác như thế nào, nhỡ đâu lúc đấy không thể quay phim được nữa thì sao?

Tôi cũng nghĩ miên man. thứ nhất sau này chắc chắn là nghề quay phim không làm được nữa rồi. Lúc đấy chỉ ước ao là sau này còn được đi chiếc xe đạp, hai nữa là còn làm được nghề. 

Còn việc được trở ra miền Bắc hay không thì chưa dám nghĩ đến, nằm được khoảng 3 tháng thì lành vết thương. Giao liên đưa bác về lại căn cứ miền Đông Nam Bộ, về lại điện ảnh Giải Phóng. Cũng đuợc anh em rất là quý mến. Rồi mình không cầm được máy quay nữa thì ngồi dàn dựng cho vui. Đến năm 1974 thì tôi ra Bắc

Gian khó nghề quay phim trên chiến trường gai góc nguy nan

Quay phim là một nghề hết sức vất vả, quay phim chiến trường lại càng gian khó hơn. Vậy bác có kinh nghiệm gì khi tham gia tác nghiệp trên chiến trường?

Đánh địch thì mỗi trận mỗi đa dạng, nhưng mà chỉ có một cái là khi mình đã đi ra trận, với anh em bộ đội quay phim ấy mà muốn bảo toàn cho sự chiến thắng và máy quay của mình là mình phải bám sát đồng đội, mình phải bám sát quân giặc. 

3a540fe0b_5.jpg

Khi đánh nhau với Mỹ, giữa mình và địch không nên có khoảng cách xa, mà mình cũng phải tiến lên cùng với anh em thì mới sống được.

Cái thứ hai nữa là về vấn đề bảo vệ máy móc. Là người quay phim, vũ khí của bác là máy quay phim, nên cái máy quay phim trên lưng của mình là lúc nào cũng phải giữ gìn. Mình mất máy quay phim cũng như người chiến sĩ mất súng, thế cho nên cũng có những lúc mình phải đặt trong cái thùng đạn để nước không vào được, rồi đặt trong cái đìa nào đấy, cái sình nào đấy giấu máy xong hết giặc thì mình lại trở về moi nó lên rửa ráy thoải mái như là cái phao nước không bao giờ vào, thế rồi phim nhựa máy móc là phải chống ẩm. 

Nghẹn ngào cảm xúc trong ngày lịch sử 30/4

Bác chia sẻ, vì bị thương sau trận đánh càn tại Cái Bè, bác phải trở lại sớm miền Bắc, vì vậy không được trực tiếp chứng kiến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ở Hà Nội cách xa Sài Gòn khi ấy, bác cảm thấy thế nào?

Xôn xao lắm, chờ đợi từng ngày từng phút. Tại vì khi trở lại miền Bắc, tôi vẫn nhớ nhớ ở trong đấy lắm, thương anh em, những người phụ quay sau rồi cũng lại hi sinh mất. Mà số hi sinh nhiều lắm, những người chữa bệnh cho tôi ở dưới My Tho sau bị địch phát hiện ra là chiến đấu giờ không còn. Anh bác sĩ người Hưng Yên mà lúc đó là trung úy bác sĩ phụ trách bệnh xá, sau cũng hi sinh mất. 

3a540fe0b_4.jpg

Bác Nguyễn Tiến Sĩ (trái nài cùng ảnh) trong đoàn quay phim trẻ vượt Trường Sơn

vào chiến trường mùa đông năm 1967

Người Bắc ít lắm, xuống hẳn dưới đấy người Bắc ít lắm. Rồi có mấy chị y sĩ, ngày xưa y sĩ đã to rồi nhé, về rồi làm quân y, xong rồi cũng hi sinh mất. Đến lúc giải phóng miền Bắc mừng lắm. Tuyên bố giải phóng rồi 30 tháng 4 ầm ĩ. Lúc đấy tiếc là tôi đã ở miền bắc đây rồi.

Khi đó các đội quay phim ở hãng phim đi hết, lên đường hết, anh thì vào Quảng Trị, anh thì vào Đà Nẵng, anh thì vào thành phố Hồ CHí Minh. Các đội quay triển khai hết. 

Khi công bố hoàn toàn giải phóng miền Nam chính tôi cũng tuôn trào nước mắt. Tại vì mình đã được chứng kiến, mình đã được biết người nào còn sống, hi vọng là sẽ gặp được những người đã điều trị cho tôi, làm vệ sinh cho tôi khi đi cầu, đi tiểu này, rồi giấu tôi dưới hầm bí mật, băng bó cho tôi… 

Tác rất hi vọng được gặp lại, mà cuối cùng học lại hi sinh. một phần mình phấn khởi, một phần mình cũng buồn, phải rơi nước mắt. Tại vì những người mà cùng đi với mình, có những người đã hi sinh ngay trước họng súng của quân thù, quả cảm như thế. Cón những sự hi sinh rất thầm lặng. có những cơn sốt rét ác tính. Đang nằm trên võng thế này, sang dậy gọi nhau dậy ăn cơm để hành quân đã đi mất rồi

Nhiều lúc bùi ngùi ngẩn ngơ nhớ về chiến trường, thế rồi mình về được, mình có gia đình như thế này, có các con mình đây, hạnh phúc trong tay mình, cuộc sống hòa bình, sung sướng đấy nhưng không khỏi tuôn trào nước mắt. 

Nhớ đồng đội của mình lắm. những người ra đi cùng hành quân với mình bây giờ không còn trở lại, mãi mãi không còn trở lại. bạn bè cùng học vơi nhau, lúc bé cùng mò cua bắt ốc với nhau. Đi học cùng mải mê đá bóng không thuộc bài bị thầy cô giáo rầy la, không còn nữa, buồn ghê lắm!.

Không thể nào quên được! Nó gắn bó với mình như thế, thế nên nhiều lúc tôi không ngủ được, nhớ đồng đội, nhớ đồng bào. Có được cái ngày 30/4 này đổi bằng bao nhiêu xương máu. Nài sự lãnh đạo của Đảng, của bác Hồ là bao nhiêu xương máu xây đắp nên.

Nhà báo chiến trường Nguyễn Tiến Sỹ
- Sinh ngày 4/3/1945, thương binh nặng hạng 1/4
- Hội viên hội Cựu Thanh niên xung phong
- Hội viên hội Cựu chiến binh
- Tại chiến trường, tham gia quay phim chính trong đội quay phim tại Nam Bộ
- Làm việc tại hãng phim tài liệu khoa học Trung ương, về hưu 1998
- Danh hiệu 50 năm tuổi Đảng
- Huân chương vì sự nghiệp điện ảnh Việt Nam của Bộ văn hóa thông tin trao tặng
- Huy chương vì sự nghiệp báo chí Việt Nam của Hội Nhà báo Việt Nam

Khánh Ly - Trí Công

Lớp Báo mạng điện tử K.30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN