TS. Tố Quyên: "Cần kỉ luật học sinh, sinh viên ngồi lên đầu Rùa!"
(Sóng Trẻ) – Bàn luận về hiện tương một số học sinh, sinh viên đứng, ngồi lên đầu Rùa, mộ liệt sĩ... khiến dư luận phẫn nộ, bức xúc, ở bài viết trước Sóng Trẻ đã có cuộc trao đổi dưới góc độ nghiên cứu văn hoá với TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng - Phó khoa văn hoá và phát triển. Trong số này chúng ta tiếp tục lắng nghe quan điểm của TS. Nguyễn Thị Tố Quyên - Phó khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về vấn đề này dưới góc độ nghiên cứu xã hội.
PV: Thời gian qua, có hiện tượng một số bạn trẻ cố tình xâm phạm di tích lịch sử với các biểu hiện như: ngồi lên đầu cụ Rùa ở Văn Miếu, ngồi lên bia mộ liệt sĩ, trèo lên mốc chủ quyền biên giới ở Hà Giang gây bức xúc dư luận xã hội. Tiến sĩ nghĩ như thế nào về vấn đề này?
TS.Nguyễn Thị Tố Quyên: Hành vi như là ngồi lên đầu cụ rùa ở Quốc Tử Giám, mộ liệt sĩ... để chụp ảnh gây nên một phản cảm rất lớn! Tôi cho rằng những hành vi này cần có sự lên án gay gắt của xã hội và có những thông tin chính thức phản ứng lại. Nếu đó là học sinh, sinh viên thì cần có quyết định kỉ luật!
PV: Hành động đứng, ngồi lên đầu cụ Rùa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những hành vi gây nhiều bức xúc nhất. Tiến sĩ nghĩ nguyên nhân do đâu ?
TS.Nguyễn Thị Tố Quyên: Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta. Trên lưng cụ Rùa khắc tấm bia để ghi nhận công đức của các vị tiến sĩ theo truyền thống "tôn sư trọng đạo". Việc người trẻ ngồi lên để chụp ảnh sẽ gây phản cảm rất lớn. Họ đứng, ngồi, chụp ảnh, tung ảnh lên Facebook, có những comment như: "oai thế", "oách thế"... Do người trẻ muốn có hình ảnh đặc biệt, vượt trội một chút nên họ không hề ngần ngại. Sâu xa hơn là do họ đã coi thường, quên di lịch sử, văn hoá dân tộc.
PV: Hành vi này gắn với một thực tế: với một thực tế: một bộ phận không nhỏ giới trẻ không yêu thích, trân trọng các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. Theo Tiến sĩ, điều này tác động như thế nào đến xã hội ?
TS.Nguyễn Thị Tố Quyên: Một quốc gia muốn phát triển được thì phải xuất phát từ nền lịch sử văn hoá. Nếu quên đi lịch sử thì chúng ta sẽ mất hết! Lịch sử Việt Nam là lịch sử của máu và hoa". Ta đã chiến thắng đế quốc Mĩ sừng sỏ, kháng chiến chống Pháp thành công, có thể nói "xương chất thành núi, máu đổ thành sông". Thế mà, chúng ta lại quên đi lịch sử, quên những năm tháng đau thương đã đi qua, tức là chúng ta quên quá khứ. Mà quên quá khứ thì chúng ta cũng không có tương lai, không có một nước Việt Nam độc lập như ngày nay!
PV: Tiến sĩ có thể gợi ý cho chương trình một số giải pháp để hạn chế hiện tượng này?
TS.Nguyễn Thị Tố Quyên: Yếu tố chủ quan là quan trọng nhất! Trong lối sống văn hoá, quá trình xã hội hoá cá nhân là thẩm thấu, tiếp thu văn hoá từ khi sinh ra và lớn lên để hình thành con người xã hội, người trẻ phải làm sao để xã hội thừa nhận mình là người có văn hoá. Họ phải tự ý thức: Bản thân họ sinh ra từ đâu, cha mẹ, gia đình họ có nguồn gốc như thế nào? Không có trường, lớp nào dạy được nếu họ không chịu học!
Bên cạnh đó, các giải pháp từ phía gia đình, nhà trường và thầy cô giáo cũng góp phần quan trọng. Gia đình phải giáo dục con cái thật tốt: cách ứng xử, lối sống, những giá trị của xã hội... Nhà trường, bên cạnh chuyện giáo dục các hành vi, lối sống văn hoá cho thanh niên còn phải giáo dục cả lòng tự tôn dân tộc. Qua các phương pháp giáo dục sinh động, súc tích, hấp dẫn mà thấm sâu lịch sử văn hoá vào mỗi con người!
Chân thành cảm ơn Tiến sĩ đã tham gia trao đổi!
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tố Quyên: "Quên đi quá khứ thì chúng ta cũng không có tương lai, không có một nước Việt Nam độc lập như ngày nay!".
PV: Thời gian qua, có hiện tượng một số bạn trẻ cố tình xâm phạm di tích lịch sử với các biểu hiện như: ngồi lên đầu cụ Rùa ở Văn Miếu, ngồi lên bia mộ liệt sĩ, trèo lên mốc chủ quyền biên giới ở Hà Giang gây bức xúc dư luận xã hội. Tiến sĩ nghĩ như thế nào về vấn đề này?
TS.Nguyễn Thị Tố Quyên: Hành vi như là ngồi lên đầu cụ rùa ở Quốc Tử Giám, mộ liệt sĩ... để chụp ảnh gây nên một phản cảm rất lớn! Tôi cho rằng những hành vi này cần có sự lên án gay gắt của xã hội và có những thông tin chính thức phản ứng lại. Nếu đó là học sinh, sinh viên thì cần có quyết định kỉ luật!
Dư luận từng ném đá kịch liệt nam sinh này vì đứng, ngồi lên đầu Rùa tại Văn Miếu.
PV: Hành động đứng, ngồi lên đầu cụ Rùa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những hành vi gây nhiều bức xúc nhất. Tiến sĩ nghĩ nguyên nhân do đâu ?
TS.Nguyễn Thị Tố Quyên: Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta. Trên lưng cụ Rùa khắc tấm bia để ghi nhận công đức của các vị tiến sĩ theo truyền thống "tôn sư trọng đạo". Việc người trẻ ngồi lên để chụp ảnh sẽ gây phản cảm rất lớn. Họ đứng, ngồi, chụp ảnh, tung ảnh lên Facebook, có những comment như: "oai thế", "oách thế"... Do người trẻ muốn có hình ảnh đặc biệt, vượt trội một chút nên họ không hề ngần ngại. Sâu xa hơn là do họ đã coi thường, quên di lịch sử, văn hoá dân tộc.
PV: Hành vi này gắn với một thực tế: với một thực tế: một bộ phận không nhỏ giới trẻ không yêu thích, trân trọng các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. Theo Tiến sĩ, điều này tác động như thế nào đến xã hội ?
TS.Nguyễn Thị Tố Quyên: Một quốc gia muốn phát triển được thì phải xuất phát từ nền lịch sử văn hoá. Nếu quên đi lịch sử thì chúng ta sẽ mất hết! Lịch sử Việt Nam là lịch sử của máu và hoa". Ta đã chiến thắng đế quốc Mĩ sừng sỏ, kháng chiến chống Pháp thành công, có thể nói "xương chất thành núi, máu đổ thành sông". Thế mà, chúng ta lại quên đi lịch sử, quên những năm tháng đau thương đã đi qua, tức là chúng ta quên quá khứ. Mà quên quá khứ thì chúng ta cũng không có tương lai, không có một nước Việt Nam độc lập như ngày nay!
PV: Tiến sĩ có thể gợi ý cho chương trình một số giải pháp để hạn chế hiện tượng này?
TS.Nguyễn Thị Tố Quyên: Yếu tố chủ quan là quan trọng nhất! Trong lối sống văn hoá, quá trình xã hội hoá cá nhân là thẩm thấu, tiếp thu văn hoá từ khi sinh ra và lớn lên để hình thành con người xã hội, người trẻ phải làm sao để xã hội thừa nhận mình là người có văn hoá. Họ phải tự ý thức: Bản thân họ sinh ra từ đâu, cha mẹ, gia đình họ có nguồn gốc như thế nào? Không có trường, lớp nào dạy được nếu họ không chịu học!
Bên cạnh đó, các giải pháp từ phía gia đình, nhà trường và thầy cô giáo cũng góp phần quan trọng. Gia đình phải giáo dục con cái thật tốt: cách ứng xử, lối sống, những giá trị của xã hội... Nhà trường, bên cạnh chuyện giáo dục các hành vi, lối sống văn hoá cho thanh niên còn phải giáo dục cả lòng tự tôn dân tộc. Qua các phương pháp giáo dục sinh động, súc tích, hấp dẫn mà thấm sâu lịch sử văn hoá vào mỗi con người!
Chân thành cảm ơn Tiến sĩ đã tham gia trao đổi!
Ngọc Bích - Nguyễn Dung
PV Sóng Trẻ.
PV Sóng Trẻ.
Cùng chuyên mục
Bình luận