Nhà thư pháp Như Phách: “Đến với thư pháp thì phải có lòng…”
Sóng trẻ- Gặp gỡ và trò chuyện cùng nhà thư pháp Như Phách để biết rõ hơn về nghệ thuật thư pháp, quá trình rèn luyện thư pháp và tâm tính con người.
Thưa bác Như Phách, bác dến với thư pháp như thế nào ạ?
Thực ra, bác đã học viết thư pháp từ bé. Con đường đến với thư pháp của bác cũng không có cách trở nhiều. Vì trong gia đình bác thì từ đời ông, đời bố lúc trước đều là nhà nho, thầy đồ, chính vì thế việc học chữ Hán, viết thư pháp trở nên rất quen thuộc, đi vào tâm thức của bác ngay từ lúc còn nhỏ.
Thưa bác Như Phách, bác dến với thư pháp như thế nào ạ?
Thực ra, bác đã học viết thư pháp từ bé. Con đường đến với thư pháp của bác cũng không có cách trở nhiều. Vì trong gia đình bác thì từ đời ông, đời bố lúc trước đều là nhà nho, thầy đồ, chính vì thế việc học chữ Hán, viết thư pháp trở nên rất quen thuộc, đi vào tâm thức của bác ngay từ lúc còn nhỏ.
Việc học viết thư pháp có gì khó khăn không ạ?
Không việc gì là dễ dàng cả, tất nhiện việc học thư pháp cũng vậy. Tuy nhiên, đến với thư pháp thì phải có lòng, có tâm; phải như thế thì dù gặp khó khăn gì cũng có thể vượt qua được. Đặc biệt là việc học thư pháp, mọi người có thể viết thư pháp tiếng Hán, tiếng nôm, cũng có thể viết chữ quốc ngữ thành thư pháp. Nhưng viết gì thì viết, đối với thư pháp thì phải tĩnh tâm. “Nét chữ nết người” mà, nhiều người viết thư pháp là để tìm được sự yên lặng trong tâm hồn mình. Không ít người sau những bộn bề, lo toan cuộc sống đều ngồi lại tĩnh tâm, viết thư pháp để thả lỏng cơ thể. Viết thư pháp cũng là cả quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ, đồng thời đó cũng là quá trình rèn luyện bản thân mình.
Khi đam mê thư pháp, viết thư pháp, người ta không để ý đến bất kì thứ gì xung quanh nữa. Người viết chỉ để tâm đến duy nhất là phải viết làm sao cho thể hiện được tâm lĩnh của chính mình. Viết thư pháp là phải rèn luyện cả đôi tay, cả trí óc. Để trở thành một nghệ nhân thư pháp thực sự không khó nhưng cũng không hề dễ dàng.
Bác tham gia CLB UNESCO thư pháp Việt Nam lâu chưa ạ?
Bác tham gia CLB UNESCO thư pháp Việt Nam được 15 năm rồi, từ khi CLB thành lập đến nay. Bác cũng đã có không ít kỉ niệm vui buồn gắn liền với CLB. Thủa ban đầu mới thành lập thì thành viên của CLB vẫn còn rất ít, chỉ một vài cụ có cùng sở thích và ham mê thư pháp; mãi về sau có thêm rất nhiều bạn trẻ, thanh niên có niềm đam mê thư pháp cùng đã tham gia. Hiện nay cũng có rất nhiều lớp học giảng về thư pháp. Nhiều bạn viết đẹp lắm (cười).
Bác có thể chia sẻ một kỉ niệm của bác về thư pháp không ạ?
Bác thấy vui nhất là khi cứ đến dịp xuân về lại có rất nhiều người đi xin chữ để cầu phúc, cầu lộc. Vì nhiều người vẫn còn giữ được nét truyền thống đầu năm xin chữ thầy đồ.
Bác có lời nào dành cho thế hệ trẻ bây giờ về việc bảo tồn và lưu giữ văn hóa viết thư pháp không ạ?
Đến với thư pháp thì không thể có sự ép buộc. Nếu những ai yêu thích và đam mê thì CLB thư pháp luôn rộng mở chào đón. Viết thư pháp vừa là thú vui, vừa có thể bảo tồn được vốn có của đất nước. Hiện nay, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông,… đều đang phát triển và bảo tồn việc viết thư pháp rất tốt. Thật mong là trong tương lai, nhà nước và cả thế hệ trẻ đều biết và bảo tồn được nghệ thuật viết thư pháp này.
Cảm ơn bác đã trả lời phỏng vấn!
Không việc gì là dễ dàng cả, tất nhiện việc học thư pháp cũng vậy. Tuy nhiên, đến với thư pháp thì phải có lòng, có tâm; phải như thế thì dù gặp khó khăn gì cũng có thể vượt qua được. Đặc biệt là việc học thư pháp, mọi người có thể viết thư pháp tiếng Hán, tiếng nôm, cũng có thể viết chữ quốc ngữ thành thư pháp. Nhưng viết gì thì viết, đối với thư pháp thì phải tĩnh tâm. “Nét chữ nết người” mà, nhiều người viết thư pháp là để tìm được sự yên lặng trong tâm hồn mình. Không ít người sau những bộn bề, lo toan cuộc sống đều ngồi lại tĩnh tâm, viết thư pháp để thả lỏng cơ thể. Viết thư pháp cũng là cả quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ, đồng thời đó cũng là quá trình rèn luyện bản thân mình.
Khi đam mê thư pháp, viết thư pháp, người ta không để ý đến bất kì thứ gì xung quanh nữa. Người viết chỉ để tâm đến duy nhất là phải viết làm sao cho thể hiện được tâm lĩnh của chính mình. Viết thư pháp là phải rèn luyện cả đôi tay, cả trí óc. Để trở thành một nghệ nhân thư pháp thực sự không khó nhưng cũng không hề dễ dàng.
Nhà thư pháp Như Phách tại sự kiện biểu diễn và giao lưu nghệ thuật "Sức mạnh thư pháp"
Bác tham gia CLB UNESCO thư pháp Việt Nam lâu chưa ạ?
Bác tham gia CLB UNESCO thư pháp Việt Nam được 15 năm rồi, từ khi CLB thành lập đến nay. Bác cũng đã có không ít kỉ niệm vui buồn gắn liền với CLB. Thủa ban đầu mới thành lập thì thành viên của CLB vẫn còn rất ít, chỉ một vài cụ có cùng sở thích và ham mê thư pháp; mãi về sau có thêm rất nhiều bạn trẻ, thanh niên có niềm đam mê thư pháp cùng đã tham gia. Hiện nay cũng có rất nhiều lớp học giảng về thư pháp. Nhiều bạn viết đẹp lắm (cười).
Bác có thể chia sẻ một kỉ niệm của bác về thư pháp không ạ?
Bác thấy vui nhất là khi cứ đến dịp xuân về lại có rất nhiều người đi xin chữ để cầu phúc, cầu lộc. Vì nhiều người vẫn còn giữ được nét truyền thống đầu năm xin chữ thầy đồ.
Bác có lời nào dành cho thế hệ trẻ bây giờ về việc bảo tồn và lưu giữ văn hóa viết thư pháp không ạ?
Đến với thư pháp thì không thể có sự ép buộc. Nếu những ai yêu thích và đam mê thì CLB thư pháp luôn rộng mở chào đón. Viết thư pháp vừa là thú vui, vừa có thể bảo tồn được vốn có của đất nước. Hiện nay, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông,… đều đang phát triển và bảo tồn việc viết thư pháp rất tốt. Thật mong là trong tương lai, nhà nước và cả thế hệ trẻ đều biết và bảo tồn được nghệ thuật viết thư pháp này.
Cảm ơn bác đã trả lời phỏng vấn!
Lương Chi- Báo mạng K31
Cùng chuyên mục
Bình luận