Những người tị nạn Venezuela trở về nhà giữa đại dịch COVID-19

(Sóng trẻ) - Những người Venezuela từng rời khỏi quê hương và đến nước láng giềng Colombia giờ đang quay trở lại đất nước của họ.

Khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, Colombia đóng cửa các chuyến bay, biên giới và nền kinh tế, một số người di cư Venezuela nói rằng họ không có nhiều sự lựa chọn nài việc trở về nhà – nơi mà họ có thể phải đối mặt với nền kinh tế bị tàn phá tồi tệ hơn và cơ sở hạ tầng y tế thấp.

Virus chết này đã giết chết 46 người và lây nhiễm 1.579 người ở Colombia - nơi được kiểm dịch toàn quốc dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 26 tháng 4.

"Chúng tôi muốn những ngày kiểm dịch toàn quốc này sẽ thay đổi cuộc sống của chúng tôi và bảo vệ mọi người "Tổng thống Colombia - Iván Duque nói khi ông tuyên bố cách ly xã hội. “Những cư dân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đất nước sẽ nhận được sự hỗ trợ của nhà nước”.

Nhưng nhiều người trong số 1,6 triệu người Venezuela ở Colombia không thể nhận được sự giúp đỡ. Theo Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc, gần 60% người Venezuela ở Colombia không đăng ký với chính phủ và do đó họ  không thể nhận trợ cấp xã hội. Những người không có việc làm ổn định thấy thu nhập duy nhất của họ đã cạn kiệt, và một số người tuyệt vọng đến mức họ chỉ nhặt được ít đồ đạc và bắt đầu chuyến đi bộ dài đầy gian nan.

ad718c0d0_20040620262601venezuelamigrants0405super169.jpg

Người di cư Venezuela đeo mặt nạ bảo vệ trong khi ngồi trên xe buýt sẽ đưa họ trở lại Venezuela, ở Bota, Colombia, vào Chủ nhật, ngày 5 tháng 4 năm 2020

Yormedis Quevedo, 21 tuổi, đang làm việc tại một quán cà phê ở thủ đô Botá của Colombia trong khoảng ba tháng trước khi virus tìm đường vào nước này. Sau đó việc kinh doanh của quán bị đình trệ do ảnh hưởng của virus, cô phải nghỉ việc.

Một tuần trước, cô và đứa con trai 2 tuổi sống trong phòng khách sạn. Bây giờ, họ lang thang trên đường phố. Trò chuyện với CNN qua điện thoại, Quevedo cho biết cô đang tranh luận về việc trở lại Caracas- ngôi nhà mà cô đã rời đi hơn một năm trước. "Tôi đang suy nghĩ về việc trở lại Venezuela, nhưng tôi không có tiền để trở về", cô nói.

"Tôi không thể đi bộ đến đó vì còn con trai tôi và đường phố ở Botá rất khó đi lại, hơn nữa tôi cũng không có nơi nào để đi."

"Tôi đã bán túi. Tôi cũng làm việc giao hàng  cho các nhà hàng sau khi có người giới thiệu, nhưng  khi đại dịch xảy ra, mọi thứ không còn như trước nữa", Paul Regales nói.
 
Theo một thông báo từ cơ quan di cư của Colombia, gần 600 người Venezuela đã trở về đất nước của họ thông qua cây cầu quốc tế Simón Bolívar ở thành phố biên giới Cúcuta. Hơn 20 xe buýt chở trẻ em, phụ nữ và nam giới đến biên giới chở "người nước nài", họ tự nguyện rời Venezuela. Và sức khỏe của họ đã được kiểm tra trước khi họ vượt qua biên giới.

ad718c0d0_2700x366.png

Nhiều người di cư Venezuela đến biên giới

Nhưng Venezuela có thể là một nơi nguy hiểm hơn nữa. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước trong tình trạng quá tải và nền kinh tế liên tục đi xuống, các bác sĩ địa phương lo ngại Venezuela sẽ bị virus tấn công mạnh. Thiếu nước, thực phẩm, điện và vật tư y tế, cùng với lạm phát tăng vọt và các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã khiến nước này hầu như không có sự chuẩn bị nào trong tình huống đại dịch bùng phát mạnh. Ngày 6/4, Bộ trưởng Truyền thông của Venezuela-  ông Jorge Rodriguez đã công bố 165 trường hợp nhiễm COVID-19 và 7 trường hợp tử vong cho đến nay trên đài truyền hình của nhà nước.

Tổng thống Colombia- Duque kêu gọi sự đoàn kết giữa các quốc gia láng giềng. "Colombia không thể rơi vào tình trạng bài nại hay kỳ thị người di cư Venezuela", ông nói trên Facebook, kêu gọi nước này không quay lưng lại với những người là nạn nhân của một cuộc khủng hoảng chính trị, và giờ là nạn nhân của đại dịch.

Bất chấp những thách thức gây ra bởi sự lây lan của virus, Duque hứa sẽ tiếp tục với các chương trình hỗ trợ đã có sẵn để giúp đỡ người di cư. Nhưng đại dịch đã mang tàn phá kinh tế địa phương, liên bang và đất nước nặng nề, đất nước cũng cần sự giúp đỡ từ công dân Colombia.

"Chúng tôi không thể trợ cấp tiền thuê nhà cho họ. Chúng tôi không thể trợ cấp cho người Colombia, chứ đừng nói đến người Venezuela. Tôi rất tiếc vì chúng tôi không đủ khả năng, chúng tôi đã trả tiền cho thực phẩm, sinh đẻ, nhà trẻ, trường học, và cung cấp việc làm, "thị trưởng của Botá- bà Claudia López nói.

"Tôi rất xin lỗi vì điều duy nhất chúng tôi không thể chi trả là tiền thuê nhà", cô nói và yêu cầu chính phủ liên bang cung cấp thêm tiền.

Edyd Briceño, 29 tuổi, đến từ Venezuela đã chia sẻ với CNN qua điện thoại rằng kể từ khi virus xâm nhập, không có công việc khiến cuộc sống vốn đã khó khăn của anh thậm chí còn khó khăn hơn.

Trong nhiều tháng, anh ta sống sót sau khi tái chế các mặt hàng và bán "tinto"- cà phê đen trên đường phố Botá. Hôm nay, anh thấy mình bên cạnh Queveda và những người khác, họ ngủ trên đường phố, tranh luận khi nào thì anh nên trở về nơi anh từng gọi là nhà.

Anh ấy đã không thể liên lạc với gia đình của mình ở Venezuela, nhưng anh ấy hy vọng tìm ra cách để di chuyển bằng xe buýt thay vì hành trình đi bộ. "Tôi ước mọi thứ khác đi, hi vọng cuộc sống tốt đẹp hơn", anh nói với giọng tuyệt vọng. "Nhưng khi đại dịch xảy ra, tôi chẳng còn gì cả."
Hoa Lệ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN