Ngôn ngữ báo phát thanh

(Sóng trẻ) - Trong báo phát thanh, ngôn ngữ có một số lưu ý sau:

b29cbf409_pt.jpg

Từ ngữ rõ ràng, chính xác

Đây là ưu tiên bậc nhất trong việc sử dụng từ ngữ phát thanh. Công chúng phát thanh tiếp nhận thông tin qua thính giác nên từ ngữ sử dụng trước hết phải đơn nghĩa (mang một nghĩa). Tiếp đó, cần dùng từ chính xác: đúng nghĩa từ điển, tránh dùng sai hay mơ hồ về nghĩa. Tính đúng đắn khi sử dụng ngôn ngữ phát thanh còn thể hiện ở việc tuân thủ: chuẩn mực ngôn ngữ tiếng Việt, quy tắc phát âm, sử dụng câu chủ động theo thứ tự trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ. 

Từ ngữ hàm súc, cô đọng 

Yêu cầu này cũng rất quan trọng trong việc sử dụng từ ngữ phát thanh hiện nay. Từ ngữ phát thanh cần ngắn gọn nhưng vẫn diễn đạt đủ ý, không nên dùng các từ ngữ dài dòng, phức tạp. Để sử dụng từ cô đọng, phát thanh viên có thể dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao; trong các chương trình chuyên đề nên sử dụng các thuật ngữ khoa học, từ Hán Việt đơn giản và có chừng mực.

Từ ngữ sinh động, hấp dẫn

Phát thanh không được minh họa bằng hình ảnh mà chủ yếu thể hiện qua lời nói. Muốn lời nói đi sâu vào tình cảm thính giả thì trước hết từ ngữ phải hấp dẫn. Ngôn từ cần trong sáng, được chọn lọc, gọt giũa đồng thời nên dùng các từ tượng thanh, tượng hình giàu sức gợi, sức tả để gây ấn tượng với thính giả. Trong các chương trình ứng khẩu, ngôn từ mang tính khẩu ngữ cần được sử dụng đơn giản.

Từ ngữ dễ hiểu, dễ nghe và dễ nhớ

Đối tượng của báo phát thanh là hầu hết tầng lớp trong xã hội từ người già đến trẻ em, vì vậy, đây là một yêu cầu rất quan trọng trong vấn đề sử dụng ngôn từ. Nên dùng các từ ngữ mang tính phổ thông, đại chúng gần gũi với đời thường nhưng vẫn thể hiện được tính chất báo chí. Tránh lạm dụng thuật ngữ, tiếng nước nài, tiếng lóng địa phương không thông dụng và lạm dụng các con số. Tùy từng văn cảnh mà phát thanh viên sử dụng các yếu tố để thính giả có thể nhanh nắm bắt được thông tin.

Từ ngữ thân mật, mang phong cách nói

Từ ngữ phát thanh cần  giống như một người nói với một người, như thế thính giả dễ tiếp nhận. Nhà báo nên dùng từ ngữ giản dị, cụ thể phù hợp với phong cách giao tiếp hàng ngày nhưng không quá thô kệch. 

Sử dụng các động từ mạnh 

Động từ là loại từ chính yếu trong văn nói. Chính động từ gợi nên diễn biến, tốc độ của sự kiện, vì thế người làm phát thanh luôn phải suy nghĩ, tìm tòi để sử dụng động từ phù hợp. 

Một số lưu ý khác:

Trong văn nói chúng ta cố gắng tránh dùng thể phủ định vì người nghe dễ hiểu lầm. Cách tốt nhất là biến từ thể phủ định sang thể khẳng định. Bên cạnh đó, các câu đơn, không chứa nhiều mệnh đề phức tạp cũng được dùng phổ biến. Các con số trong những trường hợp không cần chính xác tuyệt đối thì nên làm tròn để thính giả dễ nhớ hơn.

Để làm được những điều trên đòi hòi người viết cho phát thanh phải thường xuyên học hỏi, trau dồi về vốn từ vựng góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm phát thanh của mình.

Trịnh Thị Quỳnh Trang
Phát thanh K.31


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN