"Nỗi niềm" phỏng vấ
(Sóng Trẻ) - Dù loại hình báo nào cũng vậy, cần phải có người thực, việc thực để minh chứng cho tính khách quan, chân thật của tác phẩm báo chí. Vì thế, phỏng vấn là một khâu quan trọng trong việc hoàn thành một tác phẩm báo chí. Tưởng chỉ cần hỏi - trả lời, ai ngờ phỏng vấn lại là nỗi khổ chung của các sinh viên Báo chí
“Mình ngại lắm!”
Đó là câu nói quen thuộc mà các bạn sinh viên thường được nghe khi đi phỏng vấn những người xung quanh. Câu nói tưởng chừng như đơn giản mà làm nảy sinh bao nhiêu vấn đề. Các bạn trẻ, cũng giống như việc “ngại” lên bảng phát biểu, ngại trình bày quan điểm cá nhân của mình, ngại phải chịu trách nhiệm những gì mình nói, ngại phải nói trước một cái ống kính máy quay, … Câu trả lời nghiễm nhiên trở nên tương đương với câu “mình sợ lắm!”, thậm chí “mình hèn lắm!”. Để lý giải cái sự “ngại” của họ có rất nhiều lý do, một trong số đó như bạn Ngọc - sinh viên năm ba Học viên Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Nhiều lúc đi mệt quá, ai cũng “ngại” trả lời, mình chỉ đành cười trừ mà lê bước đi tìm người khác. May gặp người trả lời thì không sao, chứ lại “ngại” nữa thì muốn bỏ làm bài tập quá!”. Bởi vì “ngại” đồng nghĩa với việc không trả lời câu hỏi.
“vâng”, “không”, “có”… (!?)
“Gặp người từ chối ngay còn đỡ, đằng này, đồng ý trả lời, vậy mà mình hỏi câu 1 thì “vâng”, câu 2 “cũng bình thường ạ”, câu 3 thì “ không ạ”. Gặp người như thế, mình cảm ơn rồi kết thúc nhanh cho đỡ mất thời gian.” – bạn Tân nói.
Cách trả lời này cũng là một triệu chứng của “ngại” nhưng đã có nhiều chuyển biến mang mặt tích cực hơn. Tích cực ở chỗ, họ đã đồng ý để cho phỏng vấn, để cho quay hình,… Vì một lý do nào đó họ đồng ý, nhưng chắc chắn không phải là thương sinh viên làm bài vất vả. Bởi lẽ, trả lời như thế cũng bằng không. Cái mà sinh viên cần là quan điểm cá nhân, là chính kiến của người trả lời, và phải được diễn đạt ra bằng lời, chứ không phải “có” và “không”.
Và hẹn … rồi lại hẹn …
Phóng sự của bạn cần ý kiến của một nhân vật có tên tuổi. Và bạn là sinh viên. Bạn điện thoại, nhờ nhân vật đó giúp đỡ trả lời phỏng vấn, họ hẹn bạn 11h ngày mai. 10h ngày hôm sau, họ nói bận rồi, tuần sau nhé, tuần sau thì họ đang đi công tác mất rồi, khi khác nhé! Và thế là đi đời luôn cái bài tập vì đến hạn nộp.
Câu chuyện trên không phải là hiếm xảy ra. Một số “nhân vật có tên tuổi” đó hoặc là bận thật sự, hoặc là thấy bài tập báo chí không được công bố rộng rãi ra công chúng nên từ chối. Từ chối thì cũng không sao, nhưng vấn đề ở chỗ nhân vật không từ chối , mà cứ hẹn lần hẹn lữa, khiến bạn sinh viên thì “sốt ruột”, bài tập cứ bị đứng lại, cũng không dám yêu cầu người khác giúp đỡ vì sợ nhân vật đó trả lời phỏng vấn.
Kết
1001 nỗi khổ khi đi phỏng vấn làm bài tập, các bạn sinh viên báo “kêu trời”. Tuy nhiên, các bạn có thể sẽ “phải” gặp những người không sẵn sàng trong tất cả những năm tháng làm báo sau này nữa, nhưng chẳng có gì là không thể đối với tinh thần “báo chí mãnh liệt”, với một nhà báo tương lai. Chỉ cần cố gắng, học cách nói “xin cảm ơn”, và nhất là kiên trì thêm “nhiều chút” thì nhất định mọi cuộc phỏng vấn của bạn sẽ thành công.
Nghiêm Quế Anh
Truyền hình 28A2
Cùng chuyên mục
Bình luận